Vào buổi trưa tháng 4, tại
khu vực cao độ của West Capella trong vùng đặc quyền kinh tế của
Malaysia, tàu khoan Petronas đã bị tàu khảo sát Trung Quốc, Hải Dương 8
quấy rối.
Để
thể hiện sức mạnh siêu cường hàng hải, Mỹ đã điều tàu tấn công đổ bộ
USS America cùng tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill
đến Biển Đông, thách thức Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web theo dõi tàu, “Hải Dương 8” đã vào vùng biển gần Malaysia vào ngày 18 tháng Tư. Cảm giác tạo ra một “cuộc xâm lược” từ Trung Quốc vì Hải Dương 8 dẫn dắt một hạm đội theo.
Nhóm tàu Trung Quốc đã tiếp cận West Capella và ý định ngăn cản Malaysia thăm dò và khai thác dầu khí.
Các nhà quan sát nhìn nhận, Mỹ sẽ không đơn độc trong việc hỗ trợ người Malaysia. Tàu chiến Mỹ ở đó để hỗ trợ các quốc gia yêu sách khác trong khu vực. Việt Nam, Philippines, Indonesia, và có lẽ cả Brunei, gần đây đã gặp phải vấn đề với tàu tuần tra hoặc tàu chiến Trung Quốc, và các nhóm tàu đánh cá Trung Quốc được coi là lực lượng dân quân biển Trung Quốc.
Nhưng đối với nhiều người, họ không hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ vì nó đã làm tăng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trong khi một số thành viên của ASEAN muốn người Mỹ hiện diện tại Biển Đông. Hải Dương 8 đi cùng với tàu hải cảnh và tàu đánh cá mà các nhà phân tích cho rằng đây là một phần của lực lượng dân quân biển của Trung Quốc.
Không có nghi ngờ rằng Trung Quốc rất tích cực trong vùng biển mà họ coi là lãnh thổ của mình, bỏ qua luật pháp quốc tế trong khi trốn tránh sự toàn vẹn lãnh thổ của các bên yêu sách khác.
Kể từ khi có phán quyết của tòa trọng tài về Trung Quốc năm 2016, Bắc Kinh đã không ngần ngại trong các hành động của mình ở Biển Đông, tấn công các tàu cá Việt Nam, gây sốc cho người Indonesia, làm dấy lên mối lo ngại của Manila và đánh dấu tàu thăm dò dầu khí Malaysia.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố vào ngày 28 tháng 4 rằng họ đã trục xuất tàu khu trục Barry (DDG-52) ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Các quan chức quân đội Trung Quốc gọi sự hiện diện của Mỹ trong khu vực này là một hành động khiêu khích vi phạm chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng cáo buộc Mỹ cố tình tạo ra căng thẳng trong Biển Đông và gây ra những rủi ro an ninh khu vực có thể gây ra những sự cố bất ngờ.
Sự chia rẽ của ASEAN đã có tác động tiêu cực đến cuộc xung đột với Trung Quốc.
COVID-19 đang trở lại Vũ Hán, Trung Quốc
Vũ Hán nhiều ngày qua đã được xem là đã chống dịch COVID-19 thành công. Nhưng theo BBC, thành phố này hiện đã có một số người mới nhiễm bệnh COVID-19.
Kể từ ngày 3/4/2020, Vũ Hán vốn không có thêm ca bệnh nào. Tuy nhiên chính quyền tại đây đã chính thức công bố họ lại có người nhiễm coronavirus vào ngày thứ Hai tuần này.
Những bệnh nhân mới lây nhiễm coronavirus tại Vũ Hán đều không có triệu chứng (asymptomatic). Họ là những người đã có kết quả dương tính với coronavirus nhưng không có những triệu chứng lâm sàng như bị sốt hay ho. Những người này vẫn có thể lây nhiễm virus cho người khác mà không biết.
Ngoài ra, Trung Quốc vốn không tính những người như thế này vào con số người bị lây nhiễm cho đến khi họ bắt đầu có triệu chứng của bệnh. Đã có hàng trăm người lây nhiễm mà không có triệu chứng đang được chính quyền Vũ Hán theo dõi.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc dùng hackers để trộm nghiên cứu vaccine cho coronavirus
Chính quyền Mỹ sẽ đưa ra một cảnh báo về một nhóm hackers liên quan đến chính phủ Trung Quốc đã tìm cách trộm thông tin từ một số nhà nghiên cứu đang tìm vaccine cho coronavirus, theo tờ Washington Post.
Cảnh báo này đến từ Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Nội An Mỹ và thông tin từ báo cáo này cho biết nguy cơ lần này đến từ những người như sinh viên và các nhà nghiên cứu đang sinh sống tại Mỹ, một quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Washington Post.
Theo một bản nháp của báo cáo, “những người này đã bị theo dõi khi đang tìm cách lấy được những thông tin về sản phẩm trí tuệ cũng như dữ liệu về y tế công cộng”. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ khác cũng cho biết là nhóm hackers đã không thành công và bản chính thức của báo cáo này sẽ được công bố vào tuần sau.
Ấn Độ chuẩn bị quỹ đất gần 500.000 ha (mẫu) đón các công ty rời Trung Cộng
Ấn Độ đang phát triển một quỹ đất gần 500.000 ha để thu hút các doanh nghiệp muốn rút nhà máy, dây chuyền sản xuất khỏi Trung Cộng. Xu thế này ngày càng tăng sau chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và gần đây nhất là đại dịch COVID-19.
Tổng diện tích 461.589 ha đã được xác định trên toàn quốc cho mục đích này, trang Economic Times dẫn một số nguồn thạo tin ẩn danh cho hay. Trong đó, khoảng 115.131 ha đã là đất công nghiệp tại các tiểu bang như Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu và Andhra Pradesh.
Đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các công ty muốn đầu tư vào Ấn Độ. Trước đó, các kế hoạch của Saudi Aramco cho đến Posco đã thất bại bởi những chậm trễ trong vấn đề đất đai. Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang làm việc với chính phủ các bang để thay đổi điều này trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ sở sản xuất mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Cộng sau dịch bệnh và việc gián đoạn nguồn cung.
Hiện thời, các nhà đầu tư muốn thiết lập nhà máy ở Ấn Độ cần tự mình mua lại đất đai. Trong một số trường hợp, quá trình này bị trì hoãn bởi nó liên quan đến việc đàm phán với các chủ lô đất nhỏ để họ từ bỏ quyền sở hữu.
Ngoài đất, việc cung cấp thêm điện, nước và mở đường có thể giúp thu hút các khoản đầu tư mới đối với một nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm từ trước đại dịch, nay đang có nguy cơ bị giảm sản lượng do lệnh phong tỏa toàn quốc.
Chính phủ Ấn Độ đã chọn 10 lãnh vực trọng yếu để xúc tiến sản xuất, gồm: điện, dược phẩm, thiết bị y tế, điện tử, công nghiệp nặng, thiết bị năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt. Ấn Độ cũng đề nghị các đại sứ quán ở nước ngoài tìm kiếm các công ty để chào mời.
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc và Triều Tiên che đậy sự thật
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng “những điều tồi tệ xảy ra” ở Trung Quốc và Triều Tiên là hệ lụy của việc chính phủ ở hai nước kiểm duyệt thông tin, không cho người dân của họ tiếp cận sự thật, theo bản tin tối hôm thứ Hai của Yonhap.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình phát thanh “Chú trọng gia đình” của đài Christian, ông Pompeo than thở rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên đã sử dụng tuyên truyền và thông tin sai lệch để đạt được quyền lực và địa vị xã hội.
Ngược lại với Trung Quốc và Triều Tiên, ông Pompeo cho biết, tại Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông ở thế chủ động, họ buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm, thậm chí có cả các công ty công nghệ đứng ở thế thao túng thông tin, ví dụ như Google, công ty này đôi khi làm những việc không “báo trước” để kiểm duyệt thông tin theo nhu cầu của họ.
Ông Trump không muốn nối lại đàm phán với Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump, hôm thứ Hai, cho biết ông không ủng hộ việc Hoa Kỳ nối lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, điều mà nhiều cố vấn của Bắc Kinh đã thúc giục Mỹ.
Ông Trump đáp: “Tôi không có hứng. Chúng tôi đã ký một thỏa thuận. Tôi cũng đã nghe nói về việc đó – họ muốn mở lại các cuộc đàm phán thương mại để khiến nó trở thành một thỏa thuận có lợi hơn đối với họ”.
Nhà Trắng yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang để phòng dịch Covid-19
Nhà Trắng đã chỉ đạo các nhân viên làm việc ở phía tây của tòa nhà, nơi diễn ra các hoạt động hàng ngày của chính quyền Trump, phải đeo khẩu trang trong khi làm việc, trừ trường hợp họ ngồi một mình, theo Reuters.
Quyết định này được đưa ra sau khi cả hai nhân viên của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence đều cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán vào tuần trước.
ABC News đưa tin, theo yêu cầu mới, các nhân viên phục vụ ở phía tây tòa nhà phải đeo khẩu trang và việc giao lưu giữa các bộ phận trong Nhà Trắng với khu vực này, bao gồm phòng Bầu dục và không gian làm việc của các cố vấn cao cấp, không được khuyến khích.
Nigeria: Đón khách trong dịch, hai khách sạn bị phá hủy
Các nhà chức trách của bang Rivers, Nigeria, đã ra lệnh phá hủy hai khách sạn vẫn mở cửa đón khách , vi phạm các quy định phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán của chính phủ, BBC đưa tin hôm thứ Hai.
Thống đốc bang Rivers nói rằng nhiều người cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán là những người lưu trú ở các khách sạn của tiểu bang, tuy nhiên không cho biết cụ thể có bao nhiêu người trong số đó ở trong hai khách sạn bị phá hủy.
Các quản lý của cả hai khách sạn đã bị bắt, nhưng chủ sở hữu của một trong hai khách sạn này phủ nhận rằng khách sạn của ông đã mở cửa đón khách, vi phạm quy định phong tỏa của chính phủ.
Tấn công cảnh sát, 4 người Trung Quốc ở Nepal bị bắt
Bốn du khách Trung Quốc ở Nepal sẽ bị xét xử vì “hành vi bất hảo” sau khi những người này cùng với đồng hương của họ tấn công cảnh sát ở thủ đô Kathmadu vào thứ Sáu tuần trước, theo bản tin hôm thứ Hai của Phayul.
47 người Trung Quốc bị mắc kẹt ở Nepal do lệnh phong tỏa chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã tổ chức một cuộc biểu tình để đòi được trở về nhà. Cảnh sát đã cố gắng đưa họ khỏi khu vực cấm, nhưng những người biểu tình Trung Quốc phản ứng lại, xô xát xảy ra sau đó khiến 4 cảnh sát Nepal và hai người biểu tình bị thương.
“Những người biểu tình đã tập trung trước đại sứ quán Trung Quốc và khu phức hợp của Tổng cục Du lịch Nepal”. Giám đốc cấp cao Kiran Bajracharya, người phát ngôn của Văn phòng cảnh sát đô thị Ranipokhari cho biết, “Họ đã không duy trì quy định giãn cách xã hội và cố gắng tiến vào khu vực cấm phía ngoài Singha Durbar [khu văn phòng của chính phủ Nepal], đó là thời điểm phát sinh đụng độ”.
Trung Quốc đe dọa áp thuế đối với lúa mạch Úc
Đe dọa thuế quan được Trung Quốc đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Y tế Greg Hunt xác nhận Úc hỗ trợ cho một động thái của EU nhằm điều tra nguồn gốc của dịch.
Bộ trưởng thương mại Úc Simon Birmingham cho biết ông “lo ngại sâu sắc” khi Bộ Thương mại Trung Quốc đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu lúa mạch Úc sau tuyên bố điều tra Úc bán phá giá.
Trong một tuyên bố ngày 10 tháng 5, Birmingham nói rằng chính phủ sẽ hợp tác với ngành ngũ cốc Úc để hợp tác chống lại cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc.
“Các nhà sản xuất lúa mạch của chúng tôi hoạt động trong thị trường cạnh tranh toàn cầu mà không có bất kỳ trợ cấp thương mại nào, định giá sản phẩm hoàn theo thị trường”, Bộ trưởng nói.
“Quan điểm của chúng tôi khá rõ ràng và vững chắc rằng không có lý do nào để cho rằng nông dân Úc và các nhà sản xuất lúa mạch được trợ cấp hoặc đang bán phá giá sản phẩm của họ theo những cách như vậy”, Bộ trưởng nói với các phóng viên ở Canberra.
Tiểu bang phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu lúa mạch sang Trung Quốc. 88% xuất khẩu lúa mạch của Úc sang Trung Quốc đến từ bang Tây Úc, trị giá 805 triệu đô la (526 đô la Mỹ) trong năm 2018-19.
“Đây là một thị trường quan trọng đối với người trồng vùng Tây Úc và hiện tại không có lựa chọn thay thế nào khác. Chúng tôi biết rằng lúa mạch của Tây Úc được các nhà sản xuất bia ở Trung Quốc đánh giá cao và họ chắc chắn sẽ thất vọng nếu đề xuất này được tiến hành, ông MacTiernan nói trong một tuyên bố truyền thông.
Trung Quốc đã cho các nhà xuất khẩu lúa mạch Úc và chính phủ Úc 10 ngày để trả lời.
Mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng sau đại dịch COVID-19, khi Thủ tướng Scott Morrison vận động các đồng minh tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Vũ Hán.
Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) đã đe dọa, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu ông Morrison tiếp tục thúc đẩy cuộc điều tra, đây là những gì mà Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham gọi là “ép buộc”.
ASEAN lúng túng trong tranh chấp Biển Đông |
Theo dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web theo dõi tàu, “Hải Dương 8” đã vào vùng biển gần Malaysia vào ngày 18 tháng Tư. Cảm giác tạo ra một “cuộc xâm lược” từ Trung Quốc vì Hải Dương 8 dẫn dắt một hạm đội theo.
Nhóm tàu Trung Quốc đã tiếp cận West Capella và ý định ngăn cản Malaysia thăm dò và khai thác dầu khí.
Các nhà quan sát nhìn nhận, Mỹ sẽ không đơn độc trong việc hỗ trợ người Malaysia. Tàu chiến Mỹ ở đó để hỗ trợ các quốc gia yêu sách khác trong khu vực. Việt Nam, Philippines, Indonesia, và có lẽ cả Brunei, gần đây đã gặp phải vấn đề với tàu tuần tra hoặc tàu chiến Trung Quốc, và các nhóm tàu đánh cá Trung Quốc được coi là lực lượng dân quân biển Trung Quốc.
Nhưng đối với nhiều người, họ không hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ vì nó đã làm tăng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trong khi một số thành viên của ASEAN muốn người Mỹ hiện diện tại Biển Đông. Hải Dương 8 đi cùng với tàu hải cảnh và tàu đánh cá mà các nhà phân tích cho rằng đây là một phần của lực lượng dân quân biển của Trung Quốc.
Không có nghi ngờ rằng Trung Quốc rất tích cực trong vùng biển mà họ coi là lãnh thổ của mình, bỏ qua luật pháp quốc tế trong khi trốn tránh sự toàn vẹn lãnh thổ của các bên yêu sách khác.
Kể từ khi có phán quyết của tòa trọng tài về Trung Quốc năm 2016, Bắc Kinh đã không ngần ngại trong các hành động của mình ở Biển Đông, tấn công các tàu cá Việt Nam, gây sốc cho người Indonesia, làm dấy lên mối lo ngại của Manila và đánh dấu tàu thăm dò dầu khí Malaysia.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố vào ngày 28 tháng 4 rằng họ đã trục xuất tàu khu trục Barry (DDG-52) ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Các quan chức quân đội Trung Quốc gọi sự hiện diện của Mỹ trong khu vực này là một hành động khiêu khích vi phạm chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng cáo buộc Mỹ cố tình tạo ra căng thẳng trong Biển Đông và gây ra những rủi ro an ninh khu vực có thể gây ra những sự cố bất ngờ.
Sự chia rẽ của ASEAN đã có tác động tiêu cực đến cuộc xung đột với Trung Quốc.
COVID-19 đang trở lại Vũ Hán, Trung Quốc
Vũ Hán nhiều ngày qua đã được xem là đã chống dịch COVID-19 thành công. Nhưng theo BBC, thành phố này hiện đã có một số người mới nhiễm bệnh COVID-19.
Kể từ ngày 3/4/2020, Vũ Hán vốn không có thêm ca bệnh nào. Tuy nhiên chính quyền tại đây đã chính thức công bố họ lại có người nhiễm coronavirus vào ngày thứ Hai tuần này.
Những bệnh nhân mới lây nhiễm coronavirus tại Vũ Hán đều không có triệu chứng (asymptomatic). Họ là những người đã có kết quả dương tính với coronavirus nhưng không có những triệu chứng lâm sàng như bị sốt hay ho. Những người này vẫn có thể lây nhiễm virus cho người khác mà không biết.
Ngoài ra, Trung Quốc vốn không tính những người như thế này vào con số người bị lây nhiễm cho đến khi họ bắt đầu có triệu chứng của bệnh. Đã có hàng trăm người lây nhiễm mà không có triệu chứng đang được chính quyền Vũ Hán theo dõi.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc dùng hackers để trộm nghiên cứu vaccine cho coronavirus
Chính quyền Mỹ sẽ đưa ra một cảnh báo về một nhóm hackers liên quan đến chính phủ Trung Quốc đã tìm cách trộm thông tin từ một số nhà nghiên cứu đang tìm vaccine cho coronavirus, theo tờ Washington Post.
Cảnh báo này đến từ Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Nội An Mỹ và thông tin từ báo cáo này cho biết nguy cơ lần này đến từ những người như sinh viên và các nhà nghiên cứu đang sinh sống tại Mỹ, một quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Washington Post.
Theo một bản nháp của báo cáo, “những người này đã bị theo dõi khi đang tìm cách lấy được những thông tin về sản phẩm trí tuệ cũng như dữ liệu về y tế công cộng”. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ khác cũng cho biết là nhóm hackers đã không thành công và bản chính thức của báo cáo này sẽ được công bố vào tuần sau.
Ấn Độ chuẩn bị quỹ đất gần 500.000 ha (mẫu) đón các công ty rời Trung Cộng
Ấn Độ đang phát triển một quỹ đất gần 500.000 ha để thu hút các doanh nghiệp muốn rút nhà máy, dây chuyền sản xuất khỏi Trung Cộng. Xu thế này ngày càng tăng sau chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và gần đây nhất là đại dịch COVID-19.
Tổng diện tích 461.589 ha đã được xác định trên toàn quốc cho mục đích này, trang Economic Times dẫn một số nguồn thạo tin ẩn danh cho hay. Trong đó, khoảng 115.131 ha đã là đất công nghiệp tại các tiểu bang như Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu và Andhra Pradesh.
Đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các công ty muốn đầu tư vào Ấn Độ. Trước đó, các kế hoạch của Saudi Aramco cho đến Posco đã thất bại bởi những chậm trễ trong vấn đề đất đai. Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang làm việc với chính phủ các bang để thay đổi điều này trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ sở sản xuất mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Cộng sau dịch bệnh và việc gián đoạn nguồn cung.
Hiện thời, các nhà đầu tư muốn thiết lập nhà máy ở Ấn Độ cần tự mình mua lại đất đai. Trong một số trường hợp, quá trình này bị trì hoãn bởi nó liên quan đến việc đàm phán với các chủ lô đất nhỏ để họ từ bỏ quyền sở hữu.
Ngoài đất, việc cung cấp thêm điện, nước và mở đường có thể giúp thu hút các khoản đầu tư mới đối với một nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm từ trước đại dịch, nay đang có nguy cơ bị giảm sản lượng do lệnh phong tỏa toàn quốc.
Chính phủ Ấn Độ đã chọn 10 lãnh vực trọng yếu để xúc tiến sản xuất, gồm: điện, dược phẩm, thiết bị y tế, điện tử, công nghiệp nặng, thiết bị năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt. Ấn Độ cũng đề nghị các đại sứ quán ở nước ngoài tìm kiếm các công ty để chào mời.
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc và Triều Tiên che đậy sự thật
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng “những điều tồi tệ xảy ra” ở Trung Quốc và Triều Tiên là hệ lụy của việc chính phủ ở hai nước kiểm duyệt thông tin, không cho người dân của họ tiếp cận sự thật, theo bản tin tối hôm thứ Hai của Yonhap.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình phát thanh “Chú trọng gia đình” của đài Christian, ông Pompeo than thở rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên đã sử dụng tuyên truyền và thông tin sai lệch để đạt được quyền lực và địa vị xã hội.
Ngược lại với Trung Quốc và Triều Tiên, ông Pompeo cho biết, tại Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông ở thế chủ động, họ buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm, thậm chí có cả các công ty công nghệ đứng ở thế thao túng thông tin, ví dụ như Google, công ty này đôi khi làm những việc không “báo trước” để kiểm duyệt thông tin theo nhu cầu của họ.
Ông Trump không muốn nối lại đàm phán với Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump, hôm thứ Hai, cho biết ông không ủng hộ việc Hoa Kỳ nối lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, điều mà nhiều cố vấn của Bắc Kinh đã thúc giục Mỹ.
Ông Trump đáp: “Tôi không có hứng. Chúng tôi đã ký một thỏa thuận. Tôi cũng đã nghe nói về việc đó – họ muốn mở lại các cuộc đàm phán thương mại để khiến nó trở thành một thỏa thuận có lợi hơn đối với họ”.
Nhà Trắng yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang để phòng dịch Covid-19
Nhà Trắng đã chỉ đạo các nhân viên làm việc ở phía tây của tòa nhà, nơi diễn ra các hoạt động hàng ngày của chính quyền Trump, phải đeo khẩu trang trong khi làm việc, trừ trường hợp họ ngồi một mình, theo Reuters.
Quyết định này được đưa ra sau khi cả hai nhân viên của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence đều cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán vào tuần trước.
ABC News đưa tin, theo yêu cầu mới, các nhân viên phục vụ ở phía tây tòa nhà phải đeo khẩu trang và việc giao lưu giữa các bộ phận trong Nhà Trắng với khu vực này, bao gồm phòng Bầu dục và không gian làm việc của các cố vấn cao cấp, không được khuyến khích.
Nigeria: Đón khách trong dịch, hai khách sạn bị phá hủy
Các nhà chức trách của bang Rivers, Nigeria, đã ra lệnh phá hủy hai khách sạn vẫn mở cửa đón khách , vi phạm các quy định phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán của chính phủ, BBC đưa tin hôm thứ Hai.
Thống đốc bang Rivers nói rằng nhiều người cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán là những người lưu trú ở các khách sạn của tiểu bang, tuy nhiên không cho biết cụ thể có bao nhiêu người trong số đó ở trong hai khách sạn bị phá hủy.
Các quản lý của cả hai khách sạn đã bị bắt, nhưng chủ sở hữu của một trong hai khách sạn này phủ nhận rằng khách sạn của ông đã mở cửa đón khách, vi phạm quy định phong tỏa của chính phủ.
Tấn công cảnh sát, 4 người Trung Quốc ở Nepal bị bắt
Bốn du khách Trung Quốc ở Nepal sẽ bị xét xử vì “hành vi bất hảo” sau khi những người này cùng với đồng hương của họ tấn công cảnh sát ở thủ đô Kathmadu vào thứ Sáu tuần trước, theo bản tin hôm thứ Hai của Phayul.
47 người Trung Quốc bị mắc kẹt ở Nepal do lệnh phong tỏa chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã tổ chức một cuộc biểu tình để đòi được trở về nhà. Cảnh sát đã cố gắng đưa họ khỏi khu vực cấm, nhưng những người biểu tình Trung Quốc phản ứng lại, xô xát xảy ra sau đó khiến 4 cảnh sát Nepal và hai người biểu tình bị thương.
“Những người biểu tình đã tập trung trước đại sứ quán Trung Quốc và khu phức hợp của Tổng cục Du lịch Nepal”. Giám đốc cấp cao Kiran Bajracharya, người phát ngôn của Văn phòng cảnh sát đô thị Ranipokhari cho biết, “Họ đã không duy trì quy định giãn cách xã hội và cố gắng tiến vào khu vực cấm phía ngoài Singha Durbar [khu văn phòng của chính phủ Nepal], đó là thời điểm phát sinh đụng độ”.
Trung Quốc đe dọa áp thuế đối với lúa mạch Úc
Đe dọa thuế quan được Trung Quốc đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Y tế Greg Hunt xác nhận Úc hỗ trợ cho một động thái của EU nhằm điều tra nguồn gốc của dịch.
Bộ trưởng thương mại Úc Simon Birmingham cho biết ông “lo ngại sâu sắc” khi Bộ Thương mại Trung Quốc đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu lúa mạch Úc sau tuyên bố điều tra Úc bán phá giá.
Trong một tuyên bố ngày 10 tháng 5, Birmingham nói rằng chính phủ sẽ hợp tác với ngành ngũ cốc Úc để hợp tác chống lại cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc.
“Các nhà sản xuất lúa mạch của chúng tôi hoạt động trong thị trường cạnh tranh toàn cầu mà không có bất kỳ trợ cấp thương mại nào, định giá sản phẩm hoàn theo thị trường”, Bộ trưởng nói.
“Quan điểm của chúng tôi khá rõ ràng và vững chắc rằng không có lý do nào để cho rằng nông dân Úc và các nhà sản xuất lúa mạch được trợ cấp hoặc đang bán phá giá sản phẩm của họ theo những cách như vậy”, Bộ trưởng nói với các phóng viên ở Canberra.
Tiểu bang phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu lúa mạch sang Trung Quốc. 88% xuất khẩu lúa mạch của Úc sang Trung Quốc đến từ bang Tây Úc, trị giá 805 triệu đô la (526 đô la Mỹ) trong năm 2018-19.
“Đây là một thị trường quan trọng đối với người trồng vùng Tây Úc và hiện tại không có lựa chọn thay thế nào khác. Chúng tôi biết rằng lúa mạch của Tây Úc được các nhà sản xuất bia ở Trung Quốc đánh giá cao và họ chắc chắn sẽ thất vọng nếu đề xuất này được tiến hành, ông MacTiernan nói trong một tuyên bố truyền thông.
Trung Quốc đã cho các nhà xuất khẩu lúa mạch Úc và chính phủ Úc 10 ngày để trả lời.
Mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng sau đại dịch COVID-19, khi Thủ tướng Scott Morrison vận động các đồng minh tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Vũ Hán.
Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) đã đe dọa, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu ông Morrison tiếp tục thúc đẩy cuộc điều tra, đây là những gì mà Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham gọi là “ép buộc”.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào