Tiếp theo bài: Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19
Thắc mắc này được giải không khó khăn, nếu có các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng được thực hiện, nhất là, nghiên cứu sử dụng test phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi rút gây dịch, cho ra chính xác kết quả tỷ lệ dân chúng đã nhiễm vi rút, có kháng thể, ở thời điểm hiện nay.
Tỷ lệ có kháng thể lên tới 50% dân số nghiên cứu, chắc chắn đỉnh dịch đã ở phía sau! Vậy chiến lược giãn cách bắt buộc kiểu “phong tỏa” tỉnh, thành phố, hay cả nước, cần được nhấc “càng sớm càng tốt”, để giảm thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần của toàn xã hội!
Nhưng nếu tỷ lệ đó lại chỉ ở mức thấp, chẳng hạn dưới 10%, thì chắc chắn đỉnh dịch đang “còn ở phía trước”.
Với Việt nam, và nhìn theo mô hình diễn biến báo cáo số ca mắc, chết của các nước có từ 100 trường hợp nhiễm trở lên, thì tới 99% bạn đọc quan tâm cho là là đỉnh dịch đang ở phía trước (https://www.ft.com/coronavirus-latest). Tức chỉ “1%” dám “tin” đỉnh dịch “đã qua”!
ĐỈNH DỊCH ĐANG Ở PHÍA TRƯỚC: KHẨN CẤP THIẾT LẬP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC CỘNG ĐỒNG CHUẨN MỰC ĐI KÈM NGHIÊN CỨU CHỐNG KHỦNG HOẢNG XÃ HỘI!
Hãy hình dung con đường trước mặt là “mờ mờ quả đồi” dịch bệnh đang chờ! Nhưng biết đâu, “lên đỉnh” rồi, phía trước lại “mờ mờ” một ngọn đồi cao hơn!
Bởi COVID-19 do loại vi rút mới hoàn toàn gây ra, con người chưa từng tiếp xúc! Khối cảm nhiễm là 100% dân chúng! Sự can thiệp quyết liệt phòng chống dịch làm “thay đổi” diễn biến lan truyền tự nhiên của “phân bố cổ điển” loại hình dịch bệnh do vi rút đường hô hấp, khiến thực tế có thể là “vài đỉnh”, với thời gian hình thành và quy mô “cao thấp, rộng hẹp” hoàn toàn khác nhau, đỉnh sau cao to hơn đỉnh trước… Điều này, không phải xác suất xẩy ra không lớn!
Bởi thế, tình huống đỉnh dịch đang ở phía trước càng đòi hỏi lãnh đạo nhà nước phải thiết lập ngay các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng chuẩn mực cho mục tiêu dự báo, tiên lượng đỉnh dịch. Và còn hơn thế, phải đồng bộ với các phương án dẫn đường bởi khoa học để chống khủng hoảng hệ thống dịch vụ y tế, hoặc lớn hơn, khủng hoảng kinh tế-xã hội toàn diện và sâu sắc.
Thêm vào đó, cần hiểu “đỉnh dịch” trên cả 2 phương diện:
– (1) Đỉnh dịch theo nghĩa thông thường – “gánh nặng bệnh về mặt Y – sinh học”. Tức là, đỉnh dịch phản ánh cường độ lây nhiễm mạnh nhất, khi xẩy ra số người nhiễm cao nhất, kéo theo số người có biểu hiện bệnh cao nhất.
– (2) Đỉnh dịch theo nghĩa “áp lực tổng thể đè lên hệ thống xã hội”. Tức biểu hiện “khủng hoảng” tạo ra do áp lực dịch bệnh! Từ cấp độ khủng hoảng hệ thống đơn lẻ trực tiếp đối đầu (như y tế, dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm), tới toàn bộ nền kinh tế – xã hội của đất nước.
Tính “hai mặt” trên có thể “đi liền nhau” hoặc tách khác nhau, phụ thuộc vào “tiềm lực và khả năng chịu đựng” của từng “ngành chịu trận”, hay từng địa phương “chịu trận”, và khác nhau giữa các quốc gia “chịu trận”! “Dịch bệnh sinh học” chưa đến độ có tỷ lệ người nhiễm, người bệnh cao nhất, nhưng “khủng hoảng” đã có thể xẩy ra với ngành y tế, hay dịch vụ, kinh tế xã hội. Chưa đến 10% dân số trưởng thành bị nhiễm, và chỉ 1% số đó cần cấp cứu y tế, cũng đủ “đánh quỵ” hệ thống hồi sức cấp cứu bệnh viện của những nước có nền y tế yếu kém, hoặc đã đủ xẩy ra “nạn đói, khủng hoảng nhân đạọ” với các nước nghèo!
COVID-19 là test thử năng lực nghiên cứu hệ thống và dự báo dịch của mỗi nước! Không theo dõi một cách hệ thống và khoa học, với các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng sử dụng cả test kháng nguyên và/ hoặc kháng thể; hoặc thực hiện nghiên cứu nhưng thiết kế, tổ chức không kiểm soát được sai số; hoặc (ít hơn), đã thành nếp , thành văn hóa “báo cáo” quen “điều chỉnh” số liệu “đẹp”… thì rất khó “chẩn đoán, tiên lượng” một cách khách quan, hợp lý về đỉnh dịch xẩy ra.
ĐỈNH DỊCH Ở PHÍA SAU?
Tức là tới thời điểm này, khoảng 40 tới 50% dân chúng Việt Nam đã nhiễm, đã có miễn dịch với COVID-19.
Nói cách khác thời gian 3 tháng qua, đã xẩy ra lây nhiễm cộng đồng mạnh nằm ngoài “hiểu biết truyền thông” phổ biến.
Xẩy ra tình huống này, theo tôi, lại là điều may “ngoài mong đợi”! Thực đúng “trong cái họa có cái may”! Bởi vì, mức tác động tàn phá của dịch bệnh với Việt Nam như thế, trong thời gian vừa qua, thực sự “ở vào mức thấp nhất” có thể, khi nhìn sang các nước Âu- Mỹ!
Điều này chỉ xẩy ra với hai điều kiện “Cần và Đủ”:
1- Điều kiện cần: Việt Nam thực sự là nước “hội đủ các nguy cơ cao nhất” để dịch bệnh lan truyền từ Vũ Hán đến sớm nhất, khiến dịch bệnh lan truyền trong cộng đồng đã xẩy ra trước khi các biện pháp phòng chống dịch được triển khai hiệu quả. Nói khác đi, “người mang vi rút” đã đến Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu tháng 1/2020, với hệ số lây nhiễm Ro>=2, với lượng đủ lớn và thời gian đủ dài (>1 tháng) để “bao phủ” theo bài toán “phân thóc cho bàn cờ 63 tỉnh thành”! Biện pháp “phát hiện, cách li”, thực hiện được, chỉ thể hiện ở “phần nổi của tảng băng chìm” mà thôi.
2- Điều kiện đủ: Trong tự nhiên có hiện tượng “miễn dịch chéo” giữa các chủng thuộc nhóm vi rút corona, và tình trạng “dịch bệnh do vi rút corona” triền miên (ở các nước đang phát triển như hoặc kém hơn Việt Nam), đã tạo điều kiện “trời cho” biến con “vi rút Vũ Hán” trở nên “lành tính hơn” khi vào các “nước nghèo”, không “ác chiến” như quan sát thấy ở các nước đã phát triển Âu Mỹ.
Với sự giao thương mở, những chuyến bay trực tiếp Vũ Hán – TP.HCM và hàng loạt chuyến bay quá cảnh đến Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… mỗi ngày trong suốt 3 tuần đầu tháng 1 (trước khi Vũ Hán bị phong tỏa), cùng các cửa khẩu đường bộ, hàng trăm km đường biên dân giao thương không thể kiểm soát được, cộng với hàng loạt đặc tính “siêu lây nhiễm” (khoảng 20% người nhiễm không có biểu hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh vài ngày, lây nhiễm xẩy ra cả khi chưa có triệu chứng, đường lây nhiễm cả trực tiếp từ người sang người qua nói chuyện, ho hắt hơi… và cả gián tiếp qua đồ vật với sức tồn tại ở không khí trong 3h tới 3 ngày trên bề mặt đồ vật…), thì “điều kiện cần” có khả năng xẩy ra quả là không thể xem thường!
Tuy nhiên, biểu hiện “không có áp lực hồi sức cấp cứu” đè năng lên hệ thống y tế Việt Nam sẽ bác bỏ thẳng thừng cho tình huống trên. Bởi thế, phải có kèm thêm “điều kiện đủ: Miễn dịch chéo” gây giảm sự nguy hiểm của “vi rút Vũ Hán” khi vào Việt Nam.
Khả năng “điều kiện đủ” chưa được khẳng định về mặt khoa học. Nhưng có hai hiện tượng được giới khoa học cũng như chính quyền cùng dân chúng các nước “đang phát triển” bám vào, với nỗi niềm “hy vọng phao cứu sinh”:
– Thứ nhất, với “5 triệu hạt thóc” vãi ra khắp hoàn cầu trước khi Vũ Hán và Hồ Bắc bị phong tỏa, khả năng “thóc mang mầm bệnh” đến các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ… là “khác biệt không đủ ý nghĩa thống kê” với Việt Nam, Thái Lan, Inddonessia, Phillipines (nếu không nói là còn thấp hơn so với Việt Nam và Thái Lan). Giải thích thế nào, khi cùng loại vi rút, lây lan đường hô hấp “nhanh như cúm mùa”, lại với hệ thống phòng chống dịch “thấp hơn một cái đầu”, mà tại các nước Đông Nam Á lại không xẩy ra tình trạng “tăng áp lực hồi sức cấp cứu” lên các bệnh viện như thấy ở các nước Âu-Mỹ?
Đồng ý là, mô hình tiếp cận dịch vụ y tế rất khác nhau, trong đó tỷ lệ lớn dân chúng có bệnh tự mua thuốc chữa bệnh hoặc đến khám tư, hoặc bệnh viện nơi không có xét nghiệm phát hiện trường hợp nhiễm vi rút Vũ Hán là đa số, nên số liệu báo cáo thấp. Nhưng về trường hợp nặng phải hồi sức cấp cứu?
Mô hình bệnh theo thống kê của WHO tập hợp, khoảng 20% trong số nhiễm cần trợ giúp y tế, và tỷ lệ nặng phải hồi sức đi từ 5-10%. Phải chăng bệnh ở các nước Đông Nam Á nhẹ hơn? Nếu nhẹ hơn, rất khó quy cho “biện pháp phòng chống” hiệu quả là do con người tạo ra chung ở các nước này liên quan tới COVID-19, trừ… môi trường dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến nhiều năm nay, khiến “không lạ lẫm” với “corona Vũ Hán”- Tức miễn dịch chéo tồn tại!
– Thứ hai, một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học Hà Lan thực hiện liên quan đến miễn dịch chéo trong họ Corona, hé lộ khả năng tồn tại miễn dịch chéo giữa vi rút SARS-CoV (gây dịch viêm đường hô hấp SARS 2002/03) và SARS-CoV-2 (tức vi rút Corona “Vũ Hán”). Tuy còn đang trong giai đoạn duyệt đăng “peer reivew” trên tạp chí khoa học quốc tế, nhưng quả thực, khả năng miễn dịch chéo tồn tại sẽ giải thích khá ổn cho cái “1% hy vọng” đỉnh dịch đã qua, không chỉ cho Việt Nam mà cả mấy nước xung quanh Việt Nam! Hay nói khiêm tốn hơn và có độ sai chệch ít hơn, rằng dịch bệnh COVID-19 có thể “diễn biến đỡ ác tính hơn” cho các nước vẫn tồn tại mô hình bệnh tật lây nhiễm phổ biến (tức các nước đang phát triển nói chung), bởi họ đã “quen thuộc với họ nhà corona“.
Tự nhiên tôi nhớ tới câu “small is beautful”. Cứ mong cái “1%” bé nhỏ trên trở thành hiện thực! Cái “dịch bệnh lan truyền tự nhiên”, cái yếu kém của hệ thống phòng chống dịch bệnh của các nước nghèo, cũng có cái hay của nó! COVID-19 giúp ta chứng minh điều đó?
Trong cuộc sống, chả đã tồn tại cái “không thể tin nổi”? Như cách đây 3 tháng, khi WHO được Trung Quốc thông báo có dịch “giống SARS nhưng không phải là SARS” xẩy ra ở Vũ Hán, hãy tự hỏi có bao nhiêu % nhà khoa học hàng đầu – cả WHO và thế giới này – tin là 3 tháng nữa đại dịch xảy ra trên phạm vi “tất cả các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WHO?”.
Vẫn muốn không tin, hãy tìm câu trả lời chính xác nhất qua điều tra dịch tễ học cộng đồng!
.facebook.com/trantuanrtccd/posts
Trần Tuấn - Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam: Đỉnh dịch phía trước hay phía sau |
Thắc mắc này được giải không khó khăn, nếu có các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng được thực hiện, nhất là, nghiên cứu sử dụng test phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi rút gây dịch, cho ra chính xác kết quả tỷ lệ dân chúng đã nhiễm vi rút, có kháng thể, ở thời điểm hiện nay.
Tỷ lệ có kháng thể lên tới 50% dân số nghiên cứu, chắc chắn đỉnh dịch đã ở phía sau! Vậy chiến lược giãn cách bắt buộc kiểu “phong tỏa” tỉnh, thành phố, hay cả nước, cần được nhấc “càng sớm càng tốt”, để giảm thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần của toàn xã hội!
Nhưng nếu tỷ lệ đó lại chỉ ở mức thấp, chẳng hạn dưới 10%, thì chắc chắn đỉnh dịch đang “còn ở phía trước”.
Với Việt nam, và nhìn theo mô hình diễn biến báo cáo số ca mắc, chết của các nước có từ 100 trường hợp nhiễm trở lên, thì tới 99% bạn đọc quan tâm cho là là đỉnh dịch đang ở phía trước (https://www.ft.com/coronavirus-latest). Tức chỉ “1%” dám “tin” đỉnh dịch “đã qua”!
ĐỈNH DỊCH ĐANG Ở PHÍA TRƯỚC: KHẨN CẤP THIẾT LẬP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC CỘNG ĐỒNG CHUẨN MỰC ĐI KÈM NGHIÊN CỨU CHỐNG KHỦNG HOẢNG XÃ HỘI!
Hãy hình dung con đường trước mặt là “mờ mờ quả đồi” dịch bệnh đang chờ! Nhưng biết đâu, “lên đỉnh” rồi, phía trước lại “mờ mờ” một ngọn đồi cao hơn!
Bởi COVID-19 do loại vi rút mới hoàn toàn gây ra, con người chưa từng tiếp xúc! Khối cảm nhiễm là 100% dân chúng! Sự can thiệp quyết liệt phòng chống dịch làm “thay đổi” diễn biến lan truyền tự nhiên của “phân bố cổ điển” loại hình dịch bệnh do vi rút đường hô hấp, khiến thực tế có thể là “vài đỉnh”, với thời gian hình thành và quy mô “cao thấp, rộng hẹp” hoàn toàn khác nhau, đỉnh sau cao to hơn đỉnh trước… Điều này, không phải xác suất xẩy ra không lớn!
Bởi thế, tình huống đỉnh dịch đang ở phía trước càng đòi hỏi lãnh đạo nhà nước phải thiết lập ngay các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng chuẩn mực cho mục tiêu dự báo, tiên lượng đỉnh dịch. Và còn hơn thế, phải đồng bộ với các phương án dẫn đường bởi khoa học để chống khủng hoảng hệ thống dịch vụ y tế, hoặc lớn hơn, khủng hoảng kinh tế-xã hội toàn diện và sâu sắc.
Thêm vào đó, cần hiểu “đỉnh dịch” trên cả 2 phương diện:
– (1) Đỉnh dịch theo nghĩa thông thường – “gánh nặng bệnh về mặt Y – sinh học”. Tức là, đỉnh dịch phản ánh cường độ lây nhiễm mạnh nhất, khi xẩy ra số người nhiễm cao nhất, kéo theo số người có biểu hiện bệnh cao nhất.
– (2) Đỉnh dịch theo nghĩa “áp lực tổng thể đè lên hệ thống xã hội”. Tức biểu hiện “khủng hoảng” tạo ra do áp lực dịch bệnh! Từ cấp độ khủng hoảng hệ thống đơn lẻ trực tiếp đối đầu (như y tế, dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm), tới toàn bộ nền kinh tế – xã hội của đất nước.
Tính “hai mặt” trên có thể “đi liền nhau” hoặc tách khác nhau, phụ thuộc vào “tiềm lực và khả năng chịu đựng” của từng “ngành chịu trận”, hay từng địa phương “chịu trận”, và khác nhau giữa các quốc gia “chịu trận”! “Dịch bệnh sinh học” chưa đến độ có tỷ lệ người nhiễm, người bệnh cao nhất, nhưng “khủng hoảng” đã có thể xẩy ra với ngành y tế, hay dịch vụ, kinh tế xã hội. Chưa đến 10% dân số trưởng thành bị nhiễm, và chỉ 1% số đó cần cấp cứu y tế, cũng đủ “đánh quỵ” hệ thống hồi sức cấp cứu bệnh viện của những nước có nền y tế yếu kém, hoặc đã đủ xẩy ra “nạn đói, khủng hoảng nhân đạọ” với các nước nghèo!
COVID-19 là test thử năng lực nghiên cứu hệ thống và dự báo dịch của mỗi nước! Không theo dõi một cách hệ thống và khoa học, với các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng sử dụng cả test kháng nguyên và/ hoặc kháng thể; hoặc thực hiện nghiên cứu nhưng thiết kế, tổ chức không kiểm soát được sai số; hoặc (ít hơn), đã thành nếp , thành văn hóa “báo cáo” quen “điều chỉnh” số liệu “đẹp”… thì rất khó “chẩn đoán, tiên lượng” một cách khách quan, hợp lý về đỉnh dịch xẩy ra.
ĐỈNH DỊCH Ở PHÍA SAU?
Tức là tới thời điểm này, khoảng 40 tới 50% dân chúng Việt Nam đã nhiễm, đã có miễn dịch với COVID-19.
Nói cách khác thời gian 3 tháng qua, đã xẩy ra lây nhiễm cộng đồng mạnh nằm ngoài “hiểu biết truyền thông” phổ biến.
Xẩy ra tình huống này, theo tôi, lại là điều may “ngoài mong đợi”! Thực đúng “trong cái họa có cái may”! Bởi vì, mức tác động tàn phá của dịch bệnh với Việt Nam như thế, trong thời gian vừa qua, thực sự “ở vào mức thấp nhất” có thể, khi nhìn sang các nước Âu- Mỹ!
Điều này chỉ xẩy ra với hai điều kiện “Cần và Đủ”:
1- Điều kiện cần: Việt Nam thực sự là nước “hội đủ các nguy cơ cao nhất” để dịch bệnh lan truyền từ Vũ Hán đến sớm nhất, khiến dịch bệnh lan truyền trong cộng đồng đã xẩy ra trước khi các biện pháp phòng chống dịch được triển khai hiệu quả. Nói khác đi, “người mang vi rút” đã đến Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu tháng 1/2020, với hệ số lây nhiễm Ro>=2, với lượng đủ lớn và thời gian đủ dài (>1 tháng) để “bao phủ” theo bài toán “phân thóc cho bàn cờ 63 tỉnh thành”! Biện pháp “phát hiện, cách li”, thực hiện được, chỉ thể hiện ở “phần nổi của tảng băng chìm” mà thôi.
2- Điều kiện đủ: Trong tự nhiên có hiện tượng “miễn dịch chéo” giữa các chủng thuộc nhóm vi rút corona, và tình trạng “dịch bệnh do vi rút corona” triền miên (ở các nước đang phát triển như hoặc kém hơn Việt Nam), đã tạo điều kiện “trời cho” biến con “vi rút Vũ Hán” trở nên “lành tính hơn” khi vào các “nước nghèo”, không “ác chiến” như quan sát thấy ở các nước đã phát triển Âu Mỹ.
Với sự giao thương mở, những chuyến bay trực tiếp Vũ Hán – TP.HCM và hàng loạt chuyến bay quá cảnh đến Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… mỗi ngày trong suốt 3 tuần đầu tháng 1 (trước khi Vũ Hán bị phong tỏa), cùng các cửa khẩu đường bộ, hàng trăm km đường biên dân giao thương không thể kiểm soát được, cộng với hàng loạt đặc tính “siêu lây nhiễm” (khoảng 20% người nhiễm không có biểu hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh vài ngày, lây nhiễm xẩy ra cả khi chưa có triệu chứng, đường lây nhiễm cả trực tiếp từ người sang người qua nói chuyện, ho hắt hơi… và cả gián tiếp qua đồ vật với sức tồn tại ở không khí trong 3h tới 3 ngày trên bề mặt đồ vật…), thì “điều kiện cần” có khả năng xẩy ra quả là không thể xem thường!
Tuy nhiên, biểu hiện “không có áp lực hồi sức cấp cứu” đè năng lên hệ thống y tế Việt Nam sẽ bác bỏ thẳng thừng cho tình huống trên. Bởi thế, phải có kèm thêm “điều kiện đủ: Miễn dịch chéo” gây giảm sự nguy hiểm của “vi rút Vũ Hán” khi vào Việt Nam.
Khả năng “điều kiện đủ” chưa được khẳng định về mặt khoa học. Nhưng có hai hiện tượng được giới khoa học cũng như chính quyền cùng dân chúng các nước “đang phát triển” bám vào, với nỗi niềm “hy vọng phao cứu sinh”:
– Thứ nhất, với “5 triệu hạt thóc” vãi ra khắp hoàn cầu trước khi Vũ Hán và Hồ Bắc bị phong tỏa, khả năng “thóc mang mầm bệnh” đến các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ… là “khác biệt không đủ ý nghĩa thống kê” với Việt Nam, Thái Lan, Inddonessia, Phillipines (nếu không nói là còn thấp hơn so với Việt Nam và Thái Lan). Giải thích thế nào, khi cùng loại vi rút, lây lan đường hô hấp “nhanh như cúm mùa”, lại với hệ thống phòng chống dịch “thấp hơn một cái đầu”, mà tại các nước Đông Nam Á lại không xẩy ra tình trạng “tăng áp lực hồi sức cấp cứu” lên các bệnh viện như thấy ở các nước Âu-Mỹ?
Đồng ý là, mô hình tiếp cận dịch vụ y tế rất khác nhau, trong đó tỷ lệ lớn dân chúng có bệnh tự mua thuốc chữa bệnh hoặc đến khám tư, hoặc bệnh viện nơi không có xét nghiệm phát hiện trường hợp nhiễm vi rút Vũ Hán là đa số, nên số liệu báo cáo thấp. Nhưng về trường hợp nặng phải hồi sức cấp cứu?
Mô hình bệnh theo thống kê của WHO tập hợp, khoảng 20% trong số nhiễm cần trợ giúp y tế, và tỷ lệ nặng phải hồi sức đi từ 5-10%. Phải chăng bệnh ở các nước Đông Nam Á nhẹ hơn? Nếu nhẹ hơn, rất khó quy cho “biện pháp phòng chống” hiệu quả là do con người tạo ra chung ở các nước này liên quan tới COVID-19, trừ… môi trường dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến nhiều năm nay, khiến “không lạ lẫm” với “corona Vũ Hán”- Tức miễn dịch chéo tồn tại!
– Thứ hai, một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học Hà Lan thực hiện liên quan đến miễn dịch chéo trong họ Corona, hé lộ khả năng tồn tại miễn dịch chéo giữa vi rút SARS-CoV (gây dịch viêm đường hô hấp SARS 2002/03) và SARS-CoV-2 (tức vi rút Corona “Vũ Hán”). Tuy còn đang trong giai đoạn duyệt đăng “peer reivew” trên tạp chí khoa học quốc tế, nhưng quả thực, khả năng miễn dịch chéo tồn tại sẽ giải thích khá ổn cho cái “1% hy vọng” đỉnh dịch đã qua, không chỉ cho Việt Nam mà cả mấy nước xung quanh Việt Nam! Hay nói khiêm tốn hơn và có độ sai chệch ít hơn, rằng dịch bệnh COVID-19 có thể “diễn biến đỡ ác tính hơn” cho các nước vẫn tồn tại mô hình bệnh tật lây nhiễm phổ biến (tức các nước đang phát triển nói chung), bởi họ đã “quen thuộc với họ nhà corona“.
Tự nhiên tôi nhớ tới câu “small is beautful”. Cứ mong cái “1%” bé nhỏ trên trở thành hiện thực! Cái “dịch bệnh lan truyền tự nhiên”, cái yếu kém của hệ thống phòng chống dịch bệnh của các nước nghèo, cũng có cái hay của nó! COVID-19 giúp ta chứng minh điều đó?
Trong cuộc sống, chả đã tồn tại cái “không thể tin nổi”? Như cách đây 3 tháng, khi WHO được Trung Quốc thông báo có dịch “giống SARS nhưng không phải là SARS” xẩy ra ở Vũ Hán, hãy tự hỏi có bao nhiêu % nhà khoa học hàng đầu – cả WHO và thế giới này – tin là 3 tháng nữa đại dịch xảy ra trên phạm vi “tất cả các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WHO?”.
Vẫn muốn không tin, hãy tìm câu trả lời chính xác nhất qua điều tra dịch tễ học cộng đồng!
.facebook.com/trantuanrtccd/posts
Không có nhận xét nào