Bản tin Biển Đông . Cập nhật ngày 29 tháng 5 năm 2020.
Tình hình nổi bật
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt trong cuộc họp báo ngày 28/5, nêu rõ “Hoạt động của các bên ở hai quần đảo này cũng như ở các khu vực mà Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế”. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, tàu nạo vét cát của Trung Quốc lên đến chục, thậm chí hàng trăm tàu, nạo vét khoảng 100000 tấn cát mỗi ngày. Hoạt động này đã diễn ra trong vài năm. Lượng cát được nạo vét được cho là nhằm mục đích cải tạo, mở rộng đất.
Tàu khu trục tên lửa USS Mustin ngày 28/5 tiến hành FONOP ở Hoàng Sa. Người phát ngôn của Hạm đội 7, trung úy Anthony Junco, cho biết “Tàu Mustin tiến vào khu vực 12 hải lý của Đảo Phú Lâm (Woody Island) và Đá Tháp (Pyramid Rock). Thông qua hoạt động này, Mỹ chứng tỏ các vùng biển này nằm ngoài khu vực Trung Quốc có thể yêu sách lãnh hải hợp pháp.
Ngoại trưởng Mỹ, Anh, Canada và Úc ngày 28/5 ra tuyên bố chung “bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông”. Theo tuyên bố, quyết định của Trung Quốc mâu thuẫn trực tiếp với các nghĩa vụ quốc tế của nước này theo Tuyên bố chung Trung – Anh đã được ký với LHQ.
Drake Long, phóng viên báo RFA, ngày 28/5 dẫn nguồn tin cho biết Trung Quốc gần hoàn thành quá trình đóng con tàu tìm kiếm cứu nạn lớn nhất của nước này. Tàu dự kiến dài 137m, rộng 27m và cao 11m, lớn hơn đáng kể so với tàu tìm kiếm cứu nạn lớn nhất mà nước này đang sở hữu dài 110m, rộng 17m và cao 8m. Trung Quốc hiện đang vận hành 2 trung tâm tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông, trụ sở tại Đá Chữ Thập và Đảo Phú Lâm.
Góc nhìn Quốc tế
+ Trung Quốc:
Trương Quân Xã (Viện nghiên cứu Hải quân) ngày 28/5 cho rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông ổn định, việc Mỹ trong thời gian gần dây không ngừng điều tàu chiến vào Biển Đông để diễn tập và có nhiều hành động quân sự để “khoe cơ bắp” khác đã cho thấy Mỹ là kẻ phá hoại và làm phức tạp hơn đối với sự hòa bình ổn định của khu vực. Ngoài ra, Mỹ tiến hành những hành động khoe cơ bắp và khiêu khích là biểu hiện của tâm lý yếu đuối của nước này.
+ Đông Nam Á:
Chuyên gia về Đông Nam Á Charles Dunst và Shahn Savino trên trang Lowyinstitute ngày 27/5 phân tích và nhận định rằng các "dự án" của TQ ở Koh Rong CPC sẽ trở thành tiền đồn nằm trong Chiến lược trong chuỗi ngọc trai của TQ. Tiền đồn này giúp TQ đảm bảo một số mục tiêu: (i) bảo vệ tuyến đường vận tải trên biển; (ii) khai thác dầu khí ở vịnh Thái Lan; (iii) bảo vệ yêu sách bành trướng của ở Biển Đông; (iv) ngăn chặn sự tiếp cận của Mỹ vào khu vực.
+ Châu Âu - Mỹ:
Học giả Greg Poling, CSIS, Mỹ, ngày 28/5 bình luận về việc Indonesia trích dẫn Phán quyết năm 2016 trong công hàm gửi LHQ nhằm phản đối công thư của Trung Quốc. Học giả nhận định hành động của Indonesia là một “bước đi quan trọng”, bởi “chưa có quốc gia nào ngoài Philippines thể hiện sự ủng hộ rõ ràng” đối với Phán quyết.
TNS. Jim Inhofe và Jack Reed (Mỹ), ngày 28/5 nhận định Mỹ cần duy trì cán cân quân sự có lợi tại khu vực để duy trì an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ tại Châu Á. Bên cạnh đó, nhiều đồng minh và đối tác tại khu vực cũng đang trông chờ vào sự can dự mạnh mẽ hơn của Mỹ. Trên cơ sở đó, hai TNS đề xuất Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương cho ngân sách quốc phòng năm 2021 với các mục tiêu chính: (i) tăng cường tính minh bạch của việc sử dụng ngân sách và khả năng giám sát của Quốc hội; (ii) tập trung đầu tư vào những năng lực trọng yếu mà quân đội Mỹ đang chưa đáp ứng được yêu cầu; (iii) trấn an các đồng minh và đối tác về cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; và (iv) ngăn cản sự hung hăng của Trung Quốc qua việc tăng cường khả năng răn đe của Mỹ.
Tom Rogan, nhà bình luận của tờ Washington Examiner, ngày 27/5 cho rằng, Trump nên đứng về phía Ấn Độ thay vì làm trung gian hòa giải, bởi giống như Biển Đông, leo thang căng thẳng biên giới là chiến lược của Trung Quốc. Chiến lược này còn được gọi là “nguyên tắc đế quốc”, nghĩa là mọi thứ gần Trung Quốc sẽ thuộc về Trung Quốc, cho dù đó là những khu vực vốn thuộc vùng quốc tế hay chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.
Nguồn : http://nghiencuubiendong.vn/
Bản tin Biển Đông . Cập nhật ngày 29 tháng 5 năm 2020. |
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt trong cuộc họp báo ngày 28/5, nêu rõ “Hoạt động của các bên ở hai quần đảo này cũng như ở các khu vực mà Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế”. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, tàu nạo vét cát của Trung Quốc lên đến chục, thậm chí hàng trăm tàu, nạo vét khoảng 100000 tấn cát mỗi ngày. Hoạt động này đã diễn ra trong vài năm. Lượng cát được nạo vét được cho là nhằm mục đích cải tạo, mở rộng đất.
Tàu khu trục tên lửa USS Mustin ngày 28/5 tiến hành FONOP ở Hoàng Sa. Người phát ngôn của Hạm đội 7, trung úy Anthony Junco, cho biết “Tàu Mustin tiến vào khu vực 12 hải lý của Đảo Phú Lâm (Woody Island) và Đá Tháp (Pyramid Rock). Thông qua hoạt động này, Mỹ chứng tỏ các vùng biển này nằm ngoài khu vực Trung Quốc có thể yêu sách lãnh hải hợp pháp.
Ngoại trưởng Mỹ, Anh, Canada và Úc ngày 28/5 ra tuyên bố chung “bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đại lục quyết định áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông”. Theo tuyên bố, quyết định của Trung Quốc mâu thuẫn trực tiếp với các nghĩa vụ quốc tế của nước này theo Tuyên bố chung Trung – Anh đã được ký với LHQ.
Drake Long, phóng viên báo RFA, ngày 28/5 dẫn nguồn tin cho biết Trung Quốc gần hoàn thành quá trình đóng con tàu tìm kiếm cứu nạn lớn nhất của nước này. Tàu dự kiến dài 137m, rộng 27m và cao 11m, lớn hơn đáng kể so với tàu tìm kiếm cứu nạn lớn nhất mà nước này đang sở hữu dài 110m, rộng 17m và cao 8m. Trung Quốc hiện đang vận hành 2 trung tâm tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông, trụ sở tại Đá Chữ Thập và Đảo Phú Lâm.
Góc nhìn Quốc tế
+ Trung Quốc:
Trương Quân Xã (Viện nghiên cứu Hải quân) ngày 28/5 cho rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông ổn định, việc Mỹ trong thời gian gần dây không ngừng điều tàu chiến vào Biển Đông để diễn tập và có nhiều hành động quân sự để “khoe cơ bắp” khác đã cho thấy Mỹ là kẻ phá hoại và làm phức tạp hơn đối với sự hòa bình ổn định của khu vực. Ngoài ra, Mỹ tiến hành những hành động khoe cơ bắp và khiêu khích là biểu hiện của tâm lý yếu đuối của nước này.
+ Đông Nam Á:
Chuyên gia về Đông Nam Á Charles Dunst và Shahn Savino trên trang Lowyinstitute ngày 27/5 phân tích và nhận định rằng các "dự án" của TQ ở Koh Rong CPC sẽ trở thành tiền đồn nằm trong Chiến lược trong chuỗi ngọc trai của TQ. Tiền đồn này giúp TQ đảm bảo một số mục tiêu: (i) bảo vệ tuyến đường vận tải trên biển; (ii) khai thác dầu khí ở vịnh Thái Lan; (iii) bảo vệ yêu sách bành trướng của ở Biển Đông; (iv) ngăn chặn sự tiếp cận của Mỹ vào khu vực.
+ Châu Âu - Mỹ:
Học giả Greg Poling, CSIS, Mỹ, ngày 28/5 bình luận về việc Indonesia trích dẫn Phán quyết năm 2016 trong công hàm gửi LHQ nhằm phản đối công thư của Trung Quốc. Học giả nhận định hành động của Indonesia là một “bước đi quan trọng”, bởi “chưa có quốc gia nào ngoài Philippines thể hiện sự ủng hộ rõ ràng” đối với Phán quyết.
TNS. Jim Inhofe và Jack Reed (Mỹ), ngày 28/5 nhận định Mỹ cần duy trì cán cân quân sự có lợi tại khu vực để duy trì an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ tại Châu Á. Bên cạnh đó, nhiều đồng minh và đối tác tại khu vực cũng đang trông chờ vào sự can dự mạnh mẽ hơn của Mỹ. Trên cơ sở đó, hai TNS đề xuất Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương cho ngân sách quốc phòng năm 2021 với các mục tiêu chính: (i) tăng cường tính minh bạch của việc sử dụng ngân sách và khả năng giám sát của Quốc hội; (ii) tập trung đầu tư vào những năng lực trọng yếu mà quân đội Mỹ đang chưa đáp ứng được yêu cầu; (iii) trấn an các đồng minh và đối tác về cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; và (iv) ngăn cản sự hung hăng của Trung Quốc qua việc tăng cường khả năng răn đe của Mỹ.
Tom Rogan, nhà bình luận của tờ Washington Examiner, ngày 27/5 cho rằng, Trump nên đứng về phía Ấn Độ thay vì làm trung gian hòa giải, bởi giống như Biển Đông, leo thang căng thẳng biên giới là chiến lược của Trung Quốc. Chiến lược này còn được gọi là “nguyên tắc đế quốc”, nghĩa là mọi thứ gần Trung Quốc sẽ thuộc về Trung Quốc, cho dù đó là những khu vực vốn thuộc vùng quốc tế hay chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.
Nguồn : http://nghiencuubiendong.vn/
Không có nhận xét nào