Nói dối, lường gạt và bạo lực
tuyệt đối đã đưa Chủ nghĩa Cộng sản nắm quyền tại nhiều nước trên thế
giới kể từ năm 1919 trong cuộc cách mạng vô sản do Vladimir Lenin cầm
đầu.
Bản
chất tàn ác và dối trá đã bị phản ứng quyết liệt từ các chư hầu Liên Sô
ở Đông Âu năm 1989 để giành lại quyền tự quyết dân tộc. Làn sóng dân
chủ từ những dân tộc tay không tấc sắt đã quét sạch vi khuẩn cộng sản ở
Liên bang Sô Viết, Đệ tam Quốc tế cho tới các nước áp dụng chủ nghĩa
cộng sản khắp thế giới sau năm 1991. Ngoại trừ, Trung Cộng, Việt Nam,
Cuba, Bắc Hàn tiếp tục duy trì chế độ cộng sản trong bối cảnh áp bức,
đói nghèo cùng cực.
Giới lãnh đạo Hoa Kỳ và Châu Âu quá kiêu ngạo vì sức mạnh vô địch của dân chủ nên sẵn sàng chấp nhận bất cứ quốc gia nào hứa cải thiện tình trạng cai trị độc tài được tham gia vào sinh hoạt kinh tế toàn cầu.
Chiến lược “ẩn mình chờ thời” do Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình phát biểu năm 1962 “mèo trắng hay mèo đen miễn bắt được chuột”. Thực sự, trong bộ tiểu thuyết Liêu trai chí dị, quyển 3, viết “Bất kể mèo vàng mèo đen, chỉ cần bắt được chuột thì đều là mèo tốt”.
Do chủ trương độc quyền đảng trị đã biến thành “mèo trắng hay màu đen chỉ cần bắt được chuột là tốt” nên chỉ có “mèo trắng được quyền ăn thịt chuột trong khi mèo đen chỉ có bổn phận bắt chuột” tạo ra quyền con người không giống nhau dưới chế độ cộng sản.
Tuy nhiên, “thuyết con mèo” tương hợp với “thuyết phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” của Phương Tây nên hưởng được nhiều ưu đãi để Trung Cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới dựa vào sức mạnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vốn liếng (capital) từ các nền kinh tế phát triển.
Con mèo đen Trung Cộng ngày nay không chỉ bắt chuột mà ăn thịt gà con, vịt con và giành mồi với đám chuột trắng khắp thế giới!
Từ lâu, Tây Phương đã âu lo trước con mèo đen Trung Cộng quá tham lam mà chưa có biện pháp đối phó cho tới lúc Donald Trump vào Toà Bạch Ốc mới tiến hành các biện pháp chống chủ trương thống trị toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình trong khi dư luận từ các quốc gia phát triển, đặc biệt ở Châu Âu vẫn do dự.
Đại dịch Virus Vũ Hán đã phơi bày bộ mặt gian ác và ngang ngược của Bắc Kinh khiến cộng đồng nhân loại tỉnh ngộ trước một thảm hoạ cần phải đối diện bất chấp mọi luận điệu xảo trá và kẻ cả từ các “sói binh Trung Cộng” trên tuyến ngoại giao.
Đối đáp chan chát trong giới chính trị, kinh tế, học thuật khắp thế giới về toàn-cầu-hoá trên mọi phương diện kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao ngày càng sáng tỏ hơn con đường mà nhân loại nên chọn cho tương lai.
Bị cả thế giới văn minh, tử tế chỉ trích Bắc Kinh không minh bạch nên Quốc Hội Trung Cộng khai mạc hôm 22/05/2020 đã bộc lộ nỗi tuyệt vọng qua lời phát biểu của giới lãnh đạo cao cấp nhất của Bắc Kinh.
Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ nói 55 phút, rất ngắn so với thông lệ, vì “đại dịch vẫn chưa kết thúc” nên “không ấn định mục tiêu tăng trưởng cho năm 2020”. LKC tiếp “Chúng ta đối phó với những nguy cơ chưa từng thấy và vẫn sẽ tiếp tục như thế trong năm tới”. Từ nay, giới chuyên gia và học thuật quốc tế chỉ có thể theo dõi số liệu do Bắc Kinh cung cấp. Minh bạch kiểu Trung Cộng là thế đó!
Điều này đồng nghĩa với sự thất bại khi Hồ Cẩm Đào (2012) cam kết sẽ nâng GDP lên gấp đôi vào năm 2020 và TCB tin tưởng sẽ sớm bắt kịp Mỹ vào năm 2025. Tăng trưởng GDP của Trung Cộng trong đệ nhất tam cá nguyệt 2020 giảm tới 6.8% so với 6.1% của 2019. (các chuyên gia thống kê của Trung Cộng nói tăng trưởng chỉ được 3% hoặc số âm!). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Cộng cho năm 2020 chỉ được 1.2%!
Thất nghiệp là quả bom nổ chậm mà Bắc Kinh muốn che đậy nên Báo cáo của công ty tài chính Zhongtai Securities hôm 24/04 ước tính tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Cộng là 20,5% đã bị xoá.
The Bloomberg dẫn lời TCB chỉ thị các cố vấn chính trị khi tham dự Quốc hội: “Chúng ta không nên quay lại con đường cũ của nền kinh tế kế-hoạch-hoá”.
Thực tế, Tổng thống Trump chỉ trích Trung Cộng không thực hiện cam kết khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) như bất cứ thành viên nào: giảm khu vực kinh tế nhà nước, thiết lập nghiệp đoàn tự do, từng bước dân-chủ-hoá hệ thống chính trị. Nhưng, Bắc Kinh làm ngược lại: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tức là kinh tế kế-hoạch-hoá (Người lãnh đạo Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Huawei đều là cán bộ cộng sản được Nhà nước ưu đãi toàn diện. Doanh nghiệp Nhà nước được ưu tiên tuyệt đối để thi hành kế hoạch của chính phủ). Chỉ có Công đoàn Nhà nước để kiềm chế quyền đình công của công nhân. Xây dựng và củng cố quyền lực độc tôn cho Đảng Cộng sản Trung Hoa.
TCB nhắc nhỡ thuộc cấp “hãy tuân thủ chủ nghĩa đa phương và duy trì thái độ cởi mở, hợp tác bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng”. Thực tế, Trung Cộng theo chủ nghĩa bảo hộ nghiêm ngặt nhất: tuy trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với trữ tệ 3,000 tỉ USD và 1,300 tỉ USD công phiếu Mỹ mà Bắc Kinh đòi hưởng mọi đặc ân dành cho các quốc gia đang phát triển. Khi Úc Đại Lợi đòi điều tra độc lập vụ Virus Vũ Hán liền bị Bắc Kinh đòi huỷ bỏ mà không được bèn áp thuế 80% lên hàng hoá nhập cảng. Bắc Kinh cũng từng cấm xuất cảng đất hiếm cho Nhật, trừng phạt các công ty phân phối của Đại Hàn, cấm nhập chuối từ Phi Luật Tân, cá hồi Na Uy. Cấm xuất cảng dụng cụ y học cho ngoại quốc khi Virus Vũ Hán hoành hành khắp thế giới.
Ngày 24/05/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, Vương Nghị cáo buộc “virus chính trị” tại Mỹ đang đẩy hai nước vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Toàn thế giới có quyền biết nguồn gốc của Covid-19 mà sao Bắc Kinh vẫn kín cổng cao tường? Có ai tin những lời tuyên bố của Viện trưởng của Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán và chuyên gia về loài dơi rằng Covid-19 không có trong hồ sơ (chẳng lẽ đã thủ tiêu nhân chứng và tài liệu rồi?). Hồ sơ của WHO không ghi chép vụ 8 bác sĩ ở Hoa Lục đã cảnh cáo khả năng lây từ người sang người.
Vương Nghị cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ khi Bắc Kinh đưa ra Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông.
Năm 1984, Thủ tướng Trung Cộng, Triệu Tử Dương và người đồng nhiệm Margaret Thatcher đã ký Thông cáo chung quy định việc trao trả Hồng Kông cho Trung Cộng từ năm 1997 thì quyền tự trị của lãnh thổ này được bảo đảm trong 50 năm theo công thức “một đất nước, hai chế độ” cho tới năm 2049. Bắc Kinh sử dụng quyền lực để đàn áp cư dân Hồng Kông hoàn toàn không được quốc tế chấp nhận. Thống đốc Hồng Kông cuối cùng, Chris Patten ủng hộ dân chúng lãnh thổ này tranh đấu đòi quyền chính trị và dân sự, đồng thời kêu gọi Tây Phương “đừng ảo tưởng rập đầu trước Trung Cộng”. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ thu hồi chính sách ưu đãi thương mại cho Hồng Kông nếu Bắc Kinh áp dụng Luật An ninh Quốc gia.
gay khi Bắc Kinh đề xướng Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông thì các nhà đầu tư đã bán hết cổ phiếu làm cho chỉ số Hang Seng giảm 5.6% vào 25/05/2020, và cổ phiếu bất động sản sụt 7.7%.
Cuối cùng, Vương Nghị cũng đành xuống nước “Trung Cộng và Hoa Kỳ sẽ có lợi nếu hợp tác với nhau nhưng sẽ thua thiệt nếu đối đầu”.
Bài “Coronavirus backlash adds to trade war and decoupling pressure to fray China’s ties to global system” trên SCMP ngày 23/05/2020 ghi nhận “xuất cảng năm 2019 chiếm 17% GDP so với 36% năm 2006. Nhập cảng 14% GDP trong năm ngoái so với 23% của 2011. Ngân hàng Thế giới ghi nhận năm 2006 Thương mại hàng hóa chiếm 64% nền kinh tế Trung Cộng bi sụt xuống 32% vào 2019”.
Sau khi vụ Virus Vũ Hán bùng nổ thì cộng đồng nhân loại khó dung thứ cho Trung Cộng nên số người “không ưa Trung Cộng” gia tăng và số được hỏi “không tin Tập Cận Bình” lên gần 80% nên lời kêu gọi thoả hiệp của Bắc Kinh bị vô hiệu.
Ngày càng có nhiều quốc gia lớn nhỏ trên thế giới đồng ý với Tổng thống Donald Trump về chiến lược “Chận đứng tham vọng thống trị toàn cầu” của Bè lũ Tập Cận Bình.
Ngày 22/05/2020, Hoa Kỳ đưa thêm 30 công ty Trung Cộng vào danh sách đen sẽ bị hạn chế mua hàng của Mỹ hoặc các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài theo công nghệ Mỹ.
Giáo sư Dali Yang thuộc Đại học Chicago cho biết các mối quan hệ thương mại trước đây khiến một số chính phủ nhắm mắt làm ngơ trước tư thế chính trị của Trung Cộng dường như đang giảm mạnh nên họ nghĩ đến mối nguy của việc bỏ tất cả trứng vào một giỏ.
Kinh tế Trung Cộng ngày càng bất định do Hoa Kỳ và Liên Âu, Nhật Bản chuyển dịch vốn, rút công ty, chặn cung ứng chip điện tử cần thiết cho các sản phẩm của Trung Cộng. Hãng sản xuất chip tối tân và lớn nhất của Đài Loan TSMC đã đầu tư 12 tỉ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip tại tiểu bang Arizona, đồng thời ngưng nhận đơn đặt hàng của Huawei.
Tokyo đã cung ứng 2.2 tỉ USD cho các hãng của Nhật rời Trung Cộng. Hoa Thịnh cũng khuyến khích các công ty Mỹ rời Hoa Lục về Mỹ hoặc sang các nước khác.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 23/05/2020 trên Đài VOA, Giáo sư Khương Hữu Lộc hiện giảng dạy Cao học về Quản trị Kinh doanh tại Keller Graduate School of Management trình bày ý kiến rút hãng xưởng của Mỹ khỏi Hoa Lục với các điểm chính: (1) Thời gian rút đi dài/ngắn tuỳ công nghệ sản xuất. (2) Với Nhật “Tất cả những ngành công nghệ cao hay trung, nhưng, chính yếu cho chuỗi cung ứng phải trở về chính quốc, còn các ngành nghề công nghệ thấp vẫn phải giữ lại ở Trung Cộng hoặc chuyển sang các nước Châu Á”. Như thế, không làm thay đổi đột ngột môi trường sản xuất và kinh doanh.
Ông Lộc khuyên chính phủ Mỹ: (1) Không đánh thuế nhập vào Mỹ khi sản xuất ngoài Hoa Lục. (2) Sản xuất công nghệ thấp mà chỉ bán tại Hoa Lục thì không cần di dời. (3) Sản phẩm công nghệ thấp bán 2/3 cho Mỹ và các nước thì phải di dời.
Xu hướng chống Trung Cộng ngày càng tăng khiến Anh Quốc phải xét lại hợp đồng với Huawei. Các xu hướng chính trị khác nhau trong Xứ Sương Mù đang phối hợp chống Trung Cộng.
Các Quốc gia phát triển và mạnh đang tự sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho xã hội để chống chính sách đầu cơ, tích trữ của Bắc Kinh nhằm bảo về an ninh toàn diện cho quốc gia, dân tộc.
Thị trường Trung Cộng tuy rộng lớn, nhưng sức tiêu thụ giới hạn khi công ăn việc làm bấp bênh thì mua vàng và trữ ngoại tệ mạnh phòng thân thay vì tiêu xài thả cửa như trước.
Tổng thống Donald Trump đang được lưỡng đảng ủng hộ trong các mục tiêu đối phó với Trung Cộng nên Bắc Kinh phải đứng trước hai chọn lựa sống còn: (1) Tiếp tục phiêu lưu trên con đường thống trị toàn cầu đang bị rải đinh. (2) Tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành để cứu vãn thanh danh và vực dân tộc làm người tốt trong cộng đồng nhân loại.
Đại-Dương
Đại Dương - Giới lãnh đạo Bắc Kinh to đầu mà vẫn dại! |
Giới lãnh đạo Hoa Kỳ và Châu Âu quá kiêu ngạo vì sức mạnh vô địch của dân chủ nên sẵn sàng chấp nhận bất cứ quốc gia nào hứa cải thiện tình trạng cai trị độc tài được tham gia vào sinh hoạt kinh tế toàn cầu.
Chiến lược “ẩn mình chờ thời” do Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình phát biểu năm 1962 “mèo trắng hay mèo đen miễn bắt được chuột”. Thực sự, trong bộ tiểu thuyết Liêu trai chí dị, quyển 3, viết “Bất kể mèo vàng mèo đen, chỉ cần bắt được chuột thì đều là mèo tốt”.
Do chủ trương độc quyền đảng trị đã biến thành “mèo trắng hay màu đen chỉ cần bắt được chuột là tốt” nên chỉ có “mèo trắng được quyền ăn thịt chuột trong khi mèo đen chỉ có bổn phận bắt chuột” tạo ra quyền con người không giống nhau dưới chế độ cộng sản.
Tuy nhiên, “thuyết con mèo” tương hợp với “thuyết phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” của Phương Tây nên hưởng được nhiều ưu đãi để Trung Cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới dựa vào sức mạnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vốn liếng (capital) từ các nền kinh tế phát triển.
Con mèo đen Trung Cộng ngày nay không chỉ bắt chuột mà ăn thịt gà con, vịt con và giành mồi với đám chuột trắng khắp thế giới!
Từ lâu, Tây Phương đã âu lo trước con mèo đen Trung Cộng quá tham lam mà chưa có biện pháp đối phó cho tới lúc Donald Trump vào Toà Bạch Ốc mới tiến hành các biện pháp chống chủ trương thống trị toàn cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình trong khi dư luận từ các quốc gia phát triển, đặc biệt ở Châu Âu vẫn do dự.
Đại dịch Virus Vũ Hán đã phơi bày bộ mặt gian ác và ngang ngược của Bắc Kinh khiến cộng đồng nhân loại tỉnh ngộ trước một thảm hoạ cần phải đối diện bất chấp mọi luận điệu xảo trá và kẻ cả từ các “sói binh Trung Cộng” trên tuyến ngoại giao.
Đối đáp chan chát trong giới chính trị, kinh tế, học thuật khắp thế giới về toàn-cầu-hoá trên mọi phương diện kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao ngày càng sáng tỏ hơn con đường mà nhân loại nên chọn cho tương lai.
Bị cả thế giới văn minh, tử tế chỉ trích Bắc Kinh không minh bạch nên Quốc Hội Trung Cộng khai mạc hôm 22/05/2020 đã bộc lộ nỗi tuyệt vọng qua lời phát biểu của giới lãnh đạo cao cấp nhất của Bắc Kinh.
Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ nói 55 phút, rất ngắn so với thông lệ, vì “đại dịch vẫn chưa kết thúc” nên “không ấn định mục tiêu tăng trưởng cho năm 2020”. LKC tiếp “Chúng ta đối phó với những nguy cơ chưa từng thấy và vẫn sẽ tiếp tục như thế trong năm tới”. Từ nay, giới chuyên gia và học thuật quốc tế chỉ có thể theo dõi số liệu do Bắc Kinh cung cấp. Minh bạch kiểu Trung Cộng là thế đó!
Điều này đồng nghĩa với sự thất bại khi Hồ Cẩm Đào (2012) cam kết sẽ nâng GDP lên gấp đôi vào năm 2020 và TCB tin tưởng sẽ sớm bắt kịp Mỹ vào năm 2025. Tăng trưởng GDP của Trung Cộng trong đệ nhất tam cá nguyệt 2020 giảm tới 6.8% so với 6.1% của 2019. (các chuyên gia thống kê của Trung Cộng nói tăng trưởng chỉ được 3% hoặc số âm!). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Cộng cho năm 2020 chỉ được 1.2%!
Thất nghiệp là quả bom nổ chậm mà Bắc Kinh muốn che đậy nên Báo cáo của công ty tài chính Zhongtai Securities hôm 24/04 ước tính tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Cộng là 20,5% đã bị xoá.
The Bloomberg dẫn lời TCB chỉ thị các cố vấn chính trị khi tham dự Quốc hội: “Chúng ta không nên quay lại con đường cũ của nền kinh tế kế-hoạch-hoá”.
Thực tế, Tổng thống Trump chỉ trích Trung Cộng không thực hiện cam kết khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) như bất cứ thành viên nào: giảm khu vực kinh tế nhà nước, thiết lập nghiệp đoàn tự do, từng bước dân-chủ-hoá hệ thống chính trị. Nhưng, Bắc Kinh làm ngược lại: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tức là kinh tế kế-hoạch-hoá (Người lãnh đạo Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Huawei đều là cán bộ cộng sản được Nhà nước ưu đãi toàn diện. Doanh nghiệp Nhà nước được ưu tiên tuyệt đối để thi hành kế hoạch của chính phủ). Chỉ có Công đoàn Nhà nước để kiềm chế quyền đình công của công nhân. Xây dựng và củng cố quyền lực độc tôn cho Đảng Cộng sản Trung Hoa.
TCB nhắc nhỡ thuộc cấp “hãy tuân thủ chủ nghĩa đa phương và duy trì thái độ cởi mở, hợp tác bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng”. Thực tế, Trung Cộng theo chủ nghĩa bảo hộ nghiêm ngặt nhất: tuy trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với trữ tệ 3,000 tỉ USD và 1,300 tỉ USD công phiếu Mỹ mà Bắc Kinh đòi hưởng mọi đặc ân dành cho các quốc gia đang phát triển. Khi Úc Đại Lợi đòi điều tra độc lập vụ Virus Vũ Hán liền bị Bắc Kinh đòi huỷ bỏ mà không được bèn áp thuế 80% lên hàng hoá nhập cảng. Bắc Kinh cũng từng cấm xuất cảng đất hiếm cho Nhật, trừng phạt các công ty phân phối của Đại Hàn, cấm nhập chuối từ Phi Luật Tân, cá hồi Na Uy. Cấm xuất cảng dụng cụ y học cho ngoại quốc khi Virus Vũ Hán hoành hành khắp thế giới.
Ngày 24/05/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, Vương Nghị cáo buộc “virus chính trị” tại Mỹ đang đẩy hai nước vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Toàn thế giới có quyền biết nguồn gốc của Covid-19 mà sao Bắc Kinh vẫn kín cổng cao tường? Có ai tin những lời tuyên bố của Viện trưởng của Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán và chuyên gia về loài dơi rằng Covid-19 không có trong hồ sơ (chẳng lẽ đã thủ tiêu nhân chứng và tài liệu rồi?). Hồ sơ của WHO không ghi chép vụ 8 bác sĩ ở Hoa Lục đã cảnh cáo khả năng lây từ người sang người.
Vương Nghị cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ khi Bắc Kinh đưa ra Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông.
Năm 1984, Thủ tướng Trung Cộng, Triệu Tử Dương và người đồng nhiệm Margaret Thatcher đã ký Thông cáo chung quy định việc trao trả Hồng Kông cho Trung Cộng từ năm 1997 thì quyền tự trị của lãnh thổ này được bảo đảm trong 50 năm theo công thức “một đất nước, hai chế độ” cho tới năm 2049. Bắc Kinh sử dụng quyền lực để đàn áp cư dân Hồng Kông hoàn toàn không được quốc tế chấp nhận. Thống đốc Hồng Kông cuối cùng, Chris Patten ủng hộ dân chúng lãnh thổ này tranh đấu đòi quyền chính trị và dân sự, đồng thời kêu gọi Tây Phương “đừng ảo tưởng rập đầu trước Trung Cộng”. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ thu hồi chính sách ưu đãi thương mại cho Hồng Kông nếu Bắc Kinh áp dụng Luật An ninh Quốc gia.
gay khi Bắc Kinh đề xướng Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông thì các nhà đầu tư đã bán hết cổ phiếu làm cho chỉ số Hang Seng giảm 5.6% vào 25/05/2020, và cổ phiếu bất động sản sụt 7.7%.
Cuối cùng, Vương Nghị cũng đành xuống nước “Trung Cộng và Hoa Kỳ sẽ có lợi nếu hợp tác với nhau nhưng sẽ thua thiệt nếu đối đầu”.
Bài “Coronavirus backlash adds to trade war and decoupling pressure to fray China’s ties to global system” trên SCMP ngày 23/05/2020 ghi nhận “xuất cảng năm 2019 chiếm 17% GDP so với 36% năm 2006. Nhập cảng 14% GDP trong năm ngoái so với 23% của 2011. Ngân hàng Thế giới ghi nhận năm 2006 Thương mại hàng hóa chiếm 64% nền kinh tế Trung Cộng bi sụt xuống 32% vào 2019”.
Sau khi vụ Virus Vũ Hán bùng nổ thì cộng đồng nhân loại khó dung thứ cho Trung Cộng nên số người “không ưa Trung Cộng” gia tăng và số được hỏi “không tin Tập Cận Bình” lên gần 80% nên lời kêu gọi thoả hiệp của Bắc Kinh bị vô hiệu.
Ngày càng có nhiều quốc gia lớn nhỏ trên thế giới đồng ý với Tổng thống Donald Trump về chiến lược “Chận đứng tham vọng thống trị toàn cầu” của Bè lũ Tập Cận Bình.
Ngày 22/05/2020, Hoa Kỳ đưa thêm 30 công ty Trung Cộng vào danh sách đen sẽ bị hạn chế mua hàng của Mỹ hoặc các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài theo công nghệ Mỹ.
Giáo sư Dali Yang thuộc Đại học Chicago cho biết các mối quan hệ thương mại trước đây khiến một số chính phủ nhắm mắt làm ngơ trước tư thế chính trị của Trung Cộng dường như đang giảm mạnh nên họ nghĩ đến mối nguy của việc bỏ tất cả trứng vào một giỏ.
Kinh tế Trung Cộng ngày càng bất định do Hoa Kỳ và Liên Âu, Nhật Bản chuyển dịch vốn, rút công ty, chặn cung ứng chip điện tử cần thiết cho các sản phẩm của Trung Cộng. Hãng sản xuất chip tối tân và lớn nhất của Đài Loan TSMC đã đầu tư 12 tỉ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip tại tiểu bang Arizona, đồng thời ngưng nhận đơn đặt hàng của Huawei.
Tokyo đã cung ứng 2.2 tỉ USD cho các hãng của Nhật rời Trung Cộng. Hoa Thịnh cũng khuyến khích các công ty Mỹ rời Hoa Lục về Mỹ hoặc sang các nước khác.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 23/05/2020 trên Đài VOA, Giáo sư Khương Hữu Lộc hiện giảng dạy Cao học về Quản trị Kinh doanh tại Keller Graduate School of Management trình bày ý kiến rút hãng xưởng của Mỹ khỏi Hoa Lục với các điểm chính: (1) Thời gian rút đi dài/ngắn tuỳ công nghệ sản xuất. (2) Với Nhật “Tất cả những ngành công nghệ cao hay trung, nhưng, chính yếu cho chuỗi cung ứng phải trở về chính quốc, còn các ngành nghề công nghệ thấp vẫn phải giữ lại ở Trung Cộng hoặc chuyển sang các nước Châu Á”. Như thế, không làm thay đổi đột ngột môi trường sản xuất và kinh doanh.
Ông Lộc khuyên chính phủ Mỹ: (1) Không đánh thuế nhập vào Mỹ khi sản xuất ngoài Hoa Lục. (2) Sản xuất công nghệ thấp mà chỉ bán tại Hoa Lục thì không cần di dời. (3) Sản phẩm công nghệ thấp bán 2/3 cho Mỹ và các nước thì phải di dời.
Xu hướng chống Trung Cộng ngày càng tăng khiến Anh Quốc phải xét lại hợp đồng với Huawei. Các xu hướng chính trị khác nhau trong Xứ Sương Mù đang phối hợp chống Trung Cộng.
Các Quốc gia phát triển và mạnh đang tự sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho xã hội để chống chính sách đầu cơ, tích trữ của Bắc Kinh nhằm bảo về an ninh toàn diện cho quốc gia, dân tộc.
Thị trường Trung Cộng tuy rộng lớn, nhưng sức tiêu thụ giới hạn khi công ăn việc làm bấp bênh thì mua vàng và trữ ngoại tệ mạnh phòng thân thay vì tiêu xài thả cửa như trước.
Tổng thống Donald Trump đang được lưỡng đảng ủng hộ trong các mục tiêu đối phó với Trung Cộng nên Bắc Kinh phải đứng trước hai chọn lựa sống còn: (1) Tiếp tục phiêu lưu trên con đường thống trị toàn cầu đang bị rải đinh. (2) Tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành để cứu vãn thanh danh và vực dân tộc làm người tốt trong cộng đồng nhân loại.
Đại-Dương
Không có nhận xét nào