Dự
luật kích cầu trị giá 2 nghìn tỷ Mỹ kim của Washington nhằm chống lại
sự trì trệ do đại dịch virus corona gây ra thật ấn tượng về cả quy mô
lẫn tốc độ thi hành.
Được ca ngợi là kế hoạch giải cứu lớn nhất trong lịch
sử Hoa Kỳ, dự luật -- được Thượng Viện thông qua tuần trước và trong
tiến trình nhận được cái gật đầu của Hạ Viện -- hứa hẹn không chỉ các
khoản vay và trợ cấp rộng rãi cho các ngành công nghiệp lớn và các
doanh nghiệp nhỏ mà còn cả tiền mặt trực tiếp tới tay hầu hết người
trưởng thành. Họ sẽ nhận được 1.200 USD mỗi người và 3.400 USD cho mỗi
gia đình bốn người.
Nhờ đó, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm hồi tuần trước, với chỉ số Dow Jones nảy lên lại 11% hôm thứ Ba [24/03], mức tăng phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 1933.
Ngược lại, phản ứng của Trung Quốc nhằm giảm nhẹ tác động kinh tế tàn khốc của đại dịch vẫn chỉ manh mún và không tạo được cảm hứng. Cho đến nay, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã dùng đến phương án tin cậy là đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa biết làm sao để thúc đẩy tiêu dùng.
Ngày càng nhiều thành phố, như Thâm Quyến, Nam Kinh và Ninh Ba, đã quyết định tự giải quyết bằng cách tuyên bố sẽ phát hành những phiếu mua hàng có giá trị như tiền mặt để khuyến khích người dân đi ăn nhà hàng, xem phim, mua sách và du ngoạn ở địa phương.
Nhưng do hạn chế về ngân sách, những kế hoạch phát phiếu mua hàng của các thành phố giống như mánh lới quảng cáo hoặc tiếp thị trong những giai đoạn bình thường hơn là những nỗ lực thành thật để kích thích tiêu dùng trong một thời kỳ khủng hoảng, khi so sánh với lời hứa chi hàng trăm tỷ nhân dân tệ cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thật vậy, tin tức truyền thông cho thấy rằng các phiếu mua hàng này không có sẵn mọi nơi và chỉ có thể có được qua xổ số hoặc trên căn bản ai đến trước được phục vụ trước. Hôm thứ Năm [26/03], Hàng Châu trở thành thành phố đầu tiên của Trung Quốc cấp phiếu mua hàng cho tất cả cư dân, mỗi người nhận được một phiếu mua hàng điện tử có giá trị lưu trữ là 50 nhân dân tệ và có thời hạn bảy ngày.
Đã đến lúc Bắc Kinh lấy cảm hứng từ kế hoạch kích cầu của Washington và đặt một số tiền nghiêm túc dưới dạng tiền mặt hoặc phiếu mua hàng vào tay người dân Trung Quốc để nâng cao không chỉ mức tiêu dùng mà còn cả lòng tự tin.
Nhưng chưa chắc là nhà chức trách Trung Quốc có nghe thấy đề nghị này và làm theo, nhất là khi các quan chức xưa nay vốn rất ngần ngại nói đến việc trao tiền trực tiếp cho người dân.
Thay vào đó, có nhiều dấu hiệu mới xuất hiện cho thấy các chính quyền trung ương và địa phương đang sẵn sàng đi vào lối cũ là vung vãi hàng nghìn tỷ nhân dân tệ lên đường sắt, đường cao tốc, sân bay và thủy lợi, chưa kể nhiều thứ khác. Theo tuần báo China News Weekly, cho đến ngày 8 tháng 3, khoảng 20 tỉnh và thành phố đã công bố kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của họ với tổng trị giá 44 nghìn tỷ nhân dân tệ và số tiền này sẽ còn tăng khi các tỉnh khác noi theo.
Ở cấp quốc gia, chính quyền đang xem xét phát hành lượng công khố phiếu đặc biệt trị giá cỡ một nghìn tỷ nhân dân tệ để tăng lương cho nhân viên y tế và đầu tư vào các cơ sở y tế và hệ thống khẩn cấp mà qua cơn dịch virus corona mới thấy là còn khiếm khuyết.
Chính phủ đã luôn luôn đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để củng cố nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng, như sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, dịch Sars năm 2003, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Công bằng mà nói, các quan chức cả trung ương lẫn địa phương lần này đều bắt đầu ồn ào đánh tiếng về việc tăng cường đầu tư vào cái gọi là "cơ sở hạ tầng mới" của 5G, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu và internet trong mọi thứ ở tầm mức công nghiệp.
Nhưng những dự án cơ sở hạ tầng truyền thống như đường bộ và đường sắt vẫn dự trù nhận được phần lớn số tiền vì đây được coi là những cách hiệu quả nhất để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Dùng lại phương án cũ làm dấy lên mối lo ngại dễ hiểu rằng liệu những nỗ lực như thế có thể dẫn đến năng lực thừa thãi và những dự án vô dụng lãng phí mà sẽ khiến các chính quyền địa phương sa lầy trong hàng núi nợ như đã thấy sau cuộc khủng hoảng năm 2008.
Nhưng Bắc Kinh không có mấy chọn lựa. Một cỗ xe ba ngựa gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Giao thương nước ngoài của Trung Quốc về căn bản đã đình đốn sau các lệnh đóng cửa. Nay khi tâm dịch chuyển sang châu Âu và Hoa Kỳ, cả hai đều là khách mua hàng xuất khẩu Trung Quốc, thì động lực tăng trưởng đó về căn bản đã bị tê liệt trong nhiều tháng tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tỏ ra tin cậy nơi khả năng của chính phủ trong việc khắc phục tác động của đại dịch để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong năm nay. Chúng bao gồm "xóa tầng lớp nghèo tuyệt đối" và "xây dựng một xã hội khá giả vừa phải."
Nhưng, trong thực tế, hầu hết các mục tiêu của chính phủ nghe có vẻ không thực tế. Ví dụ, theo một thước đo cho thành công của Trung Quốc trong việc "xây dựng một xã hội khá giả vừa phải," vào năm 2020 Trung Quốc phải tăng gấp đôi GDP và mức thu nhập bình quân đầu người của năm 2010, điều này đòi hỏi GDP phải tăng ít nhất 5,6% trong năm nay để đáp ứng mục tiêu. Nhưng giờ đây, các nhà kinh tế nổi tiếng, bao gồm những người từ ngân hàng đầu tư lớn nhất Trung Quốc, China International Capital Corporation (Tập đoàn Vốn Quốc tế Trung Quốc), đã bắt đầu cắt giảm dự báo tăng trưởng của năm 2020 xuống dưới 3%, do tác động to lớn của đại dịch.
Sau nhiều tuần phong tỏa, Trung Quốc đang dần dần trở lại với một diện mạo bình thường nào đó khi chính quyền đẩy nhanh các nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp tái tục hoạt động. Nhưng sự phục hồi mạnh mẽ trong tiêu dùng được kỳ vọng rộng rãi, với sự tiếp tay của người dân được thả ra sau gần hai tháng bị nhốt trong nhà, đã không thành hiện thực. Mọi người dè dặt, không chỉ về khả năng virus có thể trở lại, mà còn về triển vọng việc làm của họ trong bối cảnh nền kinh tế bị khựng lại đột ngột. Thật vậy, ngăn ngừa thất nghiệp hàng loạt đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường nhiều lần kêu gọi giúp đỡ thêm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, sao cho "người lao động có việc làm và được trả lương."
Năm ngoái, chi tiêu tiêu dùng đóng góp 57,8% trong tăng trưởng GDP, nâng cao mức tăng trưởng thêm 3,5 điểm phần trăm trong khi đầu tư chiếm 31,2%, thêm 1,9 điểm phần trăm cho mức tăng trưởng. Cả hai thành tố này đóng góp phần lớn trong mức tăng trưởng GDP 6,1%.
Phải nhìn nhận là Trung Quốc đã thực thi một loạt biện pháp thúc đẩy tiêu thụ ở phía cung. Chúng bao gồm những bước đi nhằm tháo dỡ những hạn chế đối với xe hơi tại các thành phố lớn, khuyến khích việc bán đồ điện gia dụng tại những vùng nông thôn và phát triển các dịch vụ y tế cùng đào tạo ngành giáo dục. Nhưng nhà chức trách nên dành ưu tiên lớn hơn cho phía cầu vì người dân cần có thêm tiền trong túi và nhiều tự tin hơn để chi tiêu.
Trong mấy năm trở lại đây, ý tưởng thu nhập căn bản toàn dân trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm Nhật Bản, sử dụng phương pháp chuyển tiền mặt cho người dân để chống lại những đợt thoái trào kinh tế hoặc thảm họa. Để chiến đấu với tác động của virus corona, chính quyền Hồng Kông hồi tháng trước tuyên bố rằng mỗi thường trú nhân trên 18 tuổi sẽ nhận được 10.000 đô la Hồng Kông tiền mặt. Tại Macau, mỗi thường trú nhân sẽ được cấp một thẻ có giá trị lưu trữ là 3.000 patacas, có thời hạn ba tháng. Tại Đài Loan, mỗi gia đình sẽ nhận được bốn phiếu mua hàng với tổng trị giá 800 Đài tệ để chi cho các hoạt động ăn uống, mua sắm và văn hóa.
Nay đợt tặng tiền mặt hào phóng của Washington một lần nữa đã làm nổi bật những biện pháp như vậy, tiếp theo sau chiến dịch của cựu ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Andrew Yang vận động cho khoản tiền gọi là "Cổ tức Tự do," theo đó chính phủ trả 1.000 Mỹ kim một tháng cho mỗi người Mỹ.
Các quan chức Trung Quốc ngược lại vẫn hờ hững với những ý tưởng như vậy, đó là theo cách nói nhẹ nhàng nhất. Tiếp theo những lời kêu gọi tương tự sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009, lại đang có những lời yêu cầu chính quyền trung ương nên phát hành phiếu mua hàng cho mọi công dân nhằm chống lại tác động của virus corona.
Zhu Zhengfu, một luật sư nổi tiếng kiêm đại biểu của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan tư vấn hàng đầu của đất nước, đề nghị tặng 2.000 nhân dân tệ phiếu tiền mặt, có giá trị trong sáu tháng, cho mỗi công dân có thẻ căn cước. Chương trình này đòi hỏi chính phủ bơm tổng cộng 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ. Năm ngoái, chi tiêu bình quân đầu người hàng tháng trên toàn quốc là gần 1.800 nhân dân tệ. Hãy hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ xem xét nghiêm túc đề nghị của Zhu. Số tiền 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ nghe có vẻ nhiều nhưng ít hơn khi so với hàng chục nghìn tỷ nhân dân tệ được hứa hẹn cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Hơn nữa, các phiếu mua hàng có giá trị trong ba hoặc sáu tháng có thể cung cấp cứu trợ ngay lập tức cho những người và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch.
Ngoài việc thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, đợt tặng tiền sẽ có thêm lợi ích là hỗ trợ dự án mang dấu ấn của Tập là đưa 5,51 triệu người còn lại thoát nghèo. Tập đã cam kết dẹp bỏ tầng lớp nghèo tuyệt đối của Trung Quốc vào cuối năm 2020 và nói phải đạt được mục tiêu bất chấp virus corona.
Nhờ đó, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm hồi tuần trước, với chỉ số Dow Jones nảy lên lại 11% hôm thứ Ba [24/03], mức tăng phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 1933.
Ngược lại, phản ứng của Trung Quốc nhằm giảm nhẹ tác động kinh tế tàn khốc của đại dịch vẫn chỉ manh mún và không tạo được cảm hứng. Cho đến nay, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã dùng đến phương án tin cậy là đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa biết làm sao để thúc đẩy tiêu dùng.
Ngày càng nhiều thành phố, như Thâm Quyến, Nam Kinh và Ninh Ba, đã quyết định tự giải quyết bằng cách tuyên bố sẽ phát hành những phiếu mua hàng có giá trị như tiền mặt để khuyến khích người dân đi ăn nhà hàng, xem phim, mua sách và du ngoạn ở địa phương.
Nhưng do hạn chế về ngân sách, những kế hoạch phát phiếu mua hàng của các thành phố giống như mánh lới quảng cáo hoặc tiếp thị trong những giai đoạn bình thường hơn là những nỗ lực thành thật để kích thích tiêu dùng trong một thời kỳ khủng hoảng, khi so sánh với lời hứa chi hàng trăm tỷ nhân dân tệ cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thật vậy, tin tức truyền thông cho thấy rằng các phiếu mua hàng này không có sẵn mọi nơi và chỉ có thể có được qua xổ số hoặc trên căn bản ai đến trước được phục vụ trước. Hôm thứ Năm [26/03], Hàng Châu trở thành thành phố đầu tiên của Trung Quốc cấp phiếu mua hàng cho tất cả cư dân, mỗi người nhận được một phiếu mua hàng điện tử có giá trị lưu trữ là 50 nhân dân tệ và có thời hạn bảy ngày.
Đã đến lúc Bắc Kinh lấy cảm hứng từ kế hoạch kích cầu của Washington và đặt một số tiền nghiêm túc dưới dạng tiền mặt hoặc phiếu mua hàng vào tay người dân Trung Quốc để nâng cao không chỉ mức tiêu dùng mà còn cả lòng tự tin.
Nhưng chưa chắc là nhà chức trách Trung Quốc có nghe thấy đề nghị này và làm theo, nhất là khi các quan chức xưa nay vốn rất ngần ngại nói đến việc trao tiền trực tiếp cho người dân.
Thay vào đó, có nhiều dấu hiệu mới xuất hiện cho thấy các chính quyền trung ương và địa phương đang sẵn sàng đi vào lối cũ là vung vãi hàng nghìn tỷ nhân dân tệ lên đường sắt, đường cao tốc, sân bay và thủy lợi, chưa kể nhiều thứ khác. Theo tuần báo China News Weekly, cho đến ngày 8 tháng 3, khoảng 20 tỉnh và thành phố đã công bố kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của họ với tổng trị giá 44 nghìn tỷ nhân dân tệ và số tiền này sẽ còn tăng khi các tỉnh khác noi theo.
Ở cấp quốc gia, chính quyền đang xem xét phát hành lượng công khố phiếu đặc biệt trị giá cỡ một nghìn tỷ nhân dân tệ để tăng lương cho nhân viên y tế và đầu tư vào các cơ sở y tế và hệ thống khẩn cấp mà qua cơn dịch virus corona mới thấy là còn khiếm khuyết.
Chính phủ đã luôn luôn đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để củng cố nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng, như sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, dịch Sars năm 2003, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Công bằng mà nói, các quan chức cả trung ương lẫn địa phương lần này đều bắt đầu ồn ào đánh tiếng về việc tăng cường đầu tư vào cái gọi là "cơ sở hạ tầng mới" của 5G, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu và internet trong mọi thứ ở tầm mức công nghiệp.
Nhưng những dự án cơ sở hạ tầng truyền thống như đường bộ và đường sắt vẫn dự trù nhận được phần lớn số tiền vì đây được coi là những cách hiệu quả nhất để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Dùng lại phương án cũ làm dấy lên mối lo ngại dễ hiểu rằng liệu những nỗ lực như thế có thể dẫn đến năng lực thừa thãi và những dự án vô dụng lãng phí mà sẽ khiến các chính quyền địa phương sa lầy trong hàng núi nợ như đã thấy sau cuộc khủng hoảng năm 2008.
Nhưng Bắc Kinh không có mấy chọn lựa. Một cỗ xe ba ngựa gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Giao thương nước ngoài của Trung Quốc về căn bản đã đình đốn sau các lệnh đóng cửa. Nay khi tâm dịch chuyển sang châu Âu và Hoa Kỳ, cả hai đều là khách mua hàng xuất khẩu Trung Quốc, thì động lực tăng trưởng đó về căn bản đã bị tê liệt trong nhiều tháng tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tỏ ra tin cậy nơi khả năng của chính phủ trong việc khắc phục tác động của đại dịch để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong năm nay. Chúng bao gồm "xóa tầng lớp nghèo tuyệt đối" và "xây dựng một xã hội khá giả vừa phải."
Nhưng, trong thực tế, hầu hết các mục tiêu của chính phủ nghe có vẻ không thực tế. Ví dụ, theo một thước đo cho thành công của Trung Quốc trong việc "xây dựng một xã hội khá giả vừa phải," vào năm 2020 Trung Quốc phải tăng gấp đôi GDP và mức thu nhập bình quân đầu người của năm 2010, điều này đòi hỏi GDP phải tăng ít nhất 5,6% trong năm nay để đáp ứng mục tiêu. Nhưng giờ đây, các nhà kinh tế nổi tiếng, bao gồm những người từ ngân hàng đầu tư lớn nhất Trung Quốc, China International Capital Corporation (Tập đoàn Vốn Quốc tế Trung Quốc), đã bắt đầu cắt giảm dự báo tăng trưởng của năm 2020 xuống dưới 3%, do tác động to lớn của đại dịch.
Sau nhiều tuần phong tỏa, Trung Quốc đang dần dần trở lại với một diện mạo bình thường nào đó khi chính quyền đẩy nhanh các nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp tái tục hoạt động. Nhưng sự phục hồi mạnh mẽ trong tiêu dùng được kỳ vọng rộng rãi, với sự tiếp tay của người dân được thả ra sau gần hai tháng bị nhốt trong nhà, đã không thành hiện thực. Mọi người dè dặt, không chỉ về khả năng virus có thể trở lại, mà còn về triển vọng việc làm của họ trong bối cảnh nền kinh tế bị khựng lại đột ngột. Thật vậy, ngăn ngừa thất nghiệp hàng loạt đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường nhiều lần kêu gọi giúp đỡ thêm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, sao cho "người lao động có việc làm và được trả lương."
Năm ngoái, chi tiêu tiêu dùng đóng góp 57,8% trong tăng trưởng GDP, nâng cao mức tăng trưởng thêm 3,5 điểm phần trăm trong khi đầu tư chiếm 31,2%, thêm 1,9 điểm phần trăm cho mức tăng trưởng. Cả hai thành tố này đóng góp phần lớn trong mức tăng trưởng GDP 6,1%.
Phải nhìn nhận là Trung Quốc đã thực thi một loạt biện pháp thúc đẩy tiêu thụ ở phía cung. Chúng bao gồm những bước đi nhằm tháo dỡ những hạn chế đối với xe hơi tại các thành phố lớn, khuyến khích việc bán đồ điện gia dụng tại những vùng nông thôn và phát triển các dịch vụ y tế cùng đào tạo ngành giáo dục. Nhưng nhà chức trách nên dành ưu tiên lớn hơn cho phía cầu vì người dân cần có thêm tiền trong túi và nhiều tự tin hơn để chi tiêu.
Trong mấy năm trở lại đây, ý tưởng thu nhập căn bản toàn dân trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm Nhật Bản, sử dụng phương pháp chuyển tiền mặt cho người dân để chống lại những đợt thoái trào kinh tế hoặc thảm họa. Để chiến đấu với tác động của virus corona, chính quyền Hồng Kông hồi tháng trước tuyên bố rằng mỗi thường trú nhân trên 18 tuổi sẽ nhận được 10.000 đô la Hồng Kông tiền mặt. Tại Macau, mỗi thường trú nhân sẽ được cấp một thẻ có giá trị lưu trữ là 3.000 patacas, có thời hạn ba tháng. Tại Đài Loan, mỗi gia đình sẽ nhận được bốn phiếu mua hàng với tổng trị giá 800 Đài tệ để chi cho các hoạt động ăn uống, mua sắm và văn hóa.
Nay đợt tặng tiền mặt hào phóng của Washington một lần nữa đã làm nổi bật những biện pháp như vậy, tiếp theo sau chiến dịch của cựu ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Andrew Yang vận động cho khoản tiền gọi là "Cổ tức Tự do," theo đó chính phủ trả 1.000 Mỹ kim một tháng cho mỗi người Mỹ.
Các quan chức Trung Quốc ngược lại vẫn hờ hững với những ý tưởng như vậy, đó là theo cách nói nhẹ nhàng nhất. Tiếp theo những lời kêu gọi tương tự sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009, lại đang có những lời yêu cầu chính quyền trung ương nên phát hành phiếu mua hàng cho mọi công dân nhằm chống lại tác động của virus corona.
Zhu Zhengfu, một luật sư nổi tiếng kiêm đại biểu của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan tư vấn hàng đầu của đất nước, đề nghị tặng 2.000 nhân dân tệ phiếu tiền mặt, có giá trị trong sáu tháng, cho mỗi công dân có thẻ căn cước. Chương trình này đòi hỏi chính phủ bơm tổng cộng 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ. Năm ngoái, chi tiêu bình quân đầu người hàng tháng trên toàn quốc là gần 1.800 nhân dân tệ. Hãy hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ xem xét nghiêm túc đề nghị của Zhu. Số tiền 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ nghe có vẻ nhiều nhưng ít hơn khi so với hàng chục nghìn tỷ nhân dân tệ được hứa hẹn cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Hơn nữa, các phiếu mua hàng có giá trị trong ba hoặc sáu tháng có thể cung cấp cứu trợ ngay lập tức cho những người và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch.
Ngoài việc thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, đợt tặng tiền sẽ có thêm lợi ích là hỗ trợ dự án mang dấu ấn của Tập là đưa 5,51 triệu người còn lại thoát nghèo. Tập đã cam kết dẹp bỏ tầng lớp nghèo tuyệt đối của Trung Quốc vào cuối năm 2020 và nói phải đạt được mục tiêu bất chấp virus corona.
Wang Xiangwei
Carl Trần chuyển ngữ
Wang Xiangwei là cựu chủ bút nhật báo South China Morning Post. Hiện nay ông làm cố vấn biên tập cho tờ báo và có trụ sở tại Bắc Kinh.
Wang Xiangwei là cựu chủ bút nhật báo South China Morning Post. Hiện nay ông làm cố vấn biên tập cho tờ báo và có trụ sở tại Bắc Kinh.
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào