Quốc
Tế Ca được làm Đảng Ca cho Chủ nghĩa Cộng sản có những câu “… vùng lên
hỡi ai cực khổ bần hàn … Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành … bao nhiêu
lợi quyền tất qua tay mình”, khiến nhân loại rùng mình trước bước chân
đẩm máu của cuộc Cách mạng Vô sản tại Nga năm 1917 và tại Trung Cộng vào
1921, tiếp theo lưỡi hái tử thần lan tràn khắp thế giới.
Vladimir
Lenin và Mao Trạch Đông đã đảo ngược quy luật tiệm tiến trong xã hội
loài người làm cho hàng triệu, triệu sinh mạng bị chết oan trong các
cuộc chiến tranh không-cần-thiết, do các vụ thanh trừng phi lý dẫn một
số dân tộc đi thụt lùi trên con đường tiến hoá của nhân loại.
Những quốc gia không đứng dưới lá cờ Cộng sản đã duy trì, bảo vệ di sản nhân loại và tiếp tục hoàn thiện xã hội ngày càng tốt đẹp, thăng hoa hơn.
Liên Sô (1917-1991) với dân số 300 triệu, sống trên một kho tài nguyên thiên nhiên khổng lồ mà chỉ có Quân đội và vũ khí, kể cả nguyên tử, đứng vào hàng siêu cường ngang hàng Hoa Kỳ, trong khi nền kinh tế rất èo uột qua nhiều đời lãnh đạo. Đời sống dân chúng thiếu thốn, điêu linh không bút mực nào tả xiết đến phải từ bỏ giấc mơ Thiên đường Cộng sản! Từ khi Tổng thống Vladimir Putin cầm quyền, dân Nga dễ thở hơn, nhưng, so với các quốc gia Châu Âu còn thua kém quá xa về môi trường sống, kể cả các cựu chư hầu Đông và Trung Âu. Putin sợ mất quyền kiểm soát dân chúng nên sau hơn 15 năm thương lượng vẫn chưa vào được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trung Cộng (1921-) dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã tạo ra cuộc chiến Quốc-Cộng và thống nhất đất nước năm 1949. Mao tiến hành việc cải cách xã hội, xoá bỏ văn hoá truyền thống, thanh lọc giai cấp bằng bàn tay sắt khiến cho 1.4 tỉ người Trung Cộng sống trong nghèo đói cùng cực mà vẫn phải hô khẩu hiệu không phản ánh đời sống thực. Mao còn xuất cảng chiến tranh nhân dân khiến nhiều quốc gia phải rơi vào nội chiến triền miên. Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (1904-1997) đã nương theo chính sách “phát triển kinh tế dẫn tới thay đổi chính trị” của Tây Phương để làm thay đổi cuộc sống Trung Cộng. Khoảng 100 tỉ USD/năm rót vào Hoa Lục cùng hàng trăm ngàn chuyên viên ngoại quốc tiếp tay đưa Trung Cộng trở thành “Công xuởng Thế giới” trong khi Đảng Cộng sản dồn nỗ lực xây dựng một Tân Đế quốc Thuộc địa.
Giới lãnh đạo Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đã phá “tan tành” nền văn minh nhân loại mà chỉ giữ lại phần tệ hại, độc ác, tàn bạo nhất trong giòng lịch sử nhân loại: ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ.
Đảng Cộng sản Trung Hoa đã đập tan nền kinh tế tư bản Trung Cộng làm cho dân chúng khốn cùng suốt từ năm 1949 cho tới khi Đặng Tiểu Bình hé cửa cho luồng gió tư bản ập vào. Tiếp theo đã xây dựng một nền “Kinh tế Tư bản Nhà nước Độc quyền” với các nhà Đại tư bản thuộc hạt giống đỏ như Mã Vân (Jack Ma) của Tập đoàn Alibaba, như Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) của Tập đoàn Viễn thông Huavei.
Bắc Kinh buộc dân chúng làm công trong hãng xưởng ngoại quốc lẫn các Tập đoàn của hơn 90 triệu đảng viên cộng sản mà vẫn lam lũ còn tệ hơn trước khi ĐCS thống trị nếu xét theo mức độ quyền công dân, quyền con người.
Khoảng hơn 100 triệu người chết thê thảm, uất ức, không lý do chính đáng sau khi các chế độ cộng sản thành hình trên thế giới đã chứng minh thành tích phá hoại khủng khiếp của Chủ nghĩa Cộng sản.
Bắc Kinh đóng vai trò chính trong thời gian soạn thảo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã ký và phê chuẩn khi Công ước có hiệu lực từ 1994. Thực tế, UNCLOS chỉ tập hợp các quy định về tập tục hàng hải trên biển và đại dương và pháp-chế-hoá nên bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có thể tuân thủ dù là thành viên hay không. Các quốc gia cộng sản vẫn vi phạm vì biết Công ước không có bất cứ lực lượng khống chế nào mà chỉ dựa vào sự tự giác của mọi quốc gia trong và ngoài UNCLOS.
Năm 1956, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đem quân chiếm nhóm đảo phía Đông Hoàng Sa. Năm 1958 tuyên bố Đài Loan, Bành Hồ, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng. Năm 1974, cưỡng đoạt toàn bộ Hoàng Sa. Năm 1988, đánh chiếm 3 đá do Việt Nam bồi đắp. Năm 2009, trong Hồ sơ về Thềm Lục địa đệ trình lên Liên Hiệp Quốc có kèm theo bản đồ Đường 9 Đoạn đã bị cật vấn về lý do và tỉ lệ xích. Nhưng, Bắc Kinh không phúc đáp mà áp đặt “chủ quyền thực tế” bất chấp Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) rằng: “Trung Cộng không được đòi Quyền Lịch Sử” cho vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn, vì các yêu sách của Bắc Kinh vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển”. Nhưng, Bắc Kinh bác bỏ và tiếp tục tăng cường quyền kiểm soát trên thực tế ở Biển Nam Trung Hoa bằng cách quân-sự-hoá và hợp-thức-hoá hai Nhóm đảo Hoàng Sa (Tây Sa, Paracel Islands) và Trường Sa (Nam Sa, Spratly Islands).
Từ năm 2004, Bắc Kinh lấy danh nghĩa trao đổi văn hoá để lập 525 Viện Khổng Tử và 1,113 Khóa đường Khổng Tử tại 123 quốc gia tính đến cuối năm 2017. Đồng thời, cho nhiều sinh viên du học, các học giả trao đổi kiến thức với quốc tế. Thực tế, các nhóm đó có vai trò đánh cắp công nghệ quân sự, xã hội, kinh tế, học thuật tại Hoa Kỳ và Tây Âu. Ngoài ra, Bắc Kinh còn hủ hoá các trường đại học và giáo sư nhằm điều khiển hệ thống giáo dục khắp thế giới. Các Viện Khổng Tử và Khoá đường Khổng Tử tại các quốc gia tiên tiến lần lượt bị đóng cửa.
Bắc Kinh cưỡng ép các Tập đoàn Đa quốc, công ty nước ngoài hoạt động tại Hoa Lục phải chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đã giúp cho Trung Cộng nhanh chóng phát triển trong các lĩnh vực quân sự và kinh tế tạo điều kiện cho Tập Cận Bình tiến hành tham vọng thống trị toàn cầu.
Vì thế, Tổng thống Trump mới mở mặt trận kỹ thuật với TCB nhằm chặn đứng hành động ăn cắp sao chép, cưỡng bách, vi phạm tác quyền. Với một thể chế độc tài toàn trị như Trung Cộng mà hàng nhái, hàng giả chiếm 85% trên toàn cầu thì ắt phải hiểu do chủ trương của Bắc Kinh muốn lũng đoạn thị trường và gây thiệt hại ngành sản xuất và kinh tế của Tây Phương trong trận chiến phi-đối-xứng.
Một trong những mục tiêu tranh cử năm 2016 đã được Tổng thống Donald Trump thực hiện: triệt tiêu tham vọng thống trị thế giới của TCB.
Hôm 15/05/2020, Tổng thống Trump đã gia tăng lệnh cấm các nhà sản xuất cung cấp chip bán dẫn cho Tập đoàn Viễn thông Huavei nếu chưa được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho phép. Lệnh này cũng có hiệu lực với tất cả nhà sản xuất tấm bán dẫn khắp thế giới mà có sử dụng kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Tờ The Forbes ngày 15/05/2020 nhận định: Hoa Kỳ muốn hạn chế Huawei phổ biến ra bên ngoài Trung Cộng làm thiệt hại tới nền an ninh Hoa Kỳ, và ngăn cản khả năng truyền tải tin tức tình báo với các đồng minh, và dễ dàng đánh cắp tài liệu giá trị. Năm 2019, Huawei cho biết đã ký hợp đồng 5G với 30 nhà mạng và chuyển 40,000 trang web 5G cho thế giới, nhưng, không công bố danh sách mà có thể đa số ở Hoa Lục. Ngược lại, Nokia tiết lộ khách hàng 5G gồm 70 nhà khai thác trên toàn cầu, và Ericsson có 91 tài liệu tham khảo khách hàng. Phân tích của Bird & Bird cho thấy, Ericsson, Samsung, Qualcomm và Nokia có nhiều bằng sáng chế 5G cần thiết hơn Huawei.
Huawei giảm doanh số 5G ở nước ngoài càng trầm trọng hơn khi Bắc Kinh đã đầu cơ, trục lợi trong vụ Virus Vũ Hán gây tổn thất quá nhiều trên toàn cầu nên bị mất niềm tin.
Báo SCMP trích lời đương kim Chủ tịch Huawei, Guo Ping cáo buộc Tổng thống Trump độc đoán và nguy hiểm, nhưng Tập đoàn sẽ sớm tìm ra giải pháp, đồng thời thừa nhận tác động không thể tránh khỏi.
Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất TSMC của Đài Loan là khách hàng chính của Huawei đã tuyên bố sẽ xây nhà nhà máy sản xuất chip trị giá 12 tỉ USD tại Tiểu bang Arizona và ngưng nhận đơn đặt hàng mới của Huawei trong thời gian ưu hạn 120 ngày. Huawe sẽ sản xuất chip tại nhà máy SMIC ở Thượng Hải. Tuy nhiên, SMIC phải dựa vào thiết bị sản xuất của Mỹ để chế tạo các tấm silicon.
Trước Đại dịch Virus Vũ Hán, hầu hết nhân loại còn mơ hồ về tham vọng thống trị toàn diện thế giới của Tập Cận Bình. Bây giờ, gió đã đổi chiều. Nhiều quốc gia bắt đầu hoặc đã tiến hành các biện pháp từng bước chống lại sự thống trị của Trung Cộng trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hoá để duy trì một nền hoà bình vĩnh cữu, phát triển hỗ tương và bền vững cho cộng đồng nhân loại.
Đại-Dương
Đại-Dương: Bắc Kinh – bè lũ phá hoại |
Những quốc gia không đứng dưới lá cờ Cộng sản đã duy trì, bảo vệ di sản nhân loại và tiếp tục hoàn thiện xã hội ngày càng tốt đẹp, thăng hoa hơn.
Liên Sô (1917-1991) với dân số 300 triệu, sống trên một kho tài nguyên thiên nhiên khổng lồ mà chỉ có Quân đội và vũ khí, kể cả nguyên tử, đứng vào hàng siêu cường ngang hàng Hoa Kỳ, trong khi nền kinh tế rất èo uột qua nhiều đời lãnh đạo. Đời sống dân chúng thiếu thốn, điêu linh không bút mực nào tả xiết đến phải từ bỏ giấc mơ Thiên đường Cộng sản! Từ khi Tổng thống Vladimir Putin cầm quyền, dân Nga dễ thở hơn, nhưng, so với các quốc gia Châu Âu còn thua kém quá xa về môi trường sống, kể cả các cựu chư hầu Đông và Trung Âu. Putin sợ mất quyền kiểm soát dân chúng nên sau hơn 15 năm thương lượng vẫn chưa vào được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trung Cộng (1921-) dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã tạo ra cuộc chiến Quốc-Cộng và thống nhất đất nước năm 1949. Mao tiến hành việc cải cách xã hội, xoá bỏ văn hoá truyền thống, thanh lọc giai cấp bằng bàn tay sắt khiến cho 1.4 tỉ người Trung Cộng sống trong nghèo đói cùng cực mà vẫn phải hô khẩu hiệu không phản ánh đời sống thực. Mao còn xuất cảng chiến tranh nhân dân khiến nhiều quốc gia phải rơi vào nội chiến triền miên. Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (1904-1997) đã nương theo chính sách “phát triển kinh tế dẫn tới thay đổi chính trị” của Tây Phương để làm thay đổi cuộc sống Trung Cộng. Khoảng 100 tỉ USD/năm rót vào Hoa Lục cùng hàng trăm ngàn chuyên viên ngoại quốc tiếp tay đưa Trung Cộng trở thành “Công xuởng Thế giới” trong khi Đảng Cộng sản dồn nỗ lực xây dựng một Tân Đế quốc Thuộc địa.
Giới lãnh đạo Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đã phá “tan tành” nền văn minh nhân loại mà chỉ giữ lại phần tệ hại, độc ác, tàn bạo nhất trong giòng lịch sử nhân loại: ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ.
Đảng Cộng sản Trung Hoa đã đập tan nền kinh tế tư bản Trung Cộng làm cho dân chúng khốn cùng suốt từ năm 1949 cho tới khi Đặng Tiểu Bình hé cửa cho luồng gió tư bản ập vào. Tiếp theo đã xây dựng một nền “Kinh tế Tư bản Nhà nước Độc quyền” với các nhà Đại tư bản thuộc hạt giống đỏ như Mã Vân (Jack Ma) của Tập đoàn Alibaba, như Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) của Tập đoàn Viễn thông Huavei.
Bắc Kinh buộc dân chúng làm công trong hãng xưởng ngoại quốc lẫn các Tập đoàn của hơn 90 triệu đảng viên cộng sản mà vẫn lam lũ còn tệ hơn trước khi ĐCS thống trị nếu xét theo mức độ quyền công dân, quyền con người.
Khoảng hơn 100 triệu người chết thê thảm, uất ức, không lý do chính đáng sau khi các chế độ cộng sản thành hình trên thế giới đã chứng minh thành tích phá hoại khủng khiếp của Chủ nghĩa Cộng sản.
Bắc Kinh đóng vai trò chính trong thời gian soạn thảo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã ký và phê chuẩn khi Công ước có hiệu lực từ 1994. Thực tế, UNCLOS chỉ tập hợp các quy định về tập tục hàng hải trên biển và đại dương và pháp-chế-hoá nên bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào cũng có thể tuân thủ dù là thành viên hay không. Các quốc gia cộng sản vẫn vi phạm vì biết Công ước không có bất cứ lực lượng khống chế nào mà chỉ dựa vào sự tự giác của mọi quốc gia trong và ngoài UNCLOS.
Năm 1956, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đem quân chiếm nhóm đảo phía Đông Hoàng Sa. Năm 1958 tuyên bố Đài Loan, Bành Hồ, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng. Năm 1974, cưỡng đoạt toàn bộ Hoàng Sa. Năm 1988, đánh chiếm 3 đá do Việt Nam bồi đắp. Năm 2009, trong Hồ sơ về Thềm Lục địa đệ trình lên Liên Hiệp Quốc có kèm theo bản đồ Đường 9 Đoạn đã bị cật vấn về lý do và tỉ lệ xích. Nhưng, Bắc Kinh không phúc đáp mà áp đặt “chủ quyền thực tế” bất chấp Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) rằng: “Trung Cộng không được đòi Quyền Lịch Sử” cho vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn, vì các yêu sách của Bắc Kinh vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển”. Nhưng, Bắc Kinh bác bỏ và tiếp tục tăng cường quyền kiểm soát trên thực tế ở Biển Nam Trung Hoa bằng cách quân-sự-hoá và hợp-thức-hoá hai Nhóm đảo Hoàng Sa (Tây Sa, Paracel Islands) và Trường Sa (Nam Sa, Spratly Islands).
Từ năm 2004, Bắc Kinh lấy danh nghĩa trao đổi văn hoá để lập 525 Viện Khổng Tử và 1,113 Khóa đường Khổng Tử tại 123 quốc gia tính đến cuối năm 2017. Đồng thời, cho nhiều sinh viên du học, các học giả trao đổi kiến thức với quốc tế. Thực tế, các nhóm đó có vai trò đánh cắp công nghệ quân sự, xã hội, kinh tế, học thuật tại Hoa Kỳ và Tây Âu. Ngoài ra, Bắc Kinh còn hủ hoá các trường đại học và giáo sư nhằm điều khiển hệ thống giáo dục khắp thế giới. Các Viện Khổng Tử và Khoá đường Khổng Tử tại các quốc gia tiên tiến lần lượt bị đóng cửa.
Bắc Kinh cưỡng ép các Tập đoàn Đa quốc, công ty nước ngoài hoạt động tại Hoa Lục phải chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đã giúp cho Trung Cộng nhanh chóng phát triển trong các lĩnh vực quân sự và kinh tế tạo điều kiện cho Tập Cận Bình tiến hành tham vọng thống trị toàn cầu.
Vì thế, Tổng thống Trump mới mở mặt trận kỹ thuật với TCB nhằm chặn đứng hành động ăn cắp sao chép, cưỡng bách, vi phạm tác quyền. Với một thể chế độc tài toàn trị như Trung Cộng mà hàng nhái, hàng giả chiếm 85% trên toàn cầu thì ắt phải hiểu do chủ trương của Bắc Kinh muốn lũng đoạn thị trường và gây thiệt hại ngành sản xuất và kinh tế của Tây Phương trong trận chiến phi-đối-xứng.
Một trong những mục tiêu tranh cử năm 2016 đã được Tổng thống Donald Trump thực hiện: triệt tiêu tham vọng thống trị thế giới của TCB.
Hôm 15/05/2020, Tổng thống Trump đã gia tăng lệnh cấm các nhà sản xuất cung cấp chip bán dẫn cho Tập đoàn Viễn thông Huavei nếu chưa được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho phép. Lệnh này cũng có hiệu lực với tất cả nhà sản xuất tấm bán dẫn khắp thế giới mà có sử dụng kỹ thuật của Hoa Kỳ.
Tờ The Forbes ngày 15/05/2020 nhận định: Hoa Kỳ muốn hạn chế Huawei phổ biến ra bên ngoài Trung Cộng làm thiệt hại tới nền an ninh Hoa Kỳ, và ngăn cản khả năng truyền tải tin tức tình báo với các đồng minh, và dễ dàng đánh cắp tài liệu giá trị. Năm 2019, Huawei cho biết đã ký hợp đồng 5G với 30 nhà mạng và chuyển 40,000 trang web 5G cho thế giới, nhưng, không công bố danh sách mà có thể đa số ở Hoa Lục. Ngược lại, Nokia tiết lộ khách hàng 5G gồm 70 nhà khai thác trên toàn cầu, và Ericsson có 91 tài liệu tham khảo khách hàng. Phân tích của Bird & Bird cho thấy, Ericsson, Samsung, Qualcomm và Nokia có nhiều bằng sáng chế 5G cần thiết hơn Huawei.
Huawei giảm doanh số 5G ở nước ngoài càng trầm trọng hơn khi Bắc Kinh đã đầu cơ, trục lợi trong vụ Virus Vũ Hán gây tổn thất quá nhiều trên toàn cầu nên bị mất niềm tin.
Báo SCMP trích lời đương kim Chủ tịch Huawei, Guo Ping cáo buộc Tổng thống Trump độc đoán và nguy hiểm, nhưng Tập đoàn sẽ sớm tìm ra giải pháp, đồng thời thừa nhận tác động không thể tránh khỏi.
Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất TSMC của Đài Loan là khách hàng chính của Huawei đã tuyên bố sẽ xây nhà nhà máy sản xuất chip trị giá 12 tỉ USD tại Tiểu bang Arizona và ngưng nhận đơn đặt hàng mới của Huawei trong thời gian ưu hạn 120 ngày. Huawe sẽ sản xuất chip tại nhà máy SMIC ở Thượng Hải. Tuy nhiên, SMIC phải dựa vào thiết bị sản xuất của Mỹ để chế tạo các tấm silicon.
Trước Đại dịch Virus Vũ Hán, hầu hết nhân loại còn mơ hồ về tham vọng thống trị toàn diện thế giới của Tập Cận Bình. Bây giờ, gió đã đổi chiều. Nhiều quốc gia bắt đầu hoặc đã tiến hành các biện pháp từng bước chống lại sự thống trị của Trung Cộng trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hoá để duy trì một nền hoà bình vĩnh cữu, phát triển hỗ tương và bền vững cho cộng đồng nhân loại.
Đại-Dương
Không có nhận xét nào