Header Ads

  • Breaking News

    Nguyễn Ngọc Chu - Vai trò của Bộ Nông nghiệp ở đâu trong cuộc chiến giữa Bộ Công thương và Bộ Tài chính…

    Ngày 20/4/2020, “Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo điều tra về dấu hiệu tiêu cực trong quản lý hoạt động xuất khẩu 400 000 tấn gạo thời gian qua mà báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp nêu nghi vấn” (Tuoitre.vn 20/4/2020,
    Nguyễn Ngọc Chu - Vai trò của Bộ Nông nghiệp ở đâu trong cuộc chiến giữa Bộ Công thương và Bộ Tài chính…
    https://tuoitre.vn/bo-tai-chinh-de-nghi-bo-cong-an-dieu-tra-vu-truc-loi-trong-xuat-khau-gao-20200420155426872.htm).

    Cũng trong ngày 20/4/2020, ông Đinh Tiến Dũng còn có công văn số 4764/BTC-VP gửi cấp dưới là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin tiêu cực trong xuất khẩu gạo của Tổng cục Hải quan.

    2. Tiêu cực ở Tổng cục Hải quan nhiều không đếm xuể, không ai không biết, ông Đinh Tiến Dũng lại càng không thể không biết.

    Tày trời như vụ 230kg heroin trị giá 300 triệu USD lọt qua Đài Loan dưới thời Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Lê Kiên Trung, với lý do “sập trời” là máy soi hỏng, vậy mà còn chìm nghỉm được, thì công văn để Tổng cục Hải quan tự thanh tra chắc chắn sẽ là vô tội.

    3. Nay Bộ trưởng Bộ Tài chính nhờ Bộ trưởng bộ Công An vào cuộc điều tra, thì cái đích là Bộ Công Thương, chứ không chỉ Tổng cục Hải quan.

    4. Việc tiêu cực trong xuất khẩu gạo từ phía Bộ Công Thương không cần phải bàn cãi. Điều lạ là Tổng cục Hải quan “làm ngơ” trước lệnh của Bộ Tài chính.

    Vốn là ngày 10/4/2020 Bộ Tài Chính đã có công văn số 4355-BTC-QLG gửi Bộ Công Thương. Trong đó đề nghị các doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước chỉ được xuất khẩu gạo sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ, và sớm nhất là từ 15/6/2020 trở đi mới được xuất khẩu gạo.

    Công ty Intimex và công ty Vinafood là 2 trong số 5 công ty chối bỏ trách nhiệm cung cấp gạo dự trữ quốc gia sau khi trúng thầu.

    Vậy mà Tổng cục Hải quan làm ngơ, cấp phép ngay cho Intimex xuất khẩu 96.234 tấn gạo, chiếm 25% hạn ngạch gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 4/2020. Công ty Vinafood cũng từ chối trách nhiệm cung cấp 4500 tấn gạo dự trữ quốc gia sau khi đã trúng thầu, nhưng lại được cấp phép xuất khẩu 7500 tấn gạo. An ninh lương thực quốc gia chả đáng mấy xu trong mắt của Intimex, Vinafood và Tổng cục Hải quan!

    Chiếu theo công văn 4355-BTC-QLG ngày 10/4/2020 của Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan không thể cho phép Intimex và Vinafood xuất khẩu gạo vào 0h ngày 12/4/2020. Tại sao Tổng cục Hải quan vẫn cho phép? Chắc chắn nước cờ của Tổng cục Hải quan đã được tính trước.



    II. KỲ VỌNG GÌ Ở KẾT QUẢ VÀO CUỘC CỦA BỘ CÔNG AN?

    Nhìn thấy được rất rõ kẻ có tội, cả ở Bộ Công Thương lẫn Bộ Tài chính trong vụ xuất khẩu gạo vừa qua.

    Cả nước đang nghển cổ đợi chờ điều tra từ Bộ Công An. Sau công văn của Bộ Tài chính, nhiều người đang hy vọng, với điều tra của Bộ Công An trong vụ xuất khẩu 400.000 tấn gạo, thì kẻ có tội phải bị trừng trị.

    Dẫu Bộ Công An phải “cân bằng” trong quan hệ giữa 2 ông bộ trưởng thì cũng phải chỉ ra bằng được kẻ có tội.

    Hay rồi sẽ như vụ 230kg heroin năm 2013?

    III. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở ĐÂU?

    1. Cuộc chiến ở đấu trường xuất khẩu gạo giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thắng thua đều đưa đến bất lợi cho người nông dân.


    Bởi vì, cuộc chiến này, một mặt không đưa đến lời giải dứt điểm nhanh chóng cho bài toán dự trữ gạo quốc gia; ở mặt khác, lại làm trì hoãn việc xuất khẩu gạo, gây thêm tổn phí, và làm ảnh hưởng đến người nông dân đang cần bán gạo khi mùa đang thu hoạch.

    2. Ở đây, không thể không đề cập đến trách nhiệm của ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNN.

    Bộ Nông nghiệp là nơi sản xuất ra lúa gạo, sao lại để cho Bộ công Thương và Bộ Tài chính canh cửa xuất khẩu gạo?

    Sao ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường không mạnh mẽ đấu tranh cho việc xuất khẩu gạo, lại để cho thị trường xuất khẩu gạo trục trặc như vậy?

    Đáng ra, ông Nguyễn Xuân Cường phải là nhân vật (figure) nổi bật ở đấu trường xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Việc xuất khẩu gạo ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Mùa màng thu hoạch mà lúa gạo không bán được thì không có thu nhập, và không khuyến khích được sản xuất lương thực. Vào thời điểm người nông dân cần ông Nguyễn Xuân Cường xông xáo ở đấu trường xuất khẩu gạo thì ông lại im hơi lặng tiếng, để cho vai phụ thành vai chính!

    Ông Nguyễn Xuân Cường nắm được lượng gạo trong toàn quốc. Ông cũng biết kế hoạch 6 tháng dầu năm 2020 là 20,1 triệu tấn lúa sẽ đạt được, và kế hoạch cả năm 43,5 triệu tấn lúa có khả năng sẽ đạt được. Từ đó để thấy, xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo trong 6 tháng đầu năm 2020 vẫn không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia.

    Biết rằng, các công ty thương lái thuộc Bộ Công Thương, và xuất khẩu phải tuân thủ luật pháp khi qua Tổng cục Hải Quan, nhưng không thể thả mặc để 2 cơ quan này làm đình trệ hay khống chế việc xuất khẩu gạo.

    3. Điều cần bàn là dự trữ gạo quốc gia. Lấy vài nước làm thí dụ.


    Ukraine dự báo vụ niên vụ 2019/2020 được mùa tới khoảng 70 triệu tấn ngũ cốc. Và Ukraina đã xuất khẩu 50 triệu tấn ngũ cốc (https://nguoivietukraina.com/ukraina-lan-dau-tien-trong-lich-su-xuat-khau-ngu-coc-dat-muc-tren-50-trieu-tan_232549.nvu). Khi được mùa thì không thể không xuất khẩu.

    Trung Quốc có 1 tỷ 350 triệu người. Nếu lấy bình quân 1 người 1 tháng tiêu thụ 13kg lương thực thì một tháng Trung Quốc cần 17 550 000 tấn, và một năm cần 210,6 triệu tấn lương thực. Trên thực tế thì dự trữ lương thực của Trung Quốc hàng năm trên 200 triệu tấn. Nghĩa là Trung Quốc có dự trữ dư thừa cho 1 năm.

    Việt Nam hiện có 97 triệu dân. Nếu mỗi tháng trung bình 13kg gạo/người, thì Việt Nam cần 1.261.000 tấn gạo cho một tháng. Và một năm Việt Nam cần 15,132 triệu tấn gạo. Tính dự trữ tối thiểu trong 2 tháng thì tổng số gạo là 2.522.000 tấn. Từ đó mà suy ra số lượng gạo có thể xuất khẩu.

    IV. MONG MUỐN


    1. Nếu vào trước năm 1975, thì chỉ cần bổ nhiệm 1 “tướng chiến trường”- đặc phái viên toàn quyền của Chính phủ phụ trách xuất khẩu gạo, và tiêu cực trong xuất khẩu gạo sẽ tiêu biến ngay. Nội trong 3 ngày, 200.000 tấn gạo trong các kho thương lái sẽ chuyển sang thành gạo dự trữ của nhà nước. Trong vòng 7 ngày, gạo tại các bến cảng sẽ được giải phóng hết.

    2. Nhưng thật khó để thực thi một chính sách như thế vào giai đoạn hiện nay. Thay vào đó là triền miên tiêu cực và các trận chiến ngầm. Thanh tra chẳng bao giờ hết vì tiêu cực nảy mầm ngay trong chính thanh tra.

    3. Điều đáng chờ đợi, không phải thắng bại của Bộ Tài chính hay Bộ Công Thương, mà là thành quả lao động của nông dân phải được đền đáp.

    Người nông dân sản xuất ra gạo thì gạo phải được bán đi đúng gía, kịp thời, cho nội địa và cho xuất khẩu. Được mùa càng cần phải xuất khẩu. Trì hoãn quá trình tiêu thụ gạo của nông dân là làm hại nông dân và kìm nén sức sản xuất lương thực.

    Hai ông, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính, không can dự trực tiếp đến nông dân nên có thể tranh đấu mà trì hoãn việc bán gạo, nhưng đâu rồi một ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT biết bảo vệ quyền lợi cho nông dân?

    FB Nguyễn Ngọc Chu

    Không có nhận xét nào