Khi đại dịch virus corona bắt đầu lan
rộng khắp châu Á và chính phủ độc đảng của Việt Nam liên tục báo cáo tỷ
lệ lây nhiễm thấp, tôi phải thừa nhận rằng tôi rất hoài nghi về con số
họ đưa ra.
Bản quyền hình ảnh Linh Pham/Getty Images |
Việt
Nam không chỉ nằm sát biên giới phía nam của Trung Quốc, mà các nước có
quy mô tương đương và thậm chí nhỏ hơn trong khu vực đã báo cáo số ca
nhiễm cao hơn.
Sự ngờ vực ban đầu là không phải là không có lý do.
Trước
hết, tỷ lệ xét nghiệm ở Việt Nam đã thấp và hiện vẫn khá thấp, chỉ
khoảng 122.000 người được xét nghiệm trong một nước có dân số hơn 95
triệu người; so sánh với Hàn Quốc, nơi đã thực hiện khoảng 515.000 xét
nghiệm trên dân số dưới 52 triệu người. Chắc hẳn số người bị nhiễm được
xác nhận sẽ ở mức thấp nếu bạn không thể tăng số người được xét nghiệm.
Nhưng
quan trọng hơn, sự ngờ vực tồn tại vì Việt Nam không có báo chí độc
lập. Trong cuộc khủng hoảng này, Hà Nội là nguồn thông tin duy nhất và
chính quyền Việt Nam, vì muốn duy trì sự ổn định và tính hợp pháp, có ít
động lực để nói lên sự thật. Họ sẽ công bố con số thật nếu số người bị
nhiễm ít, và có ít lý do hơn để làm như vậy, nếu số người bị nhiễm lên
cao. Trong một hệ thống như vậy, thì làm sao người ta có thể biết được
đâu là sự thật?
Như
Bác sĩ Lý Văn Lượng của Trung Quốc đã phơi bày một cách đầy thương tâm
trước khi ông chết, một xã hội không nên chỉ có một giọng nói. Theo lẽ
tự nhiên, con người thường đi đến sự thật bằng sự đồng thuận, điều đó có
nghĩa là, trừ khi có kinh nghiệm trực tiếp, chúng ta thường lấy bằng
chứng từ nhiều nguồn trước khi quyết định nên tin vào điều gì. Do đó,
việc thiếu báo chí độc lập cản trở sự đi tìm (và xác nhận) sự thật. Để
xây dựng uy tín tồn tại lâu dài hơn sau đại dịch, Việt Nam nên cho phép
có nhiều tiếng nói.
Trong
tình trạng hiện giờ, giới bất đồng chính kiến có lựa chọn nào khi thấy
rằng những nỗ lực ngăn chặn virus của chính phủ Việt Nam có vẻ đang có
hiệu quả?
Chúng
ta có thể tiếp tục cáo buộc họ dối trá và lừa dối, nhưng điều này không
làm được điều gì tốt trong thời kỳ khủng hoảng. Nó chỉ làm tăng thêm sự
nhầm lẫn, hỗn loạn, và làm cùn lực lượng huy động hiệu quả duy nhất
hiện đang có. Hơn nữa, có rất ít bằng chứng cho thấy Việt Nam có chính
sách che dấu các trường hợp bị nhiễm Covid-19, ngay cả qua các kênh tin
không chính thức, phóng viên nước ngoài và đồn đãi trên mạng xã hội.
Lựa
chọn khác là đặt vấn đề tin tưởng sang một bên trong lúc này, và làm
việc với thiện chí hỗ trợ các nỗ lực bảo vệ người dân. Tại thời điểm đặc
biệt này, niềm tin vào guồng máy nhà nước là điều cần thiết để cứu
nhiều mạng người. Tôi có thể không đồng ý với chính phủ Việt Nam về
nhiều vấn đề, nhưng tôi thoải mái chia sẻ thông báo chính thức của họ
nếu điều đó có thể giúp họ trong việc theo dõi sự lây nhiễm hoặc trong
nỗ lực giáo dục công cộng.
Chúng
ta không thể cản trở nhà nước khi họ đang có những các nỗ lực để giúp
đỡ dân, ngay cả khi chúng ta bất đồng quan điểm về chính trị. Chúng ta
phải cho họ lợi ích của sự nghi ngờ. Mạng sống của người dân Việt Nam
tùy thuộc vào điều này.
Tất
nhiên, có những người sẽ bị cuốn hút vào việc so sánh khả năng tồn tại
của các hệ thống chính trị trong thời kỳ hỗn loạn này.
Bộ
máy nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam, với sự huy động từ trên xuống,
đã chứng tỏ hữu ích trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh
rằng đây không phải là vấn đề so sánh giữa độc đoán so với dân chủ, mà
là vấn đề liên quan đến bộ máy nhà nước mạnh mẽ và hữu hiệu. Các nền dân
chủ như Đài Loan và Hàn Quốc cũng đã chứng tỏ mình có khả năng huy động
nhanh chóng.
Tuy
nhiên, phạm vi ứng phó với đại dịch cho ta cơ hội hữu ích để giới thiệu
một khái niệm mà tôi đã dạy cho một nhóm các nhà hoạt động xã hội dân
sự Việt Nam trong khóa học chính trị 101. Trong cuốn ''The Narrow
Corridor'', tập hai của cuốn ''Why Nations Fail,'' hai nhà kinh tế học
Daron Acemoglu và khoa học chính trị James Robinson nêu hình ảnh ''con
quái vật bị trói'' như chìa khóa cho sự tự do và thịnh vượng. Họ lập
luận rằng để một quốc gia đạt được tiềm năng đầy đủ, một nhà nước mạnh
là chìa khóa, nhưng phải là một nhà nước cần được theo dõi liên tục và
được kiểm soát bởi một xã hội dân sự mạnh không kém.
Như
đã được chứng minh trong những tháng qua, nhà nước mạnh Việt Nam có khả
năng mang lại lợi ích to lớn, khi nó không dùng quyền lực của mình vào
mục đích áp bức người dân. Đất nước, bằng những biện pháp thực nghiệm,
đã gần đạt được hết tiềm năng của mình và chính quyền Hà Nội sẽ trở
thành chính quyền tốt hơn khi nhấc chiếc ủng của họ khỏi cổ các nhà hoạt
động cũng như các thành viên khác của xã hội dân sự, những người chống
lại chính phủ không phải để phá hủy mà vì muốn thay đổi hành vi của
chính quyền.
Will Nguyen ra tòa tại Việt Nam ngày 20/6/2018 với cáo buộc gây rối trật tự công cộng |
Nói
cho cùng thì bản chất của sự phản đối là thúc đẩy chính phủ phải làm
tốt hơn. Không nhà hoạt động, không nhà bất đồng chính kiến, không người
Việt Nam nào muốn Việt Nam thất bại. Phe đối lập là một phần lành mạnh
của một xã hội trưởng thành và là khía cạnh cần thiết của bất kỳ hệ
thống chính trị nào. Đó là một cú hích cho lợi ích xã hội, cũng giống
như một cá nhân cần sự phản hồi và phê bình xây dựng để trưởng thành.
Phúc
lợi của người dân luôn là ưu tiên hàng đầu của tôi và tôi có thể thừa
nhận khi nào một công việc tốt đang được thực hiện. Đó là cách một phe
đối lập xây dựng uy tín và tính hợp pháp, bằng cách cố gắng truyền đạt
sự thật, bằng cách giải thích quá trình suy nghĩ và ra quyết định một
cách minh bạch và trung thực. Điều quan trọng là chúng ta không nên vẽ
ra hình ảnh là mình không thể bị xoay chuyển, thích bắt bẻ, có tinh thần
đảng phái hoặc vô lối. Chúng ta không phải chỉ nên hai chiều, một nốt
hoặc không đồng cảm.
Cho
đến nay, việc không có tử vong nào vì virus coronavirus tại Việt Nam là
điều đáng mừng, bất kể chúng ta đang ở phe nào. Về phần mình, chính phủ
Việt Nam, trong chính sách thông tin về đại dịch đã minh bạch một cách
bất thường. Chúng ta hãy hy vọng họ tiếp tục xu hướng này trong tương
lai.
Đặt
sự bất đồng chính kiến sang một bên vì lợi ích lớn hơn: đó là ý nghĩa
trên hết của sự trưởng thành và hòa giải. Công nhận sự đàng hoàng và
nhân văn khi bạn nhìn thấy nó và bạn sẽ đặt được nền tảng cho nhiều thứ
sau này. Để thành công, những người bất đồng chính kiến không có con
đường nào khác ngoài con đường này.
Will Nguyen
*
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của Will Nguyen, một nhà hoạt
động Dân chủ Việt Nam hiện đang sống ở Singapore. Will Nguyen tốt nghiệp
Đại học Yale với bằng Cử nhân về Nghiên cứu Đông Á, và có bằng Thạc sĩ
Chính sách Công tại Đại học Quốc gia Singapore. Ông bị chính quyền Việt
Nam bắt giam vào tháng 6/2018, và kể từ khi được thả ra, đã tiếp tục
giúp đỡ phong trào dân chủ qua việc gây quỹ, viết, dịch và đào tạo các
nhà hoạt động bản xứ Việt Nam.
(BBC)
Không có nhận xét nào