39 thuỷ thủ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt
đã từng có tiếp xúc người nhiễm Covid-19 ở Đà nẵng nhưng Hải quân Hoa Kỳ chưa
bao giờ khẳng định bệnh nhân F0 lây nhiễm từ đó.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và cuộc cập cảng định mệnh tại Đà Nẵng
39 thuỷ thủ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt
đã từng có tiếp xúc người nhiễm Covid-19 ở Đà nẵng nhưng Hải quân Hoa Kỳ chưa
bao giờ khẳng định bệnh nhân F0 lây nhiễm từ đó.
Chỉ huy cấp cao Hạm Đội Thái Bình Dương đã ban
phước cho tàu sân bay USS Theodore Roosevelt
Trong cuộc họp
báo về lực lượng đặc nhiệm coronavirus hàng ngày hôm thứ Hai, Tổng thống Donald
Trump bày tỏ thái độ khinh bỉ về việc tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã
dừng ở Việt Nam vào tháng trước hiện đã có gần 600 thuỷ quân dương tính với
virus corona.
Sau khi tàu sân
bay hoàn thành cuộc cập cảng năm ngày lịch sử đến Đà Nẵng diễn ra từ ngày 5 đến
8 tháng 3, vài ngày sau đó các thuỷ quân bắt đầu có các triệu chứng nhiễm virus
corona.
Chỉ huy tàu
Roosevelt, Capt. Brett Crozier, đã bị cách chức vì đã báo động bệnh truyền
nhiễm không kiểm soát được trên tàu khiến một thủy thủ thiệt mạng và một số
người được chăm sóc đặc biệt hiện nay.
Ông Trump nói với
phóng viên Reuters tại Nhà Trắng tại buổi họp giao ban hôm thứ Hai rằng ông
không biết ai đã ra lệnh cho tàu ghé Việt Nam. Ông nói: “Tôi không biết ý tưởng
đó là của ai, nhưng đó không phải là một ý tưởng hay trong khi đang giữa đại
dịch.”
Nhưng quyết định
vẫn tiếp tục cập cảng Đà Nẵng là quyết định của các quan chức quân sự cấp cao
Thái Bình Dương. Quyết định được đưa ra chỉ sau khi phân tích kỹ lưỡng các rủi
ro có thể có tại thời điểm đang lây lan của dịch bệnh, theo một tuyên bố bằng
văn bản được cung cấp cho Stars and Stripes của Hạm đội Thái Bình Dương từ phát
ngôn viên Trung tá Myers Vasquez.
TT. Trump: “Tôi
nghĩ là an toàn”
Ba ngày trước khi
Roosevelt đến Việt Nam vào ngày 5 tháng 3, chính Trump nhận thấy không có mấy
ủi ro phơi nhiễm virus corona. Khi một phóng viên hỏi Trump trong một cuộc họp
báo ngày 2 tháng 3, liệu điều đó có “an toàn hay phù hợp “ hay không khi tiếp
tục tổ chức các cuộc tụ tập có quy mô lớn, ông Trump đã trả lời: “Tôi nghĩ rằng
là an toàn, vâng. Tôi nghĩ rất an toàn.”
Vào thời điểm đó,
Hoa Kỳ chỉ có hơn 100 trường hợp nhiễm virut được xác nhận, với sáu trường hợp
tử vong.
Kế hoạch cập cảng
tại Đà Nẵng của Roosevelt đã sắp xếp từ mùa thu và có sự phối hợp giữa Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương,
Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng với các
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Việt Nam, Vasquez nói.
Mục đích là để kỷ
niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Việt Nam. Tàu Roosevelt là tàu sân bay
thứ hai đến thăm Việt Nam kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975.
Chuyến thăm, bao
gồm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill, là một bước quan trọng
trong việc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước bằng cách tăng
cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, hoạt động gìn giữ hòa
bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, Vasquez nói.
Bộ Tư lệnh Ấn
Độ-Thái Bình Dương đã gửi “lệnh hành quyết” đến Hạm đội Thái Bình Dương vào
tháng Giệng để chính thức thiết lập chuyến thăm tàu của sân bay, ông nói.
Phân tích rủi ro
dựa vào số liệu của Việt nam
Hạm đội Thái Bình
Dương đã tiến hành phân tích rủi ro từ dữ liệu của các tổ chức y tế liên ngành,
nhằm giảm thiểu lây nhiễm vi rút cho thủy thủ đoàn, tin tưởng vào tính chính
xác của các báo cáo và hoạt động y tế công của Việt Nam nhằm cô lập và khống
chế virus corona, Vasquez nói.
Với phân tích đó
trong tay, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc John Aquilino đề nghị tiến
hành chuyến thăm cảng, và Đô đốc Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn
Độ-Thái Bình Dương, đã đồng ý, Vasquez nói.
Vào thời điểm ghé
cảng, cả Bộ Ngoại giao và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đều không
ban hành hạn chế đi lại cho công dân Mỹ đến Việt Nam.
Tính đến ngày
5/3/2020, Việt Nam chỉ có 16 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, nhưng tất
cả đều ở Hà Nội cách xa Đà Nẵng, Vasquez nói. Tất cả đều đã hồi phục và không
có trường hợp mới nào được ghi nhận kể từ ngày 13/2.
Một đại diện của
CDC tại Việt Nam đã đảm bảo với Hạm đội Thái Bình Dương rằng cảng ghé thăm vì
rủi ro thấp, ông Vas Vasquez nói.
Một nhân viên đại
diện của CDC ở Việt Nam đảm bảo với Hạm Đội Thái Bình Dương rằng việc ghé vào
cảng Đà Nẵng có “nguy cơ phơi nhiễm thấp”
“Trong suốt thời
gian cập cảng, tất cả các sự kiện theo lịch trình tại Đà Nẵng đã được xem xét
về rủi ro phơi nhiễm và họ đã được Việt Nam cung cấp hỗ trợ bổ sung trong việc
sàng lọc những người địa phương tham gia các sự kiện này. Một cuộc trao đổi
chuyên môn về hỗ trợ nhân đạo / ứng phó thảm họa đã được tổ chức cho các nhân
viên y tế của Hải quân Hoa Kỳ và các chuyên gia y tế địa phương.”
Diễm My biên dịch
|
Không có nhận xét nào