(VNTB) – Từ cuối tháng 12-2019 đến tháng Tết
nguyên đán 2020, người ta hay nhắc đến ví von ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt
trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’ mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn nhá
trong phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong
hai ngày 30 và 31-12-2019, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Giờ thì mặt trời đang lịm dần ở
Việt Nam.
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên
gia thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết
tháng 6, tăng trưởng GDP quý II dự báo giảm khoảng 2% so với cùng kỳ, thậm chí
suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu.
Giá trị xuất khẩu của Việt Nam
ước giảm 25% trong quý II và thu hẹp đà giảm về 15% trong các quý sau của năm
2020. Tương tự, giá trị thương mại nội địa cũng sụt giảm 30%. Lĩnh vực du lịch,
khách sạn sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi dự kiến giảm 30-40% về lượng khách, doanh
thu cũng ước giảm 40%, số lượng việc làm giảm 30-40%. Lĩnh vực thương mại dịch
vụ sẽ chứng kiến sự thay đổi khi dịch vụ y tế, dịch vụ thiết yếu tăng trưởng
25-40%, còn dịch vụ phụ trợ giảm 20-40%.
Mặt trời đang lịm dần còn vì những
chủ trương được ghi nhận, là chẳng đâu vào đâu ở mùa dịch đến từ con virus Vũ
Hán bên Trung Quốc.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư
ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kể câu chuyện nghe cứ như
đùa về quyết sách: Để hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19, nhà
nước đưa ra chính sách cho phép doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu
trí, tử tuất trong 12 tháng trong trường hợp do 50% số lao động thuộc diện đóng
bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp phải nghỉ việc, hoặc thiệt hại 50% tổng
số giá trị tài sản do dịch bệnh (theo công văn 860/BHXH –BT ngày 17/3/2020 của
BHXH Việt Nam.
“Tính đến nay, hầu hết các
doanh nghiệp phản hồi đều không được thực hiện. Lý do: Trong điều kiện khó
khăn, không ổn định và doanh thu không có vì hiện tại các đơn hàng xuất khẩu đều
bị hoãn và hủy, các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất cầm chừng
và phân chia lịch làm việc của công nhân cho phù hợp để ổn định đời sống người
lao. Như vậy, doanh nghiệp không thể đạt được tiêu chí “50% số lao động thuộc
diện đóng BHXH của doanh nghiệp phải nghỉ việc hoặc thiệt hại 50% tổng số giá
trị tài sản do dịch bệnh” để doanh nghiệp được hưởng chính sách về BHXH theo
công văn 860/BHXH-BT”. Ông Trương Đình Hòe nói.
Theo đánh giá và ý kiến của
doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có 50% số lao động thuộc diện đóng BHXH của
doanh nghiệp phải nghỉ việc, hoặc thiệt hại 50% tổng số giá trị tài sản do dịch
bệnh, thì doanh nghiệp gần như đã “chết lâm sàng”. Với nguy cơ này thì gần như
doanh nghiệp sẽ cận kề phá sản và không thể có thể vực lại được sau khi dịch
Covid-19 được kiểm soát. Như vậy, doanh nghiệp không thể xoay sở nguồn vốn để
đóng các khoản phí.
“Việc doanh nghiệp chứng minh
thiệt hại 50% vô cùng phức tạp vì chưa có 1 tiêu chí hay thước đo cụ thể, hơn nữa
dấu hiệu thiệt hại đều ở tương lai, vì hàng tồn kho, hợp đồng, doanh thu, tạm
ngưng… đều là dấu hiệu suy giảm trong tương lai. Việc chứng minh thiệt hại có
thể kéo dài hàng năm. Như vậy, có thể thấy tiêu chí trong CV 860/BHXH-BT của
BHXH Việt Nam để cho phép doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử
tuất trong 12 tháng là không có tính thực tiễn, khó khả thi áp dụng trong thực
tế và cuối cùng là mất đi tính hỗ trợ như mục tiêu mong muốn”. Ông Trương Đình
Hòe nhận định.
Với những chính sách mang tính
hỗ trợ kiểu như nói trên, nên không quá ngạc nhiên khi Viện Nghiên cứu kinh tế
và chính sách (VEPR) đưa ra dự báo quý II, dù ở kịch bản nào, cũng tăng trưởng
âm. Nếu dịch Covid-19 trong nước được khống chế hoàn toàn giữa tháng 5, và các
hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường thì tăng trưởng GDP quý II vẫn âm
3,3%. Ở hai kịch bản còn lại, tác động xấu nhất của Covid-19 với nền kinh tế sẽ
xuất hiện trong quý II, III, thì tăng trưởng GDP quý II sẽ âm 4,9-5,1%.
Việt Nam đang chờ một bình minh
mới.
Nguồn : https://vietnamthoibao.org/
Không có nhận xét nào