Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) che giấu thông tin đã làm dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ra
toàn thế giới, người dân phẫn nộ không ngừng chỉ trích chính quyền và
đặc biệt là Tập Cận Bình. Một số nhà phân tích cho rằng, Tập Cận Bình đã
điều động quân đến Bắc Kinh để ngăn ngừa các cuộc đảo chính.
Vào
ngày 22/3, Trần Bình, một “Hồng nhị đại” (hậu duệ của thế hệ cách mạng
đầu tiên của ĐCSTQ) đã thông qua WeChat gửi “thư kiến nghị” cho các quan
chức cấp cao và các nguyên lão về hưu của ĐCSTQ, việc này đã làm dậy
sóng trên mạng Internet ở Trung Quốc.
Kiến
nghị nặc danh này liệt kê các chủ đề được thảo luận tại cuộc họp mở
rộng của Bộ Chính trị, trong đó bao gồm cả tình hình khắc nghiệt khi
phải đối mặt với dịch bệnh trước mắt, nền kinh tế trong nước và sự quan
tâm của dư luận quốc tế. Trong kiến nghị có thúc giục mạnh mẽ việc triệu
tập khẩn cấp một cuộc họp của Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận về việc
liệu ông Tập Cận Bình có phù hợp để tiếp tục làm các chức vụ chủ tịch
nước, tổng bí thư ĐCSTQ và chủ tịch Quân ủy hay không.
Đài
Á Châu Tự Do (RFA) dẫn lời Ngô Cường, cựu giảng viên của Bộ Chính trị
Đại học Thanh Hoa nói rằng, bức thư kiến nghị này dường như là một cú
“phản đòn” đối với việc Nhậm Chí Cường bị giám sát tại nơi cư trú cách
đây không lâu vì liên can đến một bài viết về Tập Cận Bình. Vào lúc ban
đầu, các “Hồng nhị đại” được coi là nền tảng cầm quyền của Tập hoặc là
những người ủng hộ nền tảng cầm quyền của ông ta, nhưng dường như ngày
càng “xa lánh” Tập.
Nhậm
Chí Cường, một “Hồng nhị đại” của ĐCSTQ, một ông trùm bất động sản, đầu
tháng 3, trong một bài viết với lời văn súc tích sắc sảo đã chỉ trích
chính quyền Bắc Kinh che giấu sự thật về dịch bệnh. Đối với những lời
phát biểu của Tập liên quan đến bệnh viêm phổi ĐCSTQ (viêm phổi Vũ Hán)
vào ngày 23/2 và hội nghị phòng chống dịch bệnh trực tuyến với sự tham
gia của 170.000 người, Nhậm Chí Cường đã không nêu tên thật Tập Cận Bình
mà gọi Tập là “một thằng hề bị tước đoạt hết quần áo mà vẫn khăng khăng
trở thành hoàng đế”. Một số người bạn của Nhậm Chí Cường xác nhận rằng
ông đã bị chính quyền bắt đi vào ngày 12/3 và chính quyền ĐCSTQ đã chỉ
định vấn đề này là một “vụ án nghiêm trọng”.
Vào
ngày 26/3, VOA trích dẫn tin từ một người giấu tên nói rằng, con trai
cả và thư ký của Nhậm Chí Cường cũng đã bị bắt giữ. Em gái và gia đình
ông cũng chịu ảnh hưởng. Bản thân Nhậm Chí Cường đã bị chính quyền giam
giữ. Chính quyền đã biến việc này thành một vụ án nghiêm trọng. “Không
ai có thể nhúng tay, không thể can thiệp, không được yêu cầu giúp đỡ,
bao gồm cả Vương Kỳ Sơn”.
Vương
Kỳ Sơn, phó chủ tịch Trung Quốc, từng là người phụ đạo cho Nhậm Chí
Cường thời trung học, và hai người có quan hệ thân thiết với nhau.
Vào
ngày 22/3, bài đăng trên blog của Hồ Hợi nói rằng, các tiếng nói “đả
đảo Tập” của ngoại giới, tỷ lệ thành công là rất khó dự đoán. Cái được
gọi là “tổ chức họp” để thảo luận về việc đi hay ở của Tập Cận Bình, chỉ
là quả “bóng hơi” để thử nghiệm phản ứng của công chúng mà giới tinh
anh ngoài thể chế “thả” ra mà thôi.
Ngày 13/3, trên mạng lan truyền tin Nhậm Chí Cường đã bị bí mật giam giữ, việc này đã thu hút được sự chú ý của dư luận. (Ảnh: Secretchina) |
Bài
báo phân tích rằng, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, Tập Cận
Bình đã xây dựng một đội Không quân do Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng đứng
đầu, kiểm soát tuyệt đối quyền lực của quân đội và điều động gần 400.000
quân dã chiến tinh nhuệ của chiến khu Trung Bộ vào thành phố Bắc Kinh.
Lấy việc bảo vệ thủ đô làm nòng cốt để nắm giữ quân đội.
Thượng
tướng Không quân Ất Hiểu Quang giữ chức Tư lệnh Chiến khu Trung Bộ, sau
khi điều động đại quân vào Bắc Kinh, làm tê liệt chức năng chính trị
của Cục Cảnh vệ Trung ương, tiếp quản việc phòng thủ Bắc Kinh và chiếm
giữ tất cả các điểm chiến lược trong thành phố. Cơ quan lãnh đạo nhà
nước Trung ương cũng nằm dưới sự giám sát của quân đội, và quân đội trở
thành “trung tâm quyền lực”, ngoài Tập ra không ai có quyền “chỉ đạo”.
Mọi nỗ lực đảo chính trong Đảng đã bị loại bỏ hoàn toàn, cũng như “tiêu
trừ” các lực lượng chính trị “phản Tập”.
Các
tướng lĩnh của Không quân như Hứa Kỳ Lượng – phó chủ tịch của Quân ủy
ĐCSTQ, Ất Hiểu Quang – tư lệnh Chiến khu Trung bộ và Đinh Lai Hàng, đều
là những tướng lĩnh đáng tin cậy được Tập đề bạt, trung thành với Tập,
nắm giữ quyền lực trọng yếu, trong mắt của họ chỉ có Tập, không dễ gì bị
kẻ khác mua chuộc.
Bài
báo tin rằng, chiến lược điều động binh lực vào Bắc Kinh của Tập Cận
Bình thực sự đã củng cố cho cơ sở quyền lực của Tập vững chắc chưa từng
thấy. Các chính trị gia kỳ cựu của ĐCSTQ, các thành viên đã nghỉ hưu, và
các thành viên hiện tại của Bộ Chính trị chỉ có thể cúi đầu phục tùng,
và không dám manh động.
Dịch
viêm phổi ĐCSTQ đã lan rộng trên toàn thế giới do chính quyền che giấu
thông tin, nó cũng gây ra những thảm họa nhân đạo lớn ở Trung Quốc, dư
luận cũng dậy sóng sau cái chết của “người thổi còi” Lý Văn Lượng, cùng
với áp lực do sự trì trệ về kinh tế… dịch bệnh lần này được coi là cuộc
khủng hoảng cầm quyền lớn nhất kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm
1989.
Mặc
dù một số người nói rằng vị trí của Tập Cận Bình – lãnh đạo cao nhất
của ĐCSTQ rất khó bị lung lay, nhưng một bài báo trên tờ “Minh Báo” của
Hồng Kông đã trích dẫn tin tức nói rằng, hai phiên họp thường niên
(lưỡng hội) sẽ bị hoãn lại trong năm nay. Tập Cận Bình không muốn hoãn
lại, nhưng Lý Khắc Cường kiên quyết yêu cầu trì hoãn, trong khi các
thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cũng ủng hộ việc trì hoãn
“lưỡng hội”. Tập Cận Bình cuối cùng đã phải nhượng bộ.
Một số người đã đặt câu hỏi, nếu các sự kiện trên là đúng, vậy phải chăng vị trí “độc tôn” của Tập Cận Bình đã bị lung lay?
Đánh
giá từ một loạt các phản ứng của Tập Cận Bình trong năm nay, chính
quyền từ lâu đã coi việc xử lý các nguy cơ liên quan đến ĐCSTQ và Tập
Cận Bình là ưu tiên hàng đầu. Ngay từ ngày 17/1, tại hội nghị công tác
Trung ương của Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ, Tập Cận Bình đã chỉ
thị rằng, việc duy trì an ninh chính trị quốc gia nên được ưu tiên hàng
đầu vào năm 2020. Giới quan sát tin rằng, cái gọi là an ninh chính trị
chủ yếu là an ninh của Tập.
Vào
ngày 23/2, ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp phòng chống dịch bệnh trên
truyền hình lớn nhất từ năm 1949 đến nay với 170.000 cán bộ địa phương
và quân đội. Tập Cận Bình và 7 Thường ủy cũng xuất hiện. Sự kiện này
cũng gây ra sự chấn động lớn trên các phương tiện truyền thông trong và
ngoài nước.
Bình
luận viên thời sự Tôn Đại Lạc cho biết, tờ “Yahoo News” của Hoa Kỳ đã
đưa tin rằng, cơ quan tình báo quân sự Hoa Kỳ bất ngờ phát hiện ra rằng
có những dấu hiệu cho thấy giới cao tầng của ĐCSTQ đang có kế hoạch di
tản khỏi Trung Nam Hải để chuẩn bị đến một nơi nào đó ở nước ngoài, mục
đích là để có thể duy trì các chức năng cơ bản của hệ thống trong những
trường hợp đặc biệt.
Chính
thông tin “sốt dẻo” này đã khiến giới cao tầng của ĐCSTQ phản ứng ngay
lập tức, nhanh chóng tổ chức một cuộc họp chưa từng có kể từ khi thành
lập chính quyền. Nếu chính quyền không cùng nhau “lộ mặt” để “dẹp tan
tin đồn”, lãnh đạo chính quyền địa phương và tướng lĩnh quân đội các cấp
sẽ trở nên hoảng loạn, “như rắn mất đầu”. Đồng thời, sẽ có một số tướng
lĩnh quân đội “một lòng hai dạ” có mưu mô và dã tâm, nhân cơ hội lòng
dân bất mãn khi dịch bệnh hoành hành mà tiến hành công khai ly khai vũ
trang và giáng cho chế độ cầm quyền của ĐCSTQ một đòn chí mạng.
(Tinh Hoa)
Không có nhận xét nào