Sáng hôm thứ năm ngày
9/4/2020, trong cuộc họp báo hàng ngày về phản ứng của chính phủ đối với
sự bùng phát COVID-19. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói chúng ta sẽ
không quay trở lại bình thường như trước khi có đại dịch cho đến khi có
vắc-xin coronavirus.
Vắc-xin
(vaccine) Coronavirus là chích vào cơ thể con người một chế phẩm có
tính kháng nguyên, tức là đưa các virus Corona sống có độc lực yếu, đã
được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, vào cơ thể người khoẻ mạnh
nhằm nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi vắc-xin hay còn gọi là
“chủng ngừa”, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vật lạ nên sẽ tiêu diệt
và ghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch.
Về sau khi virus Corona thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng chống trả kịch liệt có hiệu quả để bảo vệ cơ thể. Vắc-xin cũng giúp ngừng lây bệnh cho người khác . Vắc-xin không dùng để chữa bệnh, mà được dùng để phòng bệnh.
Đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Justin Trudeau, cuộc sống của chúng ta không trở lại hoàn toàn khi vẫn còn có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Cộng đồng chỉ có thể được miễn dịch khi tất cả mọi người dân được tiêm chủng. Miễn dịch cộng đồng giúp phòng ngừa, ngăn chặn việc tái bùng phát và lây lan dịch bệnh. Lúc đó dịch bệnh hoàn toàn biến mất không còn tồn tại trong cộng đồng nữa.
Tuy chi phí để phát triển, xin cấp giấy phép và sản xuất vắc -xin ngừa COVID-19 lên đến cả 1 tỉ USD nhưng các viện y sinh và các công ty dược được các tổ chức tư nhân và chính phủ tài trợ để tăng tốc phát triển vắc-xin do nhu cầu cấp bách hiện nay.
Vấn đề lớn nhất ở đây là “thời gian” . Ngày 25/2/2020, công ty công nghệ sinh học Moderna Therapeutics của Mỹ tuyên bố đã tạo ra được Vắc-xin ngừa virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19, chỉ 42 ngày sau khi Trung Quốc công bố bộ gen của chủng virus này. Tuy nhiên, các nhà khoa học nói để phát triển các loại vắc-xin này cần khoảng 18 tháng vì phải thực hiện qua các bước thử nghiệm trên động vật cũng như người để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trước khi đưa vào sử dụng đại trà.
Trong tình huống hiện nay, nhiều người đặt hy vọng sẽ có vắc-xin vào mùa hè này nhờ có công nghệ mới. Tuy nhiên, việc thử nghiệm trên động vật vẫn thuộc giai đoạn đầu của phát triển vắc-xin và còn nhiều bước cần thiết trước khi sẵn sàng được thử nghiệm trên người. Bước đầu tiên là kiểm tra trên chuột (bằng cách tiêm thuốc chủng vào 50 con trong đàn chuột 100 con rồi quan sát chúng), giai đoạn này vẫn mới chỉ là một bước sàng lọc ban đầu, sau đó là kiểm tra độc chất trên những loài động vật có kích thước lớn như khỉ mới bảo đảm độ an toàn cho những ca thử nghiệm trên người tiếp theo.
Trước khi thử nghiệm lâm sàng vắc-xin trên người cần phải xin giấy phép của cơ quan quản lý (ở Mỹ là FDA) và thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là các nghiên cứu về an toàn và miễn dịch được thực hiện ở một số ít đối tượng được theo dõi chặt chẽ. Giai đoạn 2 là nghiên cứu liều lượng và có thể tuyển chọn hàng trăm đối tượng. Cuối cùng, các thử nghiệm ở Giai đoạn 3 thường chọn ra hàng ngàn cá nhân và cung cấp tài liệu quan trọng về tính hiệu quả và dữ liệu an toàn bổ sung quan trọng cần có để cấp phép. Ở bất kỳ giai đoạn nào của nghiên cứu lâm sàng hoặc trên động vật, nếu dữ liệu gây lo ngại đáng kể về tính an toàn hoặc hiệu quả, Cơ quan quản lý có thể yêu cầu cung cấp thêm các thông tin về nghiên cứu hoặc có thể ra lệnh dừng các nghiên cứu lâm sàng đang diễn ra. Sau khi thành công cả ba giai đoạn phát triển lâm sàng, nộp đơn xin cấp phép sinh học (BLA). Ngoài ra, còn phải trải qua giai đoạn 4, nghiên cứu về tác dụng phụ của vắc-xin . Trong giai đoạn này, cơ sở sản xuất còn phải trải qua một cuộc kiểm tra chi tiết trước khi được phê duyệt cho phép sản xuất vắc-xin. Cơ quan kiểm tra cũng yêu cầu nhà sản xuất phải có nhãn mác sản phẩm đầy đủ để các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiểu được cách sử dụng đúng cách và hiểu rõ các lợi ích và rủi ro tiềm tàng của nó mà giải thích cho bệnh nhân và phụ huynh nhằm cung cấp vắc-xin một cách an toàn cho công chúng.
Đó là lý do tại sao phải cần tới 18 tháng mới có được vắc-xin theo đúng quy định.
Chắc chắn con người sẽ tìm ra thuốc chủng ngừa và thuốc chữa trị nay mai. Điều quan trọng hơn hết là cuộc sống kinh tế (vật chất) và cuộc sống tinh thần của người dân. Nước giàu có đành phải chấp nhận ngưng hoặc lùi lại chỉ số GDP để cứu những người nghèo khó trong xã hội qua những chương trình hỗ trợ kinh tế gia đình. Đối với những nước nghèo , chính phủ lấy đâu ra tiền để giúp dân?. Khi không có tiền thì phát hành công trái, một hình thức đi vay tiền từ của các tổ chức quốc tế hay của các công ty , cá nhân giàu có trong nước để thực hiện các chương trình cứu trợ tầng lớp lao động sống bằng tiền kiếm được hàng tuần hàng tháng , thành phần nghèo nhất trong xã hôi. Chỉ sau 2 tuần có lệnh phong tỏa thôi mà ở Canada đã có 3 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp, ở Mỹ có hơn 10 triệu người .
Người viết rất lấy làm vui khi xem những clip video phát gạo , thức ăn miễn phí cho người nghèo ở trong nước qua các youtuber đứng ra nhận tiền của các mạnh thường quân trong và ngoài nước có lòng gởi về giúp những người nghèo khó trong lúc này. Tinh thần “lá lành đùm lá rách” được thể hiện trong lúc này thật đáng ngưỡng mộ. Một anh youtuber cho biết có 1 chị bị tật nguyền ở Mỹ gởi tiền về giúp dân nghèo làm mình xúc động vô cùng.
Ngày hôm nay, số người nhiễm Coronavirus sắp lên tới 2 triệu người , gần 120 000 người tử vong. Đa số những nước bị ảnh hưởng vụ dịch này là những nước giàu có , nơi mà nhiều người dân có điều kiện đi du lịch.
Qua trận dịch này, có lẽ các nhà lãnh đạo trên thế giới đều nhận ra rằng cần phải có 1 cơ quan chuyên nghiên cứu và theo dõi các biến cố lớn như đại dịch lần này vì chúng xuất hiện theo chu kỳ để có thể đưa ra phương cách phòng ngừa kịp thời và hữu hiệu . Ngoài ra, cần phải có 1 quỹ dự trữ phòng khi có biến cố lớn. Và việc bảo vệ sinh mạng và chăm lo sức khỏe cho toàn dân quan trọng hơn việc phát triển kinh tế?
Xin mượn câu nói của 1 bác sĩ, giám đốc điều hành phẫu thuật tại bệnh viện Cremona, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của sự bùng phát coronavirus ở miền bắc nước Ý, để kết thúc bài viết này.
“Cho dù nền kinh tế sụp đổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, điều đó không thành vấn đề , chúng ta luôn có thời gian để xây dựng lại, điều quan trọng nhất là `Portare a casa la pelle` “
“Portare a casa la pelle” là câu ngạn ngữ của Ý , có nghĩa là “vượt qua tình huống nguy hiểm” hay “trở về nhà an toàn“
Ngô Khôn Trí
Ngô Khôn Trí – Vắc-xin (vaccine) và trở về nhà an toàn |
Về sau khi virus Corona thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng chống trả kịch liệt có hiệu quả để bảo vệ cơ thể. Vắc-xin cũng giúp ngừng lây bệnh cho người khác . Vắc-xin không dùng để chữa bệnh, mà được dùng để phòng bệnh.
Đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Justin Trudeau, cuộc sống của chúng ta không trở lại hoàn toàn khi vẫn còn có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Cộng đồng chỉ có thể được miễn dịch khi tất cả mọi người dân được tiêm chủng. Miễn dịch cộng đồng giúp phòng ngừa, ngăn chặn việc tái bùng phát và lây lan dịch bệnh. Lúc đó dịch bệnh hoàn toàn biến mất không còn tồn tại trong cộng đồng nữa.
Tuy chi phí để phát triển, xin cấp giấy phép và sản xuất vắc -xin ngừa COVID-19 lên đến cả 1 tỉ USD nhưng các viện y sinh và các công ty dược được các tổ chức tư nhân và chính phủ tài trợ để tăng tốc phát triển vắc-xin do nhu cầu cấp bách hiện nay.
Vấn đề lớn nhất ở đây là “thời gian” . Ngày 25/2/2020, công ty công nghệ sinh học Moderna Therapeutics của Mỹ tuyên bố đã tạo ra được Vắc-xin ngừa virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19, chỉ 42 ngày sau khi Trung Quốc công bố bộ gen của chủng virus này. Tuy nhiên, các nhà khoa học nói để phát triển các loại vắc-xin này cần khoảng 18 tháng vì phải thực hiện qua các bước thử nghiệm trên động vật cũng như người để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trước khi đưa vào sử dụng đại trà.
Trong tình huống hiện nay, nhiều người đặt hy vọng sẽ có vắc-xin vào mùa hè này nhờ có công nghệ mới. Tuy nhiên, việc thử nghiệm trên động vật vẫn thuộc giai đoạn đầu của phát triển vắc-xin và còn nhiều bước cần thiết trước khi sẵn sàng được thử nghiệm trên người. Bước đầu tiên là kiểm tra trên chuột (bằng cách tiêm thuốc chủng vào 50 con trong đàn chuột 100 con rồi quan sát chúng), giai đoạn này vẫn mới chỉ là một bước sàng lọc ban đầu, sau đó là kiểm tra độc chất trên những loài động vật có kích thước lớn như khỉ mới bảo đảm độ an toàn cho những ca thử nghiệm trên người tiếp theo.
Trước khi thử nghiệm lâm sàng vắc-xin trên người cần phải xin giấy phép của cơ quan quản lý (ở Mỹ là FDA) và thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là các nghiên cứu về an toàn và miễn dịch được thực hiện ở một số ít đối tượng được theo dõi chặt chẽ. Giai đoạn 2 là nghiên cứu liều lượng và có thể tuyển chọn hàng trăm đối tượng. Cuối cùng, các thử nghiệm ở Giai đoạn 3 thường chọn ra hàng ngàn cá nhân và cung cấp tài liệu quan trọng về tính hiệu quả và dữ liệu an toàn bổ sung quan trọng cần có để cấp phép. Ở bất kỳ giai đoạn nào của nghiên cứu lâm sàng hoặc trên động vật, nếu dữ liệu gây lo ngại đáng kể về tính an toàn hoặc hiệu quả, Cơ quan quản lý có thể yêu cầu cung cấp thêm các thông tin về nghiên cứu hoặc có thể ra lệnh dừng các nghiên cứu lâm sàng đang diễn ra. Sau khi thành công cả ba giai đoạn phát triển lâm sàng, nộp đơn xin cấp phép sinh học (BLA). Ngoài ra, còn phải trải qua giai đoạn 4, nghiên cứu về tác dụng phụ của vắc-xin . Trong giai đoạn này, cơ sở sản xuất còn phải trải qua một cuộc kiểm tra chi tiết trước khi được phê duyệt cho phép sản xuất vắc-xin. Cơ quan kiểm tra cũng yêu cầu nhà sản xuất phải có nhãn mác sản phẩm đầy đủ để các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiểu được cách sử dụng đúng cách và hiểu rõ các lợi ích và rủi ro tiềm tàng của nó mà giải thích cho bệnh nhân và phụ huynh nhằm cung cấp vắc-xin một cách an toàn cho công chúng.
Đó là lý do tại sao phải cần tới 18 tháng mới có được vắc-xin theo đúng quy định.
Chắc chắn con người sẽ tìm ra thuốc chủng ngừa và thuốc chữa trị nay mai. Điều quan trọng hơn hết là cuộc sống kinh tế (vật chất) và cuộc sống tinh thần của người dân. Nước giàu có đành phải chấp nhận ngưng hoặc lùi lại chỉ số GDP để cứu những người nghèo khó trong xã hội qua những chương trình hỗ trợ kinh tế gia đình. Đối với những nước nghèo , chính phủ lấy đâu ra tiền để giúp dân?. Khi không có tiền thì phát hành công trái, một hình thức đi vay tiền từ của các tổ chức quốc tế hay của các công ty , cá nhân giàu có trong nước để thực hiện các chương trình cứu trợ tầng lớp lao động sống bằng tiền kiếm được hàng tuần hàng tháng , thành phần nghèo nhất trong xã hôi. Chỉ sau 2 tuần có lệnh phong tỏa thôi mà ở Canada đã có 3 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp, ở Mỹ có hơn 10 triệu người .
Người viết rất lấy làm vui khi xem những clip video phát gạo , thức ăn miễn phí cho người nghèo ở trong nước qua các youtuber đứng ra nhận tiền của các mạnh thường quân trong và ngoài nước có lòng gởi về giúp những người nghèo khó trong lúc này. Tinh thần “lá lành đùm lá rách” được thể hiện trong lúc này thật đáng ngưỡng mộ. Một anh youtuber cho biết có 1 chị bị tật nguyền ở Mỹ gởi tiền về giúp dân nghèo làm mình xúc động vô cùng.
Ngày hôm nay, số người nhiễm Coronavirus sắp lên tới 2 triệu người , gần 120 000 người tử vong. Đa số những nước bị ảnh hưởng vụ dịch này là những nước giàu có , nơi mà nhiều người dân có điều kiện đi du lịch.
Qua trận dịch này, có lẽ các nhà lãnh đạo trên thế giới đều nhận ra rằng cần phải có 1 cơ quan chuyên nghiên cứu và theo dõi các biến cố lớn như đại dịch lần này vì chúng xuất hiện theo chu kỳ để có thể đưa ra phương cách phòng ngừa kịp thời và hữu hiệu . Ngoài ra, cần phải có 1 quỹ dự trữ phòng khi có biến cố lớn. Và việc bảo vệ sinh mạng và chăm lo sức khỏe cho toàn dân quan trọng hơn việc phát triển kinh tế?
Xin mượn câu nói của 1 bác sĩ, giám đốc điều hành phẫu thuật tại bệnh viện Cremona, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của sự bùng phát coronavirus ở miền bắc nước Ý, để kết thúc bài viết này.
“Cho dù nền kinh tế sụp đổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, điều đó không thành vấn đề , chúng ta luôn có thời gian để xây dựng lại, điều quan trọng nhất là `Portare a casa la pelle` “
“Portare a casa la pelle” là câu ngạn ngữ của Ý , có nghĩa là “vượt qua tình huống nguy hiểm” hay “trở về nhà an toàn“
Ngô Khôn Trí
Không có nhận xét nào