Năm 1771, Taksin biết được tin
thái tử tiền triều là Chiêu Thúy đang trốn tại Hà Tiên, sợ ảnh hưởng đến
ngai vàng và cũng đã nhòm ngó Hà Tiên từ lâu nên tháng 10 năm đó ông ta
đem quân tiến đánh Hà Tiên. Đây là cuộc chiến Việt - Xiêm lần thứ ba
(1771-1772)...
Phần 3: Chiến tranh Việt Xiêm lần 3 (1771-1772)
Tông Đức bại trận lui Long Hồ
Quân Xiêm san bằng Hà Tiên trấn
Taksin đại đế lấy cớ diệt Hà Tiên
Năm 1767, quân Miến Điện đánh vào kinh đô người Thái, kết liễu Ayutthaya, một đế quốc hùng cường khét tiếng có lịch sử hơn 400 năm. Sau đó, một viên tướng gốc Hoa tên là Taksin (Trịnh Quốc Anh) lãnh đạo kháng chiến thành công, lên ngôi vua lập ra vương triều Thonburi, sử Xiêm La gọi là Taksin Đại đế.
Không như Miến Điện vốn ở xa, Xiêm La là nước lớn mạnh nhất khu vực lại gần với nước ta nhất, chỉ cách có một đường bờ biển là vịnh Thái Lan và đường bộ tiếp giáp với Chân Lạp. Trong thời kỳ phát triển của mình, đế quốc Xiêm La luôn nhòm ngó vùng đất đồng bằng màu mỡ Gia Định và đã nhiều lần tiến binh nhưng đều thất bại. Khi nhà họ Mạc thành công xây dựng Hà Tiên thành một trọng trấn phồn vinh với vị trí đắc địa tiếp giáp vịnh Thái Lan thì lòng tham của Xiêm La càng dâng cao hơn nữa, chúng quyết phải chiếm được vùng đất này. Do đó Mạc Thiên Tứ cùng quân dân trấn Hà Tiên non trẻ của nước ta đã phải đối đầu với lực lượng xâm lược hùng mạnh hơn nhiều lần do đích thân vua Xiêm Taksin đại đế chỉ huy.
Năm 1771, Taksin biết được tin thái tử tiền triều là Chiêu Thúy đang trốn tại Hà Tiên, sợ ảnh hưởng đến ngai vàng và cũng đã nhòm ngó Hà Tiên từ lâu nên tháng 10 năm đó ông ta đem quân tiến đánh Hà Tiên. Đây là cuộc chiến Việt - Xiêm lần thứ ba (1771-1772).
Tông Đức hầu kịch chiến Hà Tiên trấn
Sách "Gia Định thành thông chí" ghi rất chi tiết cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt của quân dân Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ lãnh đạo như sau:
“Tháng 9 (1771), Phi Nhã Tân (tức Trịnh Quốc Anh-Taksin) thấy Chiêu Thúy (thái tử triều trước của Thái Lan) hiện đang trú ở Hà Tiên, lo rằng việc ấy khó chịu... [Nhân] thừa nhuệ khí vừa mới phá giặc ở Lục Côn (thuộc nước Miến Điện) nên mới thân điều 2 vạn lính thủy lục, dùng tên cướp Trần Thái ở núi Bạch Mã làm người dẫn đường…
Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải xây bằng đất đá). Lúc ấy quân giữ Hà Tiên rất ít ỏi, nên họ phải đóng chặt cửa thành để chống cự, mặt khác lo cấp báo với đồn dinh Long Hồ.
Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu rồi dùng súng lớn bắn vào thành, tình thế rất nguy cấp. Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa hò reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ) thân dẫn quân đánh với chúng trên đường phố, một lúc sau, quân dân trong thành tan vỡ chạy tán loạn, qua canh ba thành vỡ, Tông Đức hầu quyết tử chiến với địch thì Cai đội Đức Nghiệp hầu đến ôm nách đưa Tông Đức hầu lên thuyền rồi chèo theo đường sông hướng về Giang Thành (tên một thủ sở) mà chạy.
Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng, Thắng Thủy hầu Mạc Tử Thảng và Tham tướng Mạc Tử Dung đem thủy quân phá vòng vây rồi theo đường biển chạy xuống Kiên Giang, sau đó qua Trấn Giang đóng lại.
Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liên cho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là Sa Ra chặn đánh nhưng cũng thua, bèn rút ra đạo Tân Châu Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm vì không biết đường nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm (Chan Sum) chạy về Hà Tiên. Quân dinh Long Hồ thu được 5 chiếc thuyền chiến, súng ống và vật dụng của quân Xiêm và ghe sai của Hà Tiên không kể xiết, rồi để quân ở lại giữ đạo Châu Đốc, còn đại binh lui về Tân Châu cùng Tông Đức hầu hỏi han, an ủi cơ sự, sau đó sai thuyền bè đưa Tông Đức hầu về nghỉ tại dinh Long Hồ.”
Cửu Đàm dẹp quân Xiêm, thu phục Chân Lạp
Chúa Nguyễn nhận thấy tình hình trở nên nghiêm trọng nên đặc biệt điều quân chủ lực tinh nhuệ vào cứu viện cho Hà Tiên và đánh bại quân Xiêm:
“Sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm (con Nguyễn Cửu Vân) làm Khâm sai Chánh thống suất đốc chiến, Cai bạ dinh Quảng Nam là Trần Phước Thành làm Khâm sai tham tán, lĩnh 10.000 quân thủy và bộ thuộc hai dinh Bình Khang và Bình Thuận và 20 chiếc thuyền chiến để hành việc điều khiển.
Mùa hạ, tháng 6, Nguyễn Cửu Đàm tiến quân theo đường Tiền Giang, cùng với Cai bạ dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên lĩnh quan quân đạo Đông Khẩu tiến theo đường Kiên Giang; Lưu thủ Tống Phước Hiệp theo đường Hậu Giang tiến đóng giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho hai cánh quân trên. Bấy giờ Cai đội đạo Đông Khẩu là Nguyễn Hữu Nhân ốm, một mình Khoa Thuyên đem 3.000 quân và 50 thuyền, đánh nhau với quân Xiêm không được, lui về đầm Kiên Giang, rồi dùng người Chân Lạp là Nhẫm Lạch (chức quan) Tối (tên người) làm tiên phong, tiến đến Nam Vang đánh phá được quân Xiêm. Vua Xiêm chạy sang Hà Tiên. Nặc Nộn chạy đến Cầu Vọt [Quân ta] bèn thu phục các phủ Nam Vang, La Bích. Nặc Tôn trở về nước. Chân Lạp được dẹp yên. Đàm thu quân về dinh, đắp lũy Tân Hoa kéo dài 15 dặm bao quanh đồn dinh, chắn ngang đường bộ đề phòng bất trắc”...
(Đại Nam thực lục).
Đại chiến Việt - Xiêm: Cuộc chiến tranh vệ quốc huy hoàng dài nhất lịch sử Việt Nam. Phần 3 và 4 |
Tông Đức bại trận lui Long Hồ
Quân Xiêm san bằng Hà Tiên trấn
Taksin đại đế lấy cớ diệt Hà Tiên
Năm 1767, quân Miến Điện đánh vào kinh đô người Thái, kết liễu Ayutthaya, một đế quốc hùng cường khét tiếng có lịch sử hơn 400 năm. Sau đó, một viên tướng gốc Hoa tên là Taksin (Trịnh Quốc Anh) lãnh đạo kháng chiến thành công, lên ngôi vua lập ra vương triều Thonburi, sử Xiêm La gọi là Taksin Đại đế.
Không như Miến Điện vốn ở xa, Xiêm La là nước lớn mạnh nhất khu vực lại gần với nước ta nhất, chỉ cách có một đường bờ biển là vịnh Thái Lan và đường bộ tiếp giáp với Chân Lạp. Trong thời kỳ phát triển của mình, đế quốc Xiêm La luôn nhòm ngó vùng đất đồng bằng màu mỡ Gia Định và đã nhiều lần tiến binh nhưng đều thất bại. Khi nhà họ Mạc thành công xây dựng Hà Tiên thành một trọng trấn phồn vinh với vị trí đắc địa tiếp giáp vịnh Thái Lan thì lòng tham của Xiêm La càng dâng cao hơn nữa, chúng quyết phải chiếm được vùng đất này. Do đó Mạc Thiên Tứ cùng quân dân trấn Hà Tiên non trẻ của nước ta đã phải đối đầu với lực lượng xâm lược hùng mạnh hơn nhiều lần do đích thân vua Xiêm Taksin đại đế chỉ huy.
Năm 1771, Taksin biết được tin thái tử tiền triều là Chiêu Thúy đang trốn tại Hà Tiên, sợ ảnh hưởng đến ngai vàng và cũng đã nhòm ngó Hà Tiên từ lâu nên tháng 10 năm đó ông ta đem quân tiến đánh Hà Tiên. Đây là cuộc chiến Việt - Xiêm lần thứ ba (1771-1772).
Tông Đức hầu kịch chiến Hà Tiên trấn
Sách "Gia Định thành thông chí" ghi rất chi tiết cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt của quân dân Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ lãnh đạo như sau:
“Tháng 9 (1771), Phi Nhã Tân (tức Trịnh Quốc Anh-Taksin) thấy Chiêu Thúy (thái tử triều trước của Thái Lan) hiện đang trú ở Hà Tiên, lo rằng việc ấy khó chịu... [Nhân] thừa nhuệ khí vừa mới phá giặc ở Lục Côn (thuộc nước Miến Điện) nên mới thân điều 2 vạn lính thủy lục, dùng tên cướp Trần Thái ở núi Bạch Mã làm người dẫn đường…
Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải xây bằng đất đá). Lúc ấy quân giữ Hà Tiên rất ít ỏi, nên họ phải đóng chặt cửa thành để chống cự, mặt khác lo cấp báo với đồn dinh Long Hồ.
Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu rồi dùng súng lớn bắn vào thành, tình thế rất nguy cấp. Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa hò reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ) thân dẫn quân đánh với chúng trên đường phố, một lúc sau, quân dân trong thành tan vỡ chạy tán loạn, qua canh ba thành vỡ, Tông Đức hầu quyết tử chiến với địch thì Cai đội Đức Nghiệp hầu đến ôm nách đưa Tông Đức hầu lên thuyền rồi chèo theo đường sông hướng về Giang Thành (tên một thủ sở) mà chạy.
Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng, Thắng Thủy hầu Mạc Tử Thảng và Tham tướng Mạc Tử Dung đem thủy quân phá vòng vây rồi theo đường biển chạy xuống Kiên Giang, sau đó qua Trấn Giang đóng lại.
Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liên cho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là Sa Ra chặn đánh nhưng cũng thua, bèn rút ra đạo Tân Châu Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm vì không biết đường nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm (Chan Sum) chạy về Hà Tiên. Quân dinh Long Hồ thu được 5 chiếc thuyền chiến, súng ống và vật dụng của quân Xiêm và ghe sai của Hà Tiên không kể xiết, rồi để quân ở lại giữ đạo Châu Đốc, còn đại binh lui về Tân Châu cùng Tông Đức hầu hỏi han, an ủi cơ sự, sau đó sai thuyền bè đưa Tông Đức hầu về nghỉ tại dinh Long Hồ.”
Cửu Đàm dẹp quân Xiêm, thu phục Chân Lạp
Chúa Nguyễn nhận thấy tình hình trở nên nghiêm trọng nên đặc biệt điều quân chủ lực tinh nhuệ vào cứu viện cho Hà Tiên và đánh bại quân Xiêm:
“Sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm (con Nguyễn Cửu Vân) làm Khâm sai Chánh thống suất đốc chiến, Cai bạ dinh Quảng Nam là Trần Phước Thành làm Khâm sai tham tán, lĩnh 10.000 quân thủy và bộ thuộc hai dinh Bình Khang và Bình Thuận và 20 chiếc thuyền chiến để hành việc điều khiển.
Mùa hạ, tháng 6, Nguyễn Cửu Đàm tiến quân theo đường Tiền Giang, cùng với Cai bạ dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên lĩnh quan quân đạo Đông Khẩu tiến theo đường Kiên Giang; Lưu thủ Tống Phước Hiệp theo đường Hậu Giang tiến đóng giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho hai cánh quân trên. Bấy giờ Cai đội đạo Đông Khẩu là Nguyễn Hữu Nhân ốm, một mình Khoa Thuyên đem 3.000 quân và 50 thuyền, đánh nhau với quân Xiêm không được, lui về đầm Kiên Giang, rồi dùng người Chân Lạp là Nhẫm Lạch (chức quan) Tối (tên người) làm tiên phong, tiến đến Nam Vang đánh phá được quân Xiêm. Vua Xiêm chạy sang Hà Tiên. Nặc Nộn chạy đến Cầu Vọt [Quân ta] bèn thu phục các phủ Nam Vang, La Bích. Nặc Tôn trở về nước. Chân Lạp được dẹp yên. Đàm thu quân về dinh, đắp lũy Tân Hoa kéo dài 15 dặm bao quanh đồn dinh, chắn ngang đường bộ đề phòng bất trắc”...
(Đại Nam thực lục).
Hà Tiên hứng chịu cơn binh lửa
Sau trận kịch chiến làm thất thủ Hà Tiên, quân đội chúa Nguyễn ở miền Nam đã đánh bại quân Xiêm, nhưng cũng phải trải qua nhiều trận chiến khốc liệt và hậu quả là Hà Tiên thành trấn bị quân Xiêm đốt phá tan hoang, thành quả mấy chục năm gây dựng bỗng chốc trở thành tro bụi:
“Năm Quý Tỵ (1773), mùa xuân, Thiên Tứ sai người nhà là Mạc Tú mang thư sang Xiêm giảng hòa. Vua Xiêm mừng quá đưa trả con trai con gái Thiên Tứ mà mình đã bắt, và triệu Trần Liên về. Thành lũy nhà cửa Hà Tiên đều bị quân Xiêm tàn phá. Thiên Tứ bèn lưu lại Trấn Giang, sai con là Hoàng về Hà Tiên, tu sửa lại”...
(Đại Nam liệt truyện).
“Khi quân Xiêm qua xâm chiếm, chúng đã phá hết thành lũy Hà Tiên, phá tan nhà cửa, cướp hết của cải, nhân dân đều bỏ trốn chỉ còn lại gò đất hoang mà thôi. Tông Đức hầu khôn xiết bùi ngùi trước cảnh hoang tàn như thơ Thử Ly miêu tả, rồi tạm trú ở Trấn Giang, sau sai Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng trở về để sửa sang lại dinh lũy”...
(Gia Định Thành thông chí- Trịnh Hoài Đức).
Lời bàn:
Sau trận kịch chiến khiến cho Hà Tiên trấn bị quân Xiêm san bằng, có lẽ đủ chứng minh lòng trung thành và tận tâm của nhà họ Mạc với nước ta.
Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ đều xứng đáng trở thành những danh nhân mở cõi, khai phá phương Nam được dân ta đời đời tưởng nhớ vậy. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, khi mà quân Xiêm sau ba lần đại bại vẫn ngày càng điên cuồng và chờ một cơ hội mới.
Đại chiến Việt - Xiêm: Cuộc chiến tranh vệ quốc huy hoàng dài nhất lịch sử Việt Nam. Phần 4
Cuối năm Quý Tỵ (1833), theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi, vua Xiêm La sai tướng Chiêu Phi Nhã Chất Tri (Chao Phraya Bodin Decha) và Chiêu Phi Nhã Phật Lăng (Phra Klang) đem 4 vạn quân cùng với 350 chiến thuyền, chia làm 5 đạo, bằng nhiều hướng đánh vào một số tỉnh ở miền Trung, Châu Đốc và Hà Tiên...
Phần 4: Chiến tranh Việt Xiêm lần 4 (1833-1834)
Vàm Nao diệt 4 vạn quân Xiêm
Lừng lẫy uy danh Đốc Binh Vàng
Xiêm vương quyết tâm cao, Phi Nhã Chất Tri tham chiến,
Cũng cần nói thêm rằng Phi Nhã Chất Tri có thể được xem là danh tướng số một của Xiêm La lúc đó, người này vừa mới tiêu diệt vương quốc Viêng Chăn, tiếng tăm lừng lẫy.
Tuy rằng cả 5 đạo quân cùng tiến, nhưng chủ đích của quân Xiêm La là cốt đánh Chân Lạp và Nam Kỳ, còn các đạo khác chỉ là để phân chia quân lực của nước Việt mà thôi. Vua Minh Mệnh hay tin phong cho Trần Văn Năng làm Bình khấu Tướng quân cùng Hiệp biện đại học sĩ Lê Đăng Doanh và Vũ lâm dinh Tả dực Thống chế Nguyễn Văn Trọng làm Tham tán đại thần cùng với các tướng tá khác như Trương Minh Giảng, Nguyễn Văn Xuân… đi dẹp giặc.
Xiêm quân hạ Châu Đốc Hà Tiên, miền Nam gặp nguy hiểm
Tháng 11 (âm lịch) năm đó, hơn 100 thuyền chiến của nước Xiêm La đánh chiếm Hà Tiên, rồi chia thành hai đạo đánh hạ luôn đồn Châu Đốc (An Giang). Cả hai tỉnh ấy đều thất thủ. Trước tình hình nguy cấp này, quan quân nhà Nguyễn tức tốc lập phòng tuyến ở Vàm Nao. Từ Châu Đốc, sau khi chuẩn bị xong, thủy quân Xiêm La theo ngả sông Tiền tiến xuống Vàm Nao. Nơi đây trở thành địa điểm then chốt của trận thư hùng chiến lược, nếu không chiến thắng ở đây thì nhà Nguyễn nhiều khả năng sẽ vỡ trận và mất miền Nam. Nhà văn Sơn Nam cũng viết về cuộc chiến này như sau:
“Trận thủy chiến trên Vàm Nao là trận ác chiến, mang tầm chiến lược quan trọng. Quân Xiêm dùng hỏa công, thả bè lửa, theo nước ròng (thủy triều rút ra biển) chảy xiết để đốt chiến thuyền quân Việt. Trận chiến kéo dài từ khoảng 3 giờ khuya đến 10 giờ trưa mới dứt. Nếu quân Việt không ngăn được, quân Xiêm sẽ xuống Sa Đéc rồi Rạch Gầm, Mỹ Tho…”.
Vàm Nao diệt quân Xiêm, chém chết đại tướng
Sau khi hai tỉnh An Giang và Hà Tiên bị thất thủ, đồn Châu Đốc bị giặc uy hiếp. Trải qua nhiều trận giằng co, Bình Khấu tướng quân Trần Văn Năng cùng các tham tán Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân, Hồ Văn Khuê… đã bàn bạc cùng nhau để dàn trận giáng cho giặc một đòn nặng ở trận quyết chiến Cổ Hủ và Vàm Nao nhằm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Do đoán được quân Xiêm sẽ dùng hỏa công, quân ta liền thu hết các chiến thuyền về đậu ở hai bên bờ sông. Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc quân đánh bắn, từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều. Thủy quân ta thuyền chiến nối nhau, lửa ở giữa sông không cháy lan lên được hai bên bờ. Khi bè lửa trôi qua rồi, quân ta thủy bộ đánh giáp lá cà. Quân Xiêm thua to. Chết mất một vị đại tướng chỉ huy là Phi Nhã Phật Lăng (còn gọi là PhraKlang Prayurawongse).
Sách “Minh Mệnh chính yếu” còn chép như sau:
“Giặc Xiêm dẫn binh thuyền hơn trăm chiếc, từ Thuận Cảng xuôi xuống, bày ngang giữa dòng sông để chống lại thuyền của quân ta, lại đánh đồn của ta đóng bên tả ngạn. Quản vệ giữ đồn là Phạm Hữu Tâm chống đánh, chém kẻ cầm đầu của giặc là Phi Nhã Khổ Lặc. Giặc dựng trại ngang đồn, ngày đêm dùng đại bác bắn phá. Ta chờ quân chi viện, nhưng giặc ở phía thượng nguồn bèn nhân đêm tối, thừa lúc nước ròng, noi theo hai bên tả hữu bờ sông, phóng lửa đốt thuyền quân ta, rồi giặc đem quân đến đồn phía tả ngạn mà đánh từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều, thây chồng lên nhau. Giặc liền lui…”
Thu hồi lãnh thổ, tiến quân Cao Miên
Sau nhiều trận giao tranh dữ dội, quan quân Việt thu phục được đồn Châu Đốc, thành Hà Tiên… rồi vượt sang biên giới đánh đuổi quân Xiêm La ra khỏi thành Nam Vang (nay là kinh đô vương quốc Campuchia). Phần vì tuổi già, phần vì chinh chiến gian khổ, Trần Văn Năng lâm trọng bệnh phải giao binh quyền lại cho tướng Trương Minh Giảng để về nước trị bệnh. Thuyền chở Trần Văn Năng đến Bến Siêu (thuộc Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) thì ông qua đời (năm 1835), thọ 72 tuổi. Nghe tin ông mất, vua Minh Mệnh ra lệnh phải mang thi hài ông về kinh an táng. Sau đó, truy tặng ông chức Thái phó tước Tân Thành quận công, cho bãi triều ba ngày và ông được nhà vua ban cho một bài thơ ngự chế. Đến nay vẫn còn đền thờ của ông ở miền Tây, nơi mà người dân gọi ông bằng cái tên thân thuộc: Đốc Binh Vàng.
Lời bàn:
Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ của miền Nam chính là đánh đổi bằng máu xương của bao quân dân và các vị danh tướng, danh thần suốt mấy trăm năm qua. Từ Nguyễn Hữu Cảnh cho đến Trần Văn Năng, các ông đều vì nước mà xả thân, ghi dấu trong sử xanh với những chiến công nức lòng dân tộc. Ấy thế mà dải đất phương Nam này vẫn phải bị tẩy lễ chiến tranh một lần khốc liệt nữa mới thấy được nền thái bình vững bền.
Minh Bảo
https://www.ntdvn.com/
Không có nhận xét nào