Header Ads

  • Breaking News

    Đại-Dương - Bắc Kinh chuyển từ chiến tranh uỷ nhiệm sang chiến tranh xâm lược

    Liên Sô chỉ huấn luyện cán bộ từ khắp thế giới đến Mạc Tư Khoa học tập Chủ nghĩa Cộng sản để khi trở về quê cũ sẽ xách động quần chúng nổi lên lật đổ chế độ hiện hành. Tuy nhiên, không viện trợ vũ khí, tài chính mà chỉ giúp trên phương diện tuyên truyền và ngoại giao.

    Đại-Dương - Bắc Kinh chuyển từ chiến tranh uỷ nhiệm sang chiến tranh xâm lược
    Nhưng, Mao Trạch Đông đào tạo, điều khiển cán bộ, viện trợ kinh tế, vũ khí để các nhóm Maoist tiến hành chiến tranh du kích cho tới lúc biến thành cuộc chiến uỷ nhiệm giữa Quốc và Cộng.

    Hiện nay chỉ còn Trung Cộng, Việt Nam, Cuba, Lào, Cambode làm chư hầu cho Bắc Kinh.

    Sai lầm chiến lược “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU) khi giao dịch với Trung Cộng đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh trở thành “Công xưởng Thế giới” hun đúc tham vọng thống trị thế giới.

    Trong bài “Vì sao Trung Cộng sẽ thống trị thế giới” của Tướng Không quân nghĩ hưu, Kiều Lương (Qiao Liang), đang làm giáo sư đại học, trong cuộc phỏng vấn của Tạp chí Conflicts rất hàm hồ: Mỹ ngày nay là một siêu cường công nghiệp “ma” phải dựa vào công nghiệp sản xuất chế biến của Trung Cộng… Trump và EU hô hào tái dịch chuyển sản xuất chỉ là một trò đánh lừa công luận.

    Thực tế, Hoa Kỳ đã áp dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng nên chỉ một thời gian gắn Hãng xe General Motor đã sản xuất hàng trăm ngàn máy trợ thở và viện trợ 14,000 cho một số quốc gia. Lãnh tụ của nhiều nước khác đang yêu cầu Mỹ giúp. Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh yêu cầu các loại thuốc thiết yếu phải được sản xuất tại Hoa Kỳ. Từ trước, 72% các nhà sản xuất thành phần dược phẩm cung cấp cho Hoa Kỳ được đặt ở nước ngoài, bao gồm 13% tại Trung Cộng.

    Trên đống tro tàn Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế song song với viện trợ cho hai cựu thù Đức và Nhật phục hồi toàn diện trong một thời gian ngắn còn Liên Sô và Trung Cộng vẫn nghèo đói, lạc hậu.

    Tổng thống Trump yêu cầu rút Quỹ Hưu trí Liên bang ra khỏi thị trường chứng khoán Trung Cộng và kêu gọi các Tập đoàn Đa quốc chuyển về Hoa Kỳ hoặc các nước khác khiến Bắc Kinh có thể rơi vào cuộc khủng hoảng vốn. Nên nhớ, thời Mao Trạch Đông, hàng hoá trong khối Tự do vẫn luân chuyển làm cho dân chúng Liên Sô và Trung Cộng phát thèm.

    Kiều Lương lập luận “khái niệm chủ quyền quốc gia bây giờ không chỉ gói ghém trong hai chữ lãnh thổ nữa.”

    Thực tế, Bắc Kinh chiếm các đảo, bãi cạn, xây đảo nhân tạo và lập “quận đảo” đã bộc lộ chính sách Tân Đế quốc Thực dân.

    Kiều Lương cáo buộc Hoa Kỳ không để Trung Cộng yên thân



    Thực tế, Bắc Kinh không để cho các nước khác yên thân buộc Hoa Kỳ phải tìm cách bảo vệ các quốc gia yếu kém! Ông ta nghi ngờ Mỹ không dám chết vì Đài Loan. Nhưng, chắc chắn Mỹ phải bảo vệ Đài Loan, kể cả nhóm đảo Pratas do Đài Bắc cai quản vì đó thuộc chuỗi đảo số 1 bao vây Trung Cộng.

    Hôm 13/05/2020, Đệ thất Hạm đội Mỹ loan báo hoạt động của Cận duyên hạm Tác chiến (Littoral Combat Ship) USS Montgomery (LCS 8) và Tiếp tế hạm USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) trong vùng biển quốc tế và không trung gần tàu West Capella đang khoan dò trong EEZ của Mã Lai Á bị các tàu Hải cảnh của Trung Cộng quấy nhiễu. Tháng trước, Hải đội Tác chiến Thuỷ Bộ hạm USS America (LHA-6) với một Tuần dương hạm và một Khu trục hạm Mỹ cùng với một Hộ tống hạm của Úc Đại Lợi biểu dương lực lượng ở đó.

    Họ Kiều kết luận “Thời đại suy tàn của Hoa Kỳ và Châu Âu đã điểm”.

    Nghe sao giống khẩu hiệu “Chủ nghĩa Tư bản đang giãy chết” được giới cộng sản tụng niệm hình như chẳng linh! Vậy, ai bịp ai đây?

    Lợi thế kinh tế dựa vào Công xưởng Thế giới và khả năng sao chép công nghệ quân sự đánh cắp mà Bắc Kinh ngày càng hung hăng và tự tin đã đến lúc so găng với Hoa Kỳ, đặc biệt tại Châu Á-Thái Bình Dương trong dịp Virus Vũ Hán đang hoành hành tại Hoa Kỳ và Châu Âu chưa thuyên giảm. Với 1,300 tỉ USD cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Bắc Kinh đang rơi vào tình trạng phải giảm hoặc hoãn nợ cho các nước đã vay mà đành dậm chân tại chỗ hoặc vỡ nợ. 5G của Hoa Vi đang bấp bênh trước tham vọng thống trị tàn bạo và độc ác của Trung Cộng trong vụ Virus Vũ Hán.

    Hải đội Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã hai lần đi qua Eo biển Miyako của Nhật Bản thông ra Thái Bình Dương và đi qua Eo biển Bashir (giữa Đài Loan và Phi Luật Tân) để vào Biển Phi Luật Tân. Khu trục hạm Thâm Quyến thuộc hàng đầu của Trung Cộng được trang bị 16 bệ phóng Hoả tiễn chống hạm siêu thanh YJ-12 có khả năng tiêu diệt HKMH. Bắc Kinh đang chuẩn bị cuộc tập trận chiếm đảo gần tỉnh Hải Nam nhân dịp Tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức nhiệm kỳ II vào 20/05/2020. HKMH Sơn Đông đóng ở Đảo Hải Nam ít xuất hiện cũng tạo thành dấu hỏi. Giới chuyên gia quốc tế đều đồng ý hai chiếc HKMH của Trung Cộng hiện nay chỉ có khả năng huấn luyện hơn tác chiến. Chủ bút tờ Hoàn Cầu Thời Báo, chiếc loa của Đảng Cộng sản Trung Hoa, kêu gọi Bắc Kinh tăng số đầu đạn nguyên tử lên 1,000 so với 290 hiện nay, kể cả 100 hoả tiễn đạn đạo bắn tới Hoa Kỳ.



    Từ năm ngoái, Hoa Kỳ đã tăng cường lực lượng quân sự khi thiết lập Bộ Tư lệnh Lực lượng Ấn Độ-Thái Bình Dương (Bộ Tứ: Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) và mở rộng để bao vây Trung Cộng khi cần.

    Mấy tháng qua, Hải quân Mỹ đã 3 lần phái khu trục hạm, tuần dương hạm đi qua Eo biển Đài Loan, kế cả lúc Bắc Kinh tập trận Hải-Không quân. Hải đội Xung kích Thuỷ bộ hạm USS America đã hiện diện ngoài khơi Thềm lục địa Mã Lai Á khi Hải dương Địa chất 8 được Hải Cảnh hộ tống song hành với tàu thăm dò của Mã Lai Á. Tiếp theo một Cập duyên hạm Tác chiến và tàu tiếp tế hiện diện gần khu vực tàu thăm dò dầu khí của Mã Lai Á đang bị các Hải cảnh Trung Cộng quấy nhiễu. Tuần lễ đầu tháng 5-2020 trên Biển phía Đông Phi Luật Tân bao gồm tiềm thuỷ đỉnh, oanh tạc cơ chiến lược tầm xa B-1, chiến hạm đều mang theo hoả tiễn chống hạm Tomahawk có tầm bắn 1,000 km và hoả tiễn đối không SM2 với tầm bắn 170 km. Thông điệp được gửi đi: Hải quân Hoa Kỳ có khả năng loại trừ các nguy cơ từ đáy biển tới vùng trời trên Biển Đông Á (gồm Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa).

    Tổng thống Donald Trump cũng cố gắng kết hợp với các đồng minh và đối tác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua nhiệm vụ, trách nhiệm bảo vệ hoà bình, phát triển trong khu vực đầu tàu nền kinh tế thế giới có ba nền kinh tế hàng đầu Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nhật Bản.

    Vì nền an ninh chung của nhân loại mà Nhật Bản đã tuần tự sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản 1947 để góp phần ngăn chặn chính sách bành trướng bá quyền Trung Cộng, ngày càng tệ hại dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.

    Hiện thời, Nhật Bản không coi Bắc Hàn mà Trung Cộng mới là nguy cơ lớn nhất nên đang chế tạo hoả tiễn siêu âm chống hạm (nằm trong số 4 quốc gia đã có Nga, Mỹ, Trung, Nhật) nhắm vào các HKMH của Trung Cộng trên hai Biển Đông và Nam Trung Hoa. Hai Khu trục hạm Trực thăng của Nhật đã biến thành HKMH để mang theo các F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng đã vượt trội khả năng của hai HKMH hiện có của Bắc Kinh. Nhật Bản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xoá bỏ tham vọng thống trị thế giới của TCB.

    Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đặc biệt các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, vẫn chưa thực sự từ bỏ chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng để thủ lợi. Thái độ này đã lỗi thời và vô hiệu mà giới lãnh đạo chưa quyết đoán trong khi khảo sát vào năm 2019 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Hoa Kỳ) ghi nhận 79% nói sự trỗi dậy của Hải quân Trung Cộng gây ảnh hưởng không tốt cho các quốc gia khác. Tại Nhật Bản và Phi Luật Tân thì tỷ lệ ủng hộ cho Mỹ cao hơn hai phần ba. Giới lãnh đạo ASEAN cần thức tỉnh vì “không có bữa ăn nào miễn phí” và “tự do của dân tộc chưa bao giờ cho không biếu không”.

    Quan hệ quốc tế chỉ bền vững khi các bên cùng chia sẻ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn tương ứng và hợp lý.

    Đại-Dương


    Không có nhận xét nào