1. Lời tựa
Trong phần một, tôi đã viết về Nông Chiến, tóm tắt lại các kế sách người Trung Quốc dùng để phá hoại các nước lân bang về kinh tế nông nghiệp. Nhưng đó chỉ là những cuộc chiến ngắn hạn, sau đó dùng quân sự. Còn những kế sách "cao minh" hơn, khốc liệt hơn, sâu hiểm hơn thì lại nằm ở trong Văn Hóa Chiến - Sử dụng văn hóa.
2. Thông hôn.
Thông hôn được hiểu là những cuộc hôn nhân tác động thay đổi sâu xa đến chính trị, xã hội của đối phương.
Về cơ bản, có ba loại thông hôn, phân chia theo cấp độ tác động đến nhóm người có ảnh hưởng.
Thứ nhất là thông gia hoặc tặng phụ nữ đẹp với các chư hầu thuộc quốc.
Nước Việt tặng nước Ngô Tây Thi, Trịnh Đán khiến Phù Sai mang tiếng trầm mê mỹ sắc với quốc dân.
Đời Hán có Vương Chiêu Quân cống Hồ, để giảm áp lực chiến tranh.
Thời hậu Hán, triều đình Nam Việt của Triệu Đà ngả nghiêng, tan nát bởi Cù Thị làm tới Thái Hậu (Sử ta chép Triệu Đà là vua Việt trong phần ngoại sử)
Cũng thời này, câu chuyện Trọng Thủy ở rể nước Âu Lạc đã trở thành huyền thoại mất nước.
Và rất nhiều câu chuyện tương tự nói về việc đưa "nhân sự" của mình vào gia đình của đế vương chư hầu.
Thứ hai, đó là khuyến khích nam giới Trung Quốc lấy vợ ngoại tộc, sinh ra các thế hệ mang dòng máu lai, được giáo dục tư tưởng mẫu quốc. Kế đó là việc phát triển mạnh mẽ các dòng họ gốc Hoa, sau này không phân tách nổi dân tộc.
Và tàn nhẫn nhất là việc đồ sát nam giới các nước đối phương trong chiến tranh, cưỡng bức phụ nữ để sinh ra thế hệ mang dòng máu Trung Quốc, gây chia rẽ văn hóa về sau.
Những việc này, gọi là "đồng hóa huyết thống", dùng di truyền tự nhiên phục vụ việc xâm lấn văn hóa.
Bản thân Trung Quốc cũng thấm thía bài học này qua việc người Mãn áp dụng chính sách "Mãn Hán một nhà" dưới thời Khang Hi. Nên Đảng Cộng Sản Trung Quốc rất chặt chẽ trong việc "xét lý lịch" Đảng viên của mình, với nỗi sợ hãi kẻ thù giai cấp len lỏi vào hàng ngũ.
3. Truyền giáo, truyền tư tưởng.
Có lẽ ít người hiện đại để ý Khổng Giáo - Nho Giáo là một tôn giáo.
Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhưng học thuyết của ông được biến hóa áp dụng để phục vụ sự độc tài, tập quyền của các đế vương Trung Hoa. Từ đó, tư tưởng Khổng Tử trở thành Nho Giáo.
Tư tưởng này thêm thắt, bổ sung, đề cao sự phụ thuộc, trung thành của người dân với nhà cầm quyền, như những quan điểm "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Quan điểm Trung được hiểu theo nghĩa trung thành với cá nhân lãnh đạo, chứ không phải với dân tộc.
Người Trung Quốc mang theo tư tưởng này áp dụng ở các nước thua trận sau chiến tranh, xây Văn Miếu thờ Khổng Tử, truyền bá Nho học với lời lẽ hoa mỹ là giáo hóa man di. Đi kèm là chữ Hán, văn hóa, phong tục Hán.
Khi tinh thần Khổng Giáo đã thấm đẫm vào chính trị, văn hóa của các thuộc quốc sẽ tạo ra kết quả "văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan". Từ đó, trong ý thức người dân thuộc quốc luôn coi Trung Quốc là mẫu quốc, giảm dần ý chí phản kháng.
Mặt khác, họ hạn chế, bài xích, triệt hạ những tư tưởng khác, ví dụ như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo để truyền bá độc quyền tư tưởng phục vụ lợi ích nhà cầm quyền.
Ở Việt Nam, Sỹ Nhiếp là một người có ảnh hưởng như vậy, là người được cho là "có công" khai hóa văn hóa Việt, để đến gần 2000 năm sau, tư tưởng Khổng Giáo trộn lẫn trong văn hóa Việt, khó có thể tách rời (trong đó có tôi, tác giả bài viết này).
Sau này, trong các thuộc quốc, chư hầu của Trung Quốc, có lẽ Nhật Bản đã thoát được phần nào sự lệ thuộc này, để vươn lên trở thành một đế quốc mới.
4. Tuyên truyền văn hóa qua âm nhạc, sau này là phim ảnh.
Thời cổ đại và phong kiến, tình tiết "tặng mỹ nữ giỏi ca vũ" không thiếu. Nhiều vua Trung Quốc coi việc từ bỏ những cám dỗ đó như một sự "anh minh".
Về sau, việc tuyên truyền này được biến thể thành những "chiến dịch" tặng miễn phí phim ảnh.
Tôi nhớ từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung sau năm 1991, trẻ em Việt Nam xem và thuộc làu sử, văn hóa, ngôn ngữ Trung Quốc hơn sử Việt. Cũng dễ hiểu, một bên thì đa dạng muôn màu, một bên thì ít ỏi, chiếu đi chiếu lại.
Đến hôm nay, những game online như Hoàng Hậu Cát Tường, Đại Lão Gia, Võ Lâm Truyền Kỳ...lại tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ vào giới trẻ, cùng với sự tiếp sức của nhiều nhà lập trình người Việt.
Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy con cháu mình thành thạo tiếng Trung, coi văn hóa Trung Hoa là khuôn mẫu ứng xử.
5. Tuyên truyền giao lưu văn hóa bằng những mỹ từ.
Những mỹ từ này thường đơn giản, dễ nhớ, dễ truyền bá như một dạng công thức.
Nhà Mãn Thanh vào Trung Nguyên, để phòng sự phản kháng của người Trung Quốc, chỉ tuyên truyền có 4 từ "Mãn Hán một nhà". Bốn từ này dập tắt rất nhiều tư tưởng phản kháng từ dân Hán. Bởi đã là anh em một nhà thì sao phải phân tranh, chia rẽ.
Lúc nhỏ, tôi có nghe bài hát hữu nghị, có câu "Việt Nam - Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông..." thấy thú vị lắm. Bởi ca từ ấn tượng, và nhiều người thuộc. Chắc thế hệ 4x, 5x, thậm chí 6x nhiều người thuộc bài hát này.
Tại một hội nghị thương mại ngành bán lẻ, tôi được nghe một thương gia lớn của Trung Quốc giảng giải cả tiếng về học thuyết "vành đai, con đương" để chứng minh cơ hội thương mại giữa hai bên. Các thương gia Việt Nam hỏi rất kĩ, ghi chép cẩn thận để phục vụ mục đích sinh lợi cho doanh nghiệp trước "cơ hội vàng".
Và không ít người trong số họ vì làm kinh tế, lại tiếp tục truyền bá câu chuyện ngoại giao, chính trị với người khác.
6. Chính sách "Kình thôn, tàm thực".
Kình thôn là con cá mập nuốt chửng.
Tàm thực là con tằm ăn xung quanh chiếc lá dâu một cách dần dần, không để chiếc lá rụng cho đến khi ăn hết.
Nghĩa là người Trung Quốc biết rõ khi nào nên làm gì với đối thủ. Trong chính sách văn hóa, họ không tiếc tài nguyên để "vận động chiến" kiểu "tàm thực" để có cơ hội là "kình thôn".
Điều này được ghi rất rõ và có lý luận trong tác phẩm Tôn Tử Binh Pháp Thập Tam Thiên (13 chương binh pháp của Tôn Vũ), trong đó chiến tranh quân sự được xếp sau chiến tranh văn hóa.
7. Đào tạo nhân lực, lấy người bản địa trị người bản địa.
Thời Chiến Quốc, thay vì chiếm đất, công thành, các nước lớn thường "bồi dưỡng chính trị" cho các con tin là hoàng tử, quân chủ chạy loạn của nước đối phương. Sau đó lại dùng sức ép chính trị hoặc hỗ trợ kinh tế để giúp họ lên ngôi, như các trường hợp "kết duyên Tần - Tấn, công tử Di Ngô, công tử Trùng Nhĩ, Lã Bất Vi buôn vua..
Với Việt Nam, đó là câu chuyện của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống...
Một chi tiết vô cùng đau lòng, nhưng có thực là trong lịch sử Việt Nam có vô số Việt Gian trong mọi thời đại. Số được chỉ mặt, gọi tên chỉ chiếm phần rất nhỏ. Đó là các viên quan địa phương, chỉ điểm, thông ngôn.
Sau mỗi cuộc chiến, người Trung Quốc thường lấy người địa phương làm quản lý tầm trung, làm "tay sai" để giám sát số đông người dân.
Vua Lê Lợi khi kháng chiến chống Minh đã từng điêu đứng bởi Việt Gian chỉ điểm, đến nỗi khi đăng quang, đặt tên cho những vùng đất có người chỉ điểm những cái tên như Neo Háng, Neo Bẹn...và cấm những người sinh ra ở nơi đó đi thi, làm quan.
Thời hiện đại, có câu thành ngữ "bán nước thương dân" để chơi chữ, nói về việc người bán đồ giải khát hàng rong không phải là tay sai ngoại bang.
8. Hủy diệt văn hóa bản địa.
Sử chép nước Việt có những thời kì đen tối về văn hóa nước ta khi bị Trung Quốc tàn phá văn hóa.
Đó là trong 1000 năm đô hộ, văn hóa bản địa như trang phục, phong tục bị xóa sổ bằng việc tiêu hủy, chèn đè văn hóa Trung Quốc.
Đến nỗi vua Quang Trung phải phẫn hận:
"Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng..."
Có lẽ ông thấu hiểu sự nguy hại và nhục nhã của việc mất văn hóa bản địa.
Thời Minh, sau khi đốt thư tịch cổ từ thời Trần về trước, quân Minh gom sách vở, bắt thợ thủ công lành nghề mang về Bắc.
Từ đó, người Việt ta không biết được cội nguồn văn hóa tổ tiên, không biết tổ tiên ăn mặc ra sao, nói tiếng thế nào. Cơ bản người Việt chỉ tra được văn hóa của mình một các tương đối từ thời hậu Lê.
Nhưng như một luật Nhân Quả, người Trung Quốc cũng tự tàn phá văn hóa của mình qua cuộc Đại cách mạng văn hóa và thay đổi chữ phồn thể thành giản thể. Họ cũng thiệt hại nặng nề khi đứt gãy dòng văn hóa của chính họ.
Việc ở ta, tôi không bàn.
9. Giáo dục tinh thần "nước lớn Trung Hoa" trong nhà trường.
Những đứa trẻ Trung Quốc được giáo dục rằng, Trung Quốc là trung tâm thế giới, còn nhiều vùng đất chưa lấy được về trong bản đồ tổ tiên để lại.
Cứ thế, người Trung Quốc mặc nhiên coi những vùng đất "không thuộc về họ" là của họ.
Cho đến khi mỗi thế hệ, vài đứa trẻ đó trở thành nhà cầm quyền, sẽ luôn giữ tư tưởng bành trướng lãnh thổ.
Họ chủ công, ta chủ thủ. Cuối cùng thì như tằm ăn lá dâu, kẻ mạnh sẽ là kẻ có lý.
10. Cắt đứt mạch tra cứu văn hóa thuộc địa.
Rất nhiều tư liệu Việt Nam cổ đại và các nước Triều Tiên, Hàn, Nhật...còn được lưu trữ tại Trung Quốc qua các cuộc chiến tranh. Nhưng không bao giờ những tư liệu này được cho phép sao chép.
Tôi có người bạn thân, họ Lý, làm việc tại Thư viện Trung Ương Trung Quốc.
Dù rất thân, anh ta cũng không thể giúp tôi lấy tư liệu cổ về Việt Nam, bởi anh ta coi đó là hành động phản quốc.
Người Việt hiện đại có Trần Đại Sỹ đã từng tiếp cận một phần tư liệu này, và tìm ra chi tiết thời Hai Bà Trưng, lãnh thổ nước ta đến Nam sông Dương Tử. Đến nay vẫn còn đền thờ các bộ tướng của Hai Bà.
Qua đó, tôi mới hiểu đoạn chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ở chi tiết:
"Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay"
Với 65 thành trì là một diện tích đất rất rộng, vượt ngoài lãnh thổ hiện tại của Việt Nam. Nói trắng ra là chúng ta đã mất quá nhiều lãnh thổ.
Có lẽ bởi Trung Quốc e sợ việc tuyên truyền tinh thần dân tộc của các nước lân bang, bất lợi cho Văn Hóa Chiến của họ nên tuyệt đối che dấu những đoạn lịch sử đó.
11. Kết.
Tôi viết bài không trong thái độ hằn học, cực đoan mà chỉ hệ thống lại vài mảnh ghép lịch sử với kiến thức nông cạn của mình.
Tôi không chú thích chi tiết các nguồn trích dẫn, bởi tra những việc này khá dễ qua những dữ kiện đã nêu.
Việc đọc bài và "chửi" Trung Quốc cũng nên cân nhắc, bởi tổ tiên người Việt ta cũng áp dụng nhiều điều tương tự với ChamPa khi đồng hóa, diệt nước của họ.
Mục đích của bài viết này nhằm gửi gắm một góc nhìn tới thế hệ trẻ, để tỉnh táo và khách quan trước lịch sử văn hóa. Và biết đâu, trong các bạn sẽ có người làm nên những điều mà thế hệ chúng tôi chưa làm được.
Còn lại, để giải trí, tham khảo cho những người bạn yêu nước Việt của tôi nhân mùa dịch Vũ Hán còn đang kéo dài.
Hà Nội, Mùa dịch Vũ Hán, tháng 4.2020
Hoàng Công.
2. Thông hôn.
Thông hôn được hiểu là những cuộc hôn nhân tác động thay đổi sâu xa đến chính trị, xã hội của đối phương.
Về cơ bản, có ba loại thông hôn, phân chia theo cấp độ tác động đến nhóm người có ảnh hưởng.
Thứ nhất là thông gia hoặc tặng phụ nữ đẹp với các chư hầu thuộc quốc.
Nước Việt tặng nước Ngô Tây Thi, Trịnh Đán khiến Phù Sai mang tiếng trầm mê mỹ sắc với quốc dân.
Đời Hán có Vương Chiêu Quân cống Hồ, để giảm áp lực chiến tranh.
Thời hậu Hán, triều đình Nam Việt của Triệu Đà ngả nghiêng, tan nát bởi Cù Thị làm tới Thái Hậu (Sử ta chép Triệu Đà là vua Việt trong phần ngoại sử)
Cũng thời này, câu chuyện Trọng Thủy ở rể nước Âu Lạc đã trở thành huyền thoại mất nước.
Và rất nhiều câu chuyện tương tự nói về việc đưa "nhân sự" của mình vào gia đình của đế vương chư hầu.
Thứ hai, đó là khuyến khích nam giới Trung Quốc lấy vợ ngoại tộc, sinh ra các thế hệ mang dòng máu lai, được giáo dục tư tưởng mẫu quốc. Kế đó là việc phát triển mạnh mẽ các dòng họ gốc Hoa, sau này không phân tách nổi dân tộc.
Và tàn nhẫn nhất là việc đồ sát nam giới các nước đối phương trong chiến tranh, cưỡng bức phụ nữ để sinh ra thế hệ mang dòng máu Trung Quốc, gây chia rẽ văn hóa về sau.
Những việc này, gọi là "đồng hóa huyết thống", dùng di truyền tự nhiên phục vụ việc xâm lấn văn hóa.
Bản thân Trung Quốc cũng thấm thía bài học này qua việc người Mãn áp dụng chính sách "Mãn Hán một nhà" dưới thời Khang Hi. Nên Đảng Cộng Sản Trung Quốc rất chặt chẽ trong việc "xét lý lịch" Đảng viên của mình, với nỗi sợ hãi kẻ thù giai cấp len lỏi vào hàng ngũ.
3. Truyền giáo, truyền tư tưởng.
Có lẽ ít người hiện đại để ý Khổng Giáo - Nho Giáo là một tôn giáo.
Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhưng học thuyết của ông được biến hóa áp dụng để phục vụ sự độc tài, tập quyền của các đế vương Trung Hoa. Từ đó, tư tưởng Khổng Tử trở thành Nho Giáo.
Tư tưởng này thêm thắt, bổ sung, đề cao sự phụ thuộc, trung thành của người dân với nhà cầm quyền, như những quan điểm "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Quan điểm Trung được hiểu theo nghĩa trung thành với cá nhân lãnh đạo, chứ không phải với dân tộc.
Người Trung Quốc mang theo tư tưởng này áp dụng ở các nước thua trận sau chiến tranh, xây Văn Miếu thờ Khổng Tử, truyền bá Nho học với lời lẽ hoa mỹ là giáo hóa man di. Đi kèm là chữ Hán, văn hóa, phong tục Hán.
Khi tinh thần Khổng Giáo đã thấm đẫm vào chính trị, văn hóa của các thuộc quốc sẽ tạo ra kết quả "văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan". Từ đó, trong ý thức người dân thuộc quốc luôn coi Trung Quốc là mẫu quốc, giảm dần ý chí phản kháng.
Mặt khác, họ hạn chế, bài xích, triệt hạ những tư tưởng khác, ví dụ như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo để truyền bá độc quyền tư tưởng phục vụ lợi ích nhà cầm quyền.
Ở Việt Nam, Sỹ Nhiếp là một người có ảnh hưởng như vậy, là người được cho là "có công" khai hóa văn hóa Việt, để đến gần 2000 năm sau, tư tưởng Khổng Giáo trộn lẫn trong văn hóa Việt, khó có thể tách rời (trong đó có tôi, tác giả bài viết này).
Sau này, trong các thuộc quốc, chư hầu của Trung Quốc, có lẽ Nhật Bản đã thoát được phần nào sự lệ thuộc này, để vươn lên trở thành một đế quốc mới.
4. Tuyên truyền văn hóa qua âm nhạc, sau này là phim ảnh.
Thời cổ đại và phong kiến, tình tiết "tặng mỹ nữ giỏi ca vũ" không thiếu. Nhiều vua Trung Quốc coi việc từ bỏ những cám dỗ đó như một sự "anh minh".
Về sau, việc tuyên truyền này được biến thể thành những "chiến dịch" tặng miễn phí phim ảnh.
Tôi nhớ từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung sau năm 1991, trẻ em Việt Nam xem và thuộc làu sử, văn hóa, ngôn ngữ Trung Quốc hơn sử Việt. Cũng dễ hiểu, một bên thì đa dạng muôn màu, một bên thì ít ỏi, chiếu đi chiếu lại.
Đến hôm nay, những game online như Hoàng Hậu Cát Tường, Đại Lão Gia, Võ Lâm Truyền Kỳ...lại tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ vào giới trẻ, cùng với sự tiếp sức của nhiều nhà lập trình người Việt.
Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy con cháu mình thành thạo tiếng Trung, coi văn hóa Trung Hoa là khuôn mẫu ứng xử.
5. Tuyên truyền giao lưu văn hóa bằng những mỹ từ.
Những mỹ từ này thường đơn giản, dễ nhớ, dễ truyền bá như một dạng công thức.
Nhà Mãn Thanh vào Trung Nguyên, để phòng sự phản kháng của người Trung Quốc, chỉ tuyên truyền có 4 từ "Mãn Hán một nhà". Bốn từ này dập tắt rất nhiều tư tưởng phản kháng từ dân Hán. Bởi đã là anh em một nhà thì sao phải phân tranh, chia rẽ.
Lúc nhỏ, tôi có nghe bài hát hữu nghị, có câu "Việt Nam - Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông..." thấy thú vị lắm. Bởi ca từ ấn tượng, và nhiều người thuộc. Chắc thế hệ 4x, 5x, thậm chí 6x nhiều người thuộc bài hát này.
Tại một hội nghị thương mại ngành bán lẻ, tôi được nghe một thương gia lớn của Trung Quốc giảng giải cả tiếng về học thuyết "vành đai, con đương" để chứng minh cơ hội thương mại giữa hai bên. Các thương gia Việt Nam hỏi rất kĩ, ghi chép cẩn thận để phục vụ mục đích sinh lợi cho doanh nghiệp trước "cơ hội vàng".
Và không ít người trong số họ vì làm kinh tế, lại tiếp tục truyền bá câu chuyện ngoại giao, chính trị với người khác.
6. Chính sách "Kình thôn, tàm thực".
Kình thôn là con cá mập nuốt chửng.
Tàm thực là con tằm ăn xung quanh chiếc lá dâu một cách dần dần, không để chiếc lá rụng cho đến khi ăn hết.
Nghĩa là người Trung Quốc biết rõ khi nào nên làm gì với đối thủ. Trong chính sách văn hóa, họ không tiếc tài nguyên để "vận động chiến" kiểu "tàm thực" để có cơ hội là "kình thôn".
Điều này được ghi rất rõ và có lý luận trong tác phẩm Tôn Tử Binh Pháp Thập Tam Thiên (13 chương binh pháp của Tôn Vũ), trong đó chiến tranh quân sự được xếp sau chiến tranh văn hóa.
7. Đào tạo nhân lực, lấy người bản địa trị người bản địa.
Thời Chiến Quốc, thay vì chiếm đất, công thành, các nước lớn thường "bồi dưỡng chính trị" cho các con tin là hoàng tử, quân chủ chạy loạn của nước đối phương. Sau đó lại dùng sức ép chính trị hoặc hỗ trợ kinh tế để giúp họ lên ngôi, như các trường hợp "kết duyên Tần - Tấn, công tử Di Ngô, công tử Trùng Nhĩ, Lã Bất Vi buôn vua..
Với Việt Nam, đó là câu chuyện của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống...
Một chi tiết vô cùng đau lòng, nhưng có thực là trong lịch sử Việt Nam có vô số Việt Gian trong mọi thời đại. Số được chỉ mặt, gọi tên chỉ chiếm phần rất nhỏ. Đó là các viên quan địa phương, chỉ điểm, thông ngôn.
Sau mỗi cuộc chiến, người Trung Quốc thường lấy người địa phương làm quản lý tầm trung, làm "tay sai" để giám sát số đông người dân.
Vua Lê Lợi khi kháng chiến chống Minh đã từng điêu đứng bởi Việt Gian chỉ điểm, đến nỗi khi đăng quang, đặt tên cho những vùng đất có người chỉ điểm những cái tên như Neo Háng, Neo Bẹn...và cấm những người sinh ra ở nơi đó đi thi, làm quan.
Thời hiện đại, có câu thành ngữ "bán nước thương dân" để chơi chữ, nói về việc người bán đồ giải khát hàng rong không phải là tay sai ngoại bang.
8. Hủy diệt văn hóa bản địa.
Sử chép nước Việt có những thời kì đen tối về văn hóa nước ta khi bị Trung Quốc tàn phá văn hóa.
Đó là trong 1000 năm đô hộ, văn hóa bản địa như trang phục, phong tục bị xóa sổ bằng việc tiêu hủy, chèn đè văn hóa Trung Quốc.
Đến nỗi vua Quang Trung phải phẫn hận:
"Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng..."
Có lẽ ông thấu hiểu sự nguy hại và nhục nhã của việc mất văn hóa bản địa.
Thời Minh, sau khi đốt thư tịch cổ từ thời Trần về trước, quân Minh gom sách vở, bắt thợ thủ công lành nghề mang về Bắc.
Từ đó, người Việt ta không biết được cội nguồn văn hóa tổ tiên, không biết tổ tiên ăn mặc ra sao, nói tiếng thế nào. Cơ bản người Việt chỉ tra được văn hóa của mình một các tương đối từ thời hậu Lê.
Nhưng như một luật Nhân Quả, người Trung Quốc cũng tự tàn phá văn hóa của mình qua cuộc Đại cách mạng văn hóa và thay đổi chữ phồn thể thành giản thể. Họ cũng thiệt hại nặng nề khi đứt gãy dòng văn hóa của chính họ.
Việc ở ta, tôi không bàn.
9. Giáo dục tinh thần "nước lớn Trung Hoa" trong nhà trường.
Những đứa trẻ Trung Quốc được giáo dục rằng, Trung Quốc là trung tâm thế giới, còn nhiều vùng đất chưa lấy được về trong bản đồ tổ tiên để lại.
Cứ thế, người Trung Quốc mặc nhiên coi những vùng đất "không thuộc về họ" là của họ.
Cho đến khi mỗi thế hệ, vài đứa trẻ đó trở thành nhà cầm quyền, sẽ luôn giữ tư tưởng bành trướng lãnh thổ.
Họ chủ công, ta chủ thủ. Cuối cùng thì như tằm ăn lá dâu, kẻ mạnh sẽ là kẻ có lý.
10. Cắt đứt mạch tra cứu văn hóa thuộc địa.
Rất nhiều tư liệu Việt Nam cổ đại và các nước Triều Tiên, Hàn, Nhật...còn được lưu trữ tại Trung Quốc qua các cuộc chiến tranh. Nhưng không bao giờ những tư liệu này được cho phép sao chép.
Tôi có người bạn thân, họ Lý, làm việc tại Thư viện Trung Ương Trung Quốc.
Dù rất thân, anh ta cũng không thể giúp tôi lấy tư liệu cổ về Việt Nam, bởi anh ta coi đó là hành động phản quốc.
Người Việt hiện đại có Trần Đại Sỹ đã từng tiếp cận một phần tư liệu này, và tìm ra chi tiết thời Hai Bà Trưng, lãnh thổ nước ta đến Nam sông Dương Tử. Đến nay vẫn còn đền thờ các bộ tướng của Hai Bà.
Qua đó, tôi mới hiểu đoạn chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ở chi tiết:
"Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay"
Với 65 thành trì là một diện tích đất rất rộng, vượt ngoài lãnh thổ hiện tại của Việt Nam. Nói trắng ra là chúng ta đã mất quá nhiều lãnh thổ.
Có lẽ bởi Trung Quốc e sợ việc tuyên truyền tinh thần dân tộc của các nước lân bang, bất lợi cho Văn Hóa Chiến của họ nên tuyệt đối che dấu những đoạn lịch sử đó.
11. Kết.
Tôi viết bài không trong thái độ hằn học, cực đoan mà chỉ hệ thống lại vài mảnh ghép lịch sử với kiến thức nông cạn của mình.
Tôi không chú thích chi tiết các nguồn trích dẫn, bởi tra những việc này khá dễ qua những dữ kiện đã nêu.
Việc đọc bài và "chửi" Trung Quốc cũng nên cân nhắc, bởi tổ tiên người Việt ta cũng áp dụng nhiều điều tương tự với ChamPa khi đồng hóa, diệt nước của họ.
Mục đích của bài viết này nhằm gửi gắm một góc nhìn tới thế hệ trẻ, để tỉnh táo và khách quan trước lịch sử văn hóa. Và biết đâu, trong các bạn sẽ có người làm nên những điều mà thế hệ chúng tôi chưa làm được.
Còn lại, để giải trí, tham khảo cho những người bạn yêu nước Việt của tôi nhân mùa dịch Vũ Hán còn đang kéo dài.
Hà Nội, Mùa dịch Vũ Hán, tháng 4.2020
Hoàng Công.
Không có nhận xét nào