Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước
khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh
Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một
hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã
tuyên bố rằng đây là “một chiến thắng chiến lược rất quan trọng” sẽ thúc
đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ “không gây hại cho cơ sở hạ tầng
trọng yếu của quốc gia”.
Hình minh họa |
Nhưng
các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay
không? Liệu cuộc khủng hoảng COVID-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới
và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của
Trung Quốc không?
Johnson
khẳng định rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quốc gia trọng yếu của Anh sẽ
không bị ảnh hưởng. Điều này là nhờ vào quyết định rằng Huawei sẽ chỉ
cung cấp phần rìa của mạng – chiếm 35% – chứ không phải phần lõi, cũng
như giả định rằng mọi mối đe dọa bảo mật do Huawei gây ra đều có thể
được ngăn chặn hoàn toàn.
Quyết
định của Johnson đã bị chỉ trích cả trong và ngoài nước – ngay cả bởi
các nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các nghị
sĩ Bảo thủ cho rằng Anh đã trao cho Trung Quốc chìa khóa. Các nghị sĩ Úc
rất phẫn nộ đến nỗi họ đã hủy một chuyến thăm Anh.
Khi
quyết định này được Nghị viện phê chuẩn vào tháng 3, chỉ có 38 nghị sĩ
Bảo thủ bỏ phiếu chống, nhưng sau thảm họa COVID-19, hai nghị sĩ Bảo thủ
hàng đầu có nhiều kinh nghiệm về an ninh đã thành lập một nhóm vận động
nội bộ, được gọi là Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc, nhằm phối hợp việc phản
đối quyết định đối với Huawei cũng như quan hệ kinh tế với Trung Quốc
(mô hình của họ, Nhóm Nghiên cứu châu Âu, từng thúc đẩy Đảng Bảo thủ
chuyển sang hoàn toàn ủng hộ Brexit và là động lực chính đằng sau việc
đưa Johnson lên làm thủ tướng).
Trump
đã tweet rằng “bất kỳ quốc gia nào chọn sử dụng nhà cung cấp 5G không
đáng tin cậy sẽ gây hại cho khả năng chia sẻ thông tin và tình báo [với
Mỹ] ở cấp độ cao nhất”. Một số ý kiến cho rằng Hoa Kỳ đang cố gắng
buộc các đồng minh áp dụng các chính sách chủ yếu nhằm gây thiệt hại cho
ngành công nghiệp Trung Quốc. Ý tưởng rằng Trung Quốc có thể cài một
công cụ có thể làm sập mạng 5G của Anh đã bị cộng đồng tình báo Anh bác
bỏ. Các “cầu giao” có thể tắt mạng Internet được kiểm soát bởi các chính
phủ quốc gia và mọi công cụ để tiến hàng việc đó đều được bảo vệ cẩn
thận, nhất là thông qua mã hóa.
Nhưng
không khó để thấy lý do tại sao mọi người vẫn hoài nghi. Luật Gián điệp
Trung Quốc năm 2014 và Luật Tình báo Quốc gia năm 2017 bắt buộc các
công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, phải hỗ trợ an ninh quốc gia
Trung Quốc nếu được yêu cầu. Mặc dù Huawei không phải là công ty nhà
nước, nhưng họ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhà nước – và gắn chặt với chiến
lược kinh tế cũng như Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Tình báo Anh cũng đã đưa ra những bình luận trái ngược nhau về rủi ro
xuất phát từ việc Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G và biện pháp giảm
các rủi ro này. Một số chuyên gia nhận thấy không có sự khác biệt rõ
ràng giữa “vùng lõi” và “vùng rìa” trong vận hành mạng 5G.
Quyết định của Johnson làm nổi bật những câu hỏi quan trọng hiện chính phủ Anh đang phải đối mặt.
Anh
phải nhanh chóng phát triển ngành dịch vụ của mình sau Brexit để hạn
chế tổn thất cho nền kinh tế Anh sau khi rời khỏi Thị trường Đơn nhất
châu Âu, và tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế càng làm cho
nhiệm vụ này trở nên quan trọng hơn. Anh phải đi đầu trong 5G vì tương
lai của các ngành dịch vụ, như y tế và ngân hàng, nằm ở tốc độ dữ liệu
cao. 5G cũng rất quan trọng trong việc phát triển internet vạn vật, bao
gồm thành phố thông minh, dây chuyền sản xuất tự động, phương tiện không
người lái và in 3D. Khả năng xây dựng lại một nền tảng kinh tế mạnh mẽ
sau khủng hoảng sẽ xoay quanh việc mở rộng nền kinh tế kỹ thuật số. Giải
phóng tiềm năng kinh tế mới sẽ là trung tâm của chính sách công.
Nhưng
đồng thời, nhu cầu kinh tế cần phải được cân nhắc cùng những lo ngại về
an ninh quốc gia. Vấn đề nan giải này càng phức tạp hơn do hậu quả thảm
khốc về kinh tế và sức khỏe cộng đồng do đại dịch gây ra và sự mất lòng
tin lan rộng của giới làm chính trị cũng như của công chúng đối với
Trung Quốc.
Một
số người cho rằng an ninh quan trọng hơn sự thịnh vượng kinh tế và đổi
mới kỹ thuật số. Tuy nhiên trong thời bình, khi đối mặt với một đối thủ
thay vì một kẻ thù, hai vấn đề này bổ sung cho nhau. Triển vọng một sự
suy thoái kinh tế kéo dài làm suy yếu an ninh quốc gia, vượt ra ngoài
giả thuyết về việc tình báo Trung Quốc có thể được hỗ trợ bởi các công
ty viễn thông Trung Quốc. Và đâu là lựa chọn thay thế cho Huawei mà
không có rủi ro? Một nhà cung cấp thay thế như Ericsson hoặc Nokia chỉ
có thể được phát triển với sự hỗ trợ lớn của EU. Nhưng với việc Brexit
diễn ra trong năm nay, một giải pháp thay thế Huawei của EU là khó khả
thi. Ngay cả khi không có Brexit, EU cũng gặp áp lực phải sử dụng Huawei
thay vì công nghệ của Mỹ do các vấn đề về quyền kiểm soát.
Mặc
dù các đánh giá chính sách do tình báo Anh đưa ra không phải lúc nào
cũng đúng – bằng chứng là các báo cáo về Iraq và vũ khí hủy diệt hàng
loạt năm 2002 – nhưng họ cũng không có lợi ích gì trong việc đưa ra một
đánh giá tình báo không chính xác nữa. Không có gì là không có rủi ro,
và cũng không có đánh giá rủi ro nào chỉ đơn thuần dựa vào khoa học
thuần túy, như đại dịch đã cho thấy. Nhưng không phải không thể đánh giá
rủi ro nào lớn hơn và đây dường như là điều mà cộng đồng tình báo Anh
đã làm.
Câu
hỏi về rủi ro cũng là trọng tâm trong tuyên bố của Hoa Kỳ rằng Huawei
sẽ làm suy yếu an ninh kỹ thuật số của Anh. Anh phải cân bằng lại lời đe
dọa của Hoa Kỳ rằng họ sẽ ngừng hợp tác tình báo. Mặc dù Anh muốn chia
sẻ thông tin tình báo mở với Hoa Kỳ, nhưng điều đó không phải lúc nào
cũng hữu ích hoặc được thực hiện – bằng chứng là vụ ám sát của Hoa Kỳ
đối với Tướng Iran Qasem Soleimani.
Bây
giờ khi chính phủ Anh đã ký thỏa thuận, họ phải học cách vượt qua những
thách thức mà Huawei có thể đặt ra. Triển khai 5G là ưu tiên hàng đầu.
Huawei là công ty dẫn đầu thị trường và rẻ hơn bất kỳ nhà cung cấp nào
khác. Họ có thể mang đến rủi ro, nhưng việc không có 5G cũng tạo ra
những rủi ro trong tương lai gần.
Nguồn: “Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity?”, East Asia Forum, 06/05/2020.
Biên dịch: Phan Nguyên
* Anthony Glees là Giáo sư hưu trí tại Trường Nhân văn, Đại học Buckingham.
(Nghiên Cứu Quốc tế)
Không có nhận xét nào