Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng
sản Trung Quốc hôm 19/4 cho biết Bắc Kinh vừa công bố “danh xưng tiêu
chuẩn” cho hàng chục đảo và bãi đá ở khu vực Biển Đông, một hành động mà
nước này gọi là để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển đang
tranh chấp.
Hình minh hoạ. Lính Trung Quốc tuần tra ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 |
Theo
Hoàn Cầu Thời Báo, Bộ Dân Chính và Bộ Tài Nguyên Trung Quốc đã công bố
các tên, kinh độ và vĩ độ đối với 25 đảo và 55 thực thể địa lý dưới biển
ở khu vực này.
Theo
tờ Tuổi Trẻ, trong số những bãi cạn được đặt tên, có những bãi nằm sâu
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt
Nam chưa đầy 60 hải lý, hoặc đường cơ sở của Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Trước
đó ,vào ngày 18/4, Bắc Kinh cũng tuyên bố thành lập hai quận đảo Tây Sa
và Nam Sa để quản lý hai quần đảo đang tranh chấp với các nước là Hoàng
Sa và Trường Sa.
Ngay
sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối
và cho rằng đây là hành vi “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam,
không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu
nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực
và thế giới”.
Hành
động đặt tên cho các đảo và bãi đá cũng như việc lập hai quận mới quản
lý các đảo ở Biển Đông là những hành động mới nhất mà Trung Quốc thực
hiện sau khi vào ngày 17/4, nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc (UN)
một tài liệu cáo buộc Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đảo, đá thuộc
quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp”.
Nam Sa là tên mà Trung Quốc đặt cho quần đảo Trường Sa.
Trong
văn bản gửi lên UN, Bắc Kinh còn “phản đối sự xâm lược và chiếm đóng
trái phép của Việt Nam" và "yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và phương
tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp
pháp”.
Trong
một diễn tiến khác, báo Người Lao Động hôm 20/4 đưa tin cho biết công
ty TNHH giày Apache Việt Nam ở khu công nghiệp Long Giang thuộc tỉnh
Tiền Giang đã treo 6 bản đồ lạ bằng ngôn ngữ Trung Quốc, trong đó thể
hiện chi tiết Biển Đông là South China Sea.
Báo
Người Lao Động cho biết vào chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra của tỉnh
Tiền Giang đã đến công ty để kiểm tra và xác minh việc treo bản đồ lạ
này để xử lý theo quy định….
(RFA)
Không có nhận xét nào