Thiếu đầu ra, thừa nguồn
cung, khả năng cất trữ bão hòa,… thị trường dầu lửa từ nhiều tuần qua
không ngừng biến động. Đỉnh điểm là vào ngày 20/04/2020, giá dầu thô WTI
của Mỹ niêm yết trên sàn chứng khoán New York, lao dốc xuống dưới
ngưỡng 0 USD/thùng dầu và dừng ở đỉnh giá gần -38 USD cho một thùng dầu
159 lít. Thế mạnh cường quốc dầu hỏa hàng đầu thế giới của Mỹ bị lung
lay. Kế hoạch chấn hưng kinh tế sau đại dịch của nguyên thủ Mỹ cũng bị
đe dọa.
« Đại Phong Tỏa » : Đại hạn của ngành dầu hỏa
Thị trường dầu lửa thế giới và nhất là tại Mỹ giờ chẳng khác gì trong trạng thái « trợ thở nhân tạo ». Virus corona hoành hành khiến dầu thô trên thị trường thế giới liên tục rớt giá từ nhiều tháng nay : 63 đô la/thùng (tháng Giêng năm 2020), rồi 35 đô la/thùng (tháng Ba), 22 đô la/thùng (trung tuần tháng Tư).
Nhưng có lẽ thê thảm nhất là giá dầu thô WTI (West Texas Intermediate) của Mỹ. Khởi động đầu năm 2020 ở mức 60 USD/thùng, dầu thô WTI cũng lần lượt rớt giá như đối thủ cạnh tranh Brent để rồi đến cuối ngày thứ Hai 20/04, dừng lại ở mức -37,63 USD/thùng. Điều đó có nghĩa là người bán phải trả tiền cho người mua để tống khứ hàng.
Vì đâu nên nỗi ? Trước hết, giới chuyên gia đều có chung một nhận định : Virus corona chủng mới là « thủ phạm » đầu tiên. Dịch Covid-19, bùng lên từ Vũ Hán Trung Quốc, hoành hành trên khắp các châu lục đẩy thế giới vào một trạng thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại : Đại Phong Tỏa.
Hơn 4,4 tỷ người dân trên khắp thế giới được yêu cầu phải ở trong nhà, các hoạt động đi lại từ trên bộ, hàng không, hàng hải và sản xuất trên thế giới hầu như bị ngưng trệ nhất là tại các quốc gia phát triển, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả là mức tiêu thụ nhiên liệu giảm, nhu cầu mua dầu lửa giảm.
Ông Vincent Collen, nhà báo chuyên trách mục Dầu hỏa của nhật báo kinh tế Les Echos đưa ra con số ước tính : « Ở quý hai, các nhà phân tích dự báo mức cầu thế giới giảm từ 20 – 30%, thậm chí một số nhà quan sát còn cho đến 35%, nghĩa là giảm từ 20 – 30 triệu thùng/ngày so với một mức tiêu thụ lúc bình thường là 100 triệu thùng/ngày. Đây tuyệt đối là điều chưa từng thấy ! »
Matxcơva – Riyad đọ sức, Washington lãnh đạn ?
Tình hình càng thêm trầm trọng khi Nga và Ả Rập Xê Út lao vào cuộc chiến giá cả hồi trung tuần tháng 3/2020. Tức giận trước việc Nga từ chối cùng giảm bớt sản lượng là 10 triệu thùng/ngày, mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử OPEC, Ả Rập Xê Út thông báo mở thêm van dầu, tăng mức khai thác kể từ ngày 01/04, đẩy giá dầu lao dốc nhanh hơn nữa.
Vì sao Nga và Ả Rập Xê Út lại đối đầu nhau vào lúc thị trường dầu lửa đang trong giai đoạn căng thẳng ? Theo các nhà quan sát, câu trả lời nằm ở phía Mỹ. Các hãng khai thác dầu khí Nga bất mãn vì phải giảm sản lượng. Họ cho rằng trong quá khứ đã giảm nhiều lần. Matxcơva chỉ trích Washington tiếp tục tăng mức sản xuất và như vậy đe dọa thị phần của Nga.
Về phía Ả Rập Xê Út, giới phân tích lấy làm ngạc nhiên về phản ứng khó hiểu của thái tử Mohammed Ben Salman. Quyết định mở van dầu có thể làm tổn hại đến Mỹ, đồng minh chiến lược của Ả Rập Xê Út tại vùng Vịnh. Nhà báo Vincent Collen nhận định như sau :
« Khi Nga sập cửa tại cuộc họp OPEC ngày 06/03, Ả Rập Xê Út đã có một thái độ cứng rắn, không chỉ không giảm sản lượng, không duy trì mức khai thác hiện có, mà còn tăng sản lượng lên từ gần 10 triệu thùng/ngày lên hơn 12 triệu thùng/ngày và như vậy, còn làm gia tăng hơn nữa hiện tượng dư thừa nguồn cung so với mức cầu.
Đúng là người ta bắt đầu thắc mắc về chiến lược này của Ả Rập Xê Út, bởi vì đồng minh chính của nước này là Hoa Kỳ. Vương quốc dầu hỏa này rất cần sự hỗ trợ về mặt quân sự của Mỹ trong vùng Vịnh để đối phó với Iran. Họ tăng mức sản xuất lên đến ngần ấy để rồi làm cho giá dầu bị giảm đến mức như vậy, và một trong những nạn nhân đầu tiên chính là ngành sản xuất dầu lửa của Mỹ. Thế nên, người ta không khỏi thắc mắc về động cơ của Ả Rập Xê Út.
Có một điều chắc chắn, không có gì khác, đó là những quyết định chính trị. Một số chuyên gia khẳng định là Nga cũng như Ả Rập Xê Út, bề ngoài có vẻ đang đọ sức với nhau, nhưng trên thực tế, cả hai đều có lợi về những gì đang diễn ra lúc này. »
Cuộc chiến giá dầu lần này buộc Hoa Kỳ quay trở lại với bàn cờ địa chính trị dầu lửa. Thị trường rớt giá nhanh chóng khiến tổng thống Trump lo lắng. Theo quan sát của nhà báo Collen, thông thường ông Donald Trump chỉ can thiệp vào các cuộc họp của OPEC qua mạng xã hội quen thuộc Twitter nhằm hạn chế giá dầu tăng vọt gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ.
Vậy thì lần này giá dầu thấp, tại sao tổng thống Mỹ lại can thiệp ? Nguyên thủ Mỹ cho rằng trong bối cảnh phong tỏa hiện nay, người dân Mỹ không được hưởng lợi, nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ tại những bang chiến lược, bị đe dọa và có nguy cơ phá sản.
Do vậy, tổng thống Mỹ đã mời gọi Nga, Ả Rập Xê Út và các đồng minh của hai nước này, cùng họp lại để thương thảo. Cuối cùng, OPEC và Nga đã quyết định giảm bớt 10 triệu thùng/ngày trong sản lượng hiện có ngay trong tháng 05 và 06/2020. Sau đó, sẽ giảm 8 triệu thùng/ngày đến cuối 2020, rồi 6 triệu thùng/ngày từ 01/2021 đến 04/2022.
Một thỏa thuận « lịch sử » như tuyên bố của ông Donald Trump. Hay đúng hơn là một thỏa hiệp ngầm giữa ba « ông » dầu hỏa lớn nhất hành tinh : Hoa Kỳ - quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới, Nga và Ả Rập Xê Út. Chỉ riêng ba nước này đã chiếm đến 40% sản lượng thế giới.
« Thánh » Trump không cứu được WTI
Chỉ có điều tỷ lệ giảm này lại quá ít không đủ để bù đắp cho mức giảm cầu đến 30% (30 triệu thùng/ngày). Trong khi chờ đợi đến ngày bắt đầu áp dụng chính thức giảm mức sản xuất (01/5), nhu cầu tiêu thụ và mua dầu tiếp tục đà giảm, nhưng các nhà sản xuất lại không mấy hào hứng với việc khóa bớt van dầu. Hệ quả là việc dư thừa sản xuất bắt đầu dẫn đến tình trạng thiếu kho bãi cất trữ như ghi nhận của nhà báo Collen :
« Vấn đề ở chỗ việc khóa van dầu đòi hỏi nhiều thời gian. Đóng một giếng dầu không đơn giản chút nào, rất là tốn kém. Trong một số trường hợp, họ có nguy cơ làm hỏng các trang thiết bị khi buộc phải ngưng sản xuất, bất kể nguyên nhân là gì điều này có nghĩa là giếng dầu đó phải bị đóng vĩnh viễn. Điều đó giải thích vì sao rất nhiều nước sản xuất do dự giảm sản lượng.
Nhưng dẫu sao thì, việc này rồi cũng sẽ phải đến vì một lý do chính đáng đó là người ta không còn chỗ để trữ dầu nữa. Chi phí để cất trữ tăng vọt khắp nơi trên thế giới. Họ bắt đầu phải cất trữ dầu trên các ʺsupertankerʺ, những loại tầu thường dùng để chở dầu. Giờ thì chúng được biến đổi thành những kho trữ dầu nổi. Tiền thuê những chiếc tầu dầu đó tăng vọt : Đầu tháng Ba, giá thuê một chiếc tầu có sức chứa 2 triệu thùng tầm khoảng 30.000 đô la/ngày nay đã lên thành 150.000 đô la/ngày ».
Và chuyện gì đến phải đến. Cung vượt quá cầu. Hệ thống kho bãi thiếu thốn – một trong những điểm yếu của ngành dầu lửa Mỹ, không tìm được khách hàng, lượng « vàng đen » quá thừa thãi của Mỹ đành phải được bán tống bán tháo trong ngày thứ Hai 20/04, cho đợt giao hàng tháng Năm gây khủng hoảng trên thị trường dầu lửa.
Theo chuyên gia Francis Perrin, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS trên kênh truyền hình quốc tế Pháp France 24, cuộc khủng hoảng vừa qua tuy chỉ là nhất thời, nhưng sẽ ảnh hưởng phần nào kinh tế và việc làm người dân Mỹ, vốn là một trong những ưu tiên trong chương trình tái tranh cử của ông Donald Trump.
« Dầu gì đi chăng nữa, cuộc khủng hoảng dầu lửa này đe dọa đến lĩnh vực dầu khí tại Mỹ. Đây là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng. Đừng quên rằng Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới và là nước sản xuất khí ga tự nhiên hàng đầu. Do vậy, có rất nhiều việc làm tại Mỹ có liên quan đến các ngành khai thác, phát triển và sản xuất dầu và khí ga. Và những hoạt động và việc làm này đang bị cuộc khủng hoảng dầu lửa mà chúng ta đang chứng kiến giáng cho một đòn đau.
Bản thân cuộc khủng hoảng dầu lửa này là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, vốn dĩ cũng do từ cuộc khủng hoảng dịch tễ virus corona mà ra. Thế nên, đối với một quốc gia như Mỹ, đây là một mối họa. Dĩ nhiên, mối họa này là không như nhau trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, Texas hay Bắc Dakota quan trọng hơn là New York, nhưng vụ việc ảnh hưởng đến hàng triệu việc làm ở Mỹ.
Đương nhiên tổng thống Mỹ phải lo lắng cho nền kinh tế đất nước, cho việc tái tranh cử của ông, kỳ hạn là vào tháng 11 năm nay, do vậy hành động chính yếu của ông Trump là phải duy trì một nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh, kể cả trong lĩnh vực dầu khí, hiện đang bị suy sụp, nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài bao lâu. »
Trong trước mắt, nhu cầu thế giới chưa thể sớm trở lại ở mức tiêu thụ bình thường cho dù hoạt động kinh tế đang dần hồi phục tại một số nước. Các nhà kinh tế dự báo mức tiêu thụ dầu giảm 10 triệu thùng/ngày cho toàn năm 2020. Giá dầu vẫn sẽ tiếp tục dao động khó lường. Trước cuộc khủng hoảng này, bộ trưởng các nước thành viên khối OPEC đã có cuộc họp trực tuyến ngày thứ Ba 21/04. Ả Rập Xê Út cho biết sẵn sàng giảm tiếp sản lượng để « bình ổn thị trường dầu lửa » khi phối hợp cùng với Nga và các nước đồng minh.
Về phần mình, tổng thống Donald Trump thông báo mua 75 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược quốc gia. Một hình thức hỗ trợ các ngành công nghiệp dầu khí, đồng thời bảo đảm lá phiếu cử tri theo phe Cộng Hòa, nhất là tại bang Texas, vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng dầu lửa này.
Nguồn : http://www.rfi.fr/vi/
Hoa Kỳ: Nạn nhân của cuộc khủng hoảng kép Covid-19 và dầu lửaHoa Kỳ: Nạn nhân của cuộc khủng hoảng kép Covid-19 và dầu lửa |
Thị trường dầu lửa thế giới và nhất là tại Mỹ giờ chẳng khác gì trong trạng thái « trợ thở nhân tạo ». Virus corona hoành hành khiến dầu thô trên thị trường thế giới liên tục rớt giá từ nhiều tháng nay : 63 đô la/thùng (tháng Giêng năm 2020), rồi 35 đô la/thùng (tháng Ba), 22 đô la/thùng (trung tuần tháng Tư).
Nhưng có lẽ thê thảm nhất là giá dầu thô WTI (West Texas Intermediate) của Mỹ. Khởi động đầu năm 2020 ở mức 60 USD/thùng, dầu thô WTI cũng lần lượt rớt giá như đối thủ cạnh tranh Brent để rồi đến cuối ngày thứ Hai 20/04, dừng lại ở mức -37,63 USD/thùng. Điều đó có nghĩa là người bán phải trả tiền cho người mua để tống khứ hàng.
Vì đâu nên nỗi ? Trước hết, giới chuyên gia đều có chung một nhận định : Virus corona chủng mới là « thủ phạm » đầu tiên. Dịch Covid-19, bùng lên từ Vũ Hán Trung Quốc, hoành hành trên khắp các châu lục đẩy thế giới vào một trạng thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại : Đại Phong Tỏa.
Hơn 4,4 tỷ người dân trên khắp thế giới được yêu cầu phải ở trong nhà, các hoạt động đi lại từ trên bộ, hàng không, hàng hải và sản xuất trên thế giới hầu như bị ngưng trệ nhất là tại các quốc gia phát triển, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả là mức tiêu thụ nhiên liệu giảm, nhu cầu mua dầu lửa giảm.
Ông Vincent Collen, nhà báo chuyên trách mục Dầu hỏa của nhật báo kinh tế Les Echos đưa ra con số ước tính : « Ở quý hai, các nhà phân tích dự báo mức cầu thế giới giảm từ 20 – 30%, thậm chí một số nhà quan sát còn cho đến 35%, nghĩa là giảm từ 20 – 30 triệu thùng/ngày so với một mức tiêu thụ lúc bình thường là 100 triệu thùng/ngày. Đây tuyệt đối là điều chưa từng thấy ! »
Matxcơva – Riyad đọ sức, Washington lãnh đạn ?
Tình hình càng thêm trầm trọng khi Nga và Ả Rập Xê Út lao vào cuộc chiến giá cả hồi trung tuần tháng 3/2020. Tức giận trước việc Nga từ chối cùng giảm bớt sản lượng là 10 triệu thùng/ngày, mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử OPEC, Ả Rập Xê Út thông báo mở thêm van dầu, tăng mức khai thác kể từ ngày 01/04, đẩy giá dầu lao dốc nhanh hơn nữa.
Vì sao Nga và Ả Rập Xê Út lại đối đầu nhau vào lúc thị trường dầu lửa đang trong giai đoạn căng thẳng ? Theo các nhà quan sát, câu trả lời nằm ở phía Mỹ. Các hãng khai thác dầu khí Nga bất mãn vì phải giảm sản lượng. Họ cho rằng trong quá khứ đã giảm nhiều lần. Matxcơva chỉ trích Washington tiếp tục tăng mức sản xuất và như vậy đe dọa thị phần của Nga.
Về phía Ả Rập Xê Út, giới phân tích lấy làm ngạc nhiên về phản ứng khó hiểu của thái tử Mohammed Ben Salman. Quyết định mở van dầu có thể làm tổn hại đến Mỹ, đồng minh chiến lược của Ả Rập Xê Út tại vùng Vịnh. Nhà báo Vincent Collen nhận định như sau :
« Khi Nga sập cửa tại cuộc họp OPEC ngày 06/03, Ả Rập Xê Út đã có một thái độ cứng rắn, không chỉ không giảm sản lượng, không duy trì mức khai thác hiện có, mà còn tăng sản lượng lên từ gần 10 triệu thùng/ngày lên hơn 12 triệu thùng/ngày và như vậy, còn làm gia tăng hơn nữa hiện tượng dư thừa nguồn cung so với mức cầu.
Đúng là người ta bắt đầu thắc mắc về chiến lược này của Ả Rập Xê Út, bởi vì đồng minh chính của nước này là Hoa Kỳ. Vương quốc dầu hỏa này rất cần sự hỗ trợ về mặt quân sự của Mỹ trong vùng Vịnh để đối phó với Iran. Họ tăng mức sản xuất lên đến ngần ấy để rồi làm cho giá dầu bị giảm đến mức như vậy, và một trong những nạn nhân đầu tiên chính là ngành sản xuất dầu lửa của Mỹ. Thế nên, người ta không khỏi thắc mắc về động cơ của Ả Rập Xê Út.
Có một điều chắc chắn, không có gì khác, đó là những quyết định chính trị. Một số chuyên gia khẳng định là Nga cũng như Ả Rập Xê Út, bề ngoài có vẻ đang đọ sức với nhau, nhưng trên thực tế, cả hai đều có lợi về những gì đang diễn ra lúc này. »
Cuộc chiến giá dầu lần này buộc Hoa Kỳ quay trở lại với bàn cờ địa chính trị dầu lửa. Thị trường rớt giá nhanh chóng khiến tổng thống Trump lo lắng. Theo quan sát của nhà báo Collen, thông thường ông Donald Trump chỉ can thiệp vào các cuộc họp của OPEC qua mạng xã hội quen thuộc Twitter nhằm hạn chế giá dầu tăng vọt gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ.
Vậy thì lần này giá dầu thấp, tại sao tổng thống Mỹ lại can thiệp ? Nguyên thủ Mỹ cho rằng trong bối cảnh phong tỏa hiện nay, người dân Mỹ không được hưởng lợi, nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ tại những bang chiến lược, bị đe dọa và có nguy cơ phá sản.
Do vậy, tổng thống Mỹ đã mời gọi Nga, Ả Rập Xê Út và các đồng minh của hai nước này, cùng họp lại để thương thảo. Cuối cùng, OPEC và Nga đã quyết định giảm bớt 10 triệu thùng/ngày trong sản lượng hiện có ngay trong tháng 05 và 06/2020. Sau đó, sẽ giảm 8 triệu thùng/ngày đến cuối 2020, rồi 6 triệu thùng/ngày từ 01/2021 đến 04/2022.
Một thỏa thuận « lịch sử » như tuyên bố của ông Donald Trump. Hay đúng hơn là một thỏa hiệp ngầm giữa ba « ông » dầu hỏa lớn nhất hành tinh : Hoa Kỳ - quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới, Nga và Ả Rập Xê Út. Chỉ riêng ba nước này đã chiếm đến 40% sản lượng thế giới.
« Thánh » Trump không cứu được WTI
Chỉ có điều tỷ lệ giảm này lại quá ít không đủ để bù đắp cho mức giảm cầu đến 30% (30 triệu thùng/ngày). Trong khi chờ đợi đến ngày bắt đầu áp dụng chính thức giảm mức sản xuất (01/5), nhu cầu tiêu thụ và mua dầu tiếp tục đà giảm, nhưng các nhà sản xuất lại không mấy hào hứng với việc khóa bớt van dầu. Hệ quả là việc dư thừa sản xuất bắt đầu dẫn đến tình trạng thiếu kho bãi cất trữ như ghi nhận của nhà báo Collen :
« Vấn đề ở chỗ việc khóa van dầu đòi hỏi nhiều thời gian. Đóng một giếng dầu không đơn giản chút nào, rất là tốn kém. Trong một số trường hợp, họ có nguy cơ làm hỏng các trang thiết bị khi buộc phải ngưng sản xuất, bất kể nguyên nhân là gì điều này có nghĩa là giếng dầu đó phải bị đóng vĩnh viễn. Điều đó giải thích vì sao rất nhiều nước sản xuất do dự giảm sản lượng.
Nhưng dẫu sao thì, việc này rồi cũng sẽ phải đến vì một lý do chính đáng đó là người ta không còn chỗ để trữ dầu nữa. Chi phí để cất trữ tăng vọt khắp nơi trên thế giới. Họ bắt đầu phải cất trữ dầu trên các ʺsupertankerʺ, những loại tầu thường dùng để chở dầu. Giờ thì chúng được biến đổi thành những kho trữ dầu nổi. Tiền thuê những chiếc tầu dầu đó tăng vọt : Đầu tháng Ba, giá thuê một chiếc tầu có sức chứa 2 triệu thùng tầm khoảng 30.000 đô la/ngày nay đã lên thành 150.000 đô la/ngày ».
Và chuyện gì đến phải đến. Cung vượt quá cầu. Hệ thống kho bãi thiếu thốn – một trong những điểm yếu của ngành dầu lửa Mỹ, không tìm được khách hàng, lượng « vàng đen » quá thừa thãi của Mỹ đành phải được bán tống bán tháo trong ngày thứ Hai 20/04, cho đợt giao hàng tháng Năm gây khủng hoảng trên thị trường dầu lửa.
Theo chuyên gia Francis Perrin, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS trên kênh truyền hình quốc tế Pháp France 24, cuộc khủng hoảng vừa qua tuy chỉ là nhất thời, nhưng sẽ ảnh hưởng phần nào kinh tế và việc làm người dân Mỹ, vốn là một trong những ưu tiên trong chương trình tái tranh cử của ông Donald Trump.
« Dầu gì đi chăng nữa, cuộc khủng hoảng dầu lửa này đe dọa đến lĩnh vực dầu khí tại Mỹ. Đây là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng. Đừng quên rằng Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới và là nước sản xuất khí ga tự nhiên hàng đầu. Do vậy, có rất nhiều việc làm tại Mỹ có liên quan đến các ngành khai thác, phát triển và sản xuất dầu và khí ga. Và những hoạt động và việc làm này đang bị cuộc khủng hoảng dầu lửa mà chúng ta đang chứng kiến giáng cho một đòn đau.
Bản thân cuộc khủng hoảng dầu lửa này là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, vốn dĩ cũng do từ cuộc khủng hoảng dịch tễ virus corona mà ra. Thế nên, đối với một quốc gia như Mỹ, đây là một mối họa. Dĩ nhiên, mối họa này là không như nhau trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, Texas hay Bắc Dakota quan trọng hơn là New York, nhưng vụ việc ảnh hưởng đến hàng triệu việc làm ở Mỹ.
Đương nhiên tổng thống Mỹ phải lo lắng cho nền kinh tế đất nước, cho việc tái tranh cử của ông, kỳ hạn là vào tháng 11 năm nay, do vậy hành động chính yếu của ông Trump là phải duy trì một nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh, kể cả trong lĩnh vực dầu khí, hiện đang bị suy sụp, nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài bao lâu. »
Trong trước mắt, nhu cầu thế giới chưa thể sớm trở lại ở mức tiêu thụ bình thường cho dù hoạt động kinh tế đang dần hồi phục tại một số nước. Các nhà kinh tế dự báo mức tiêu thụ dầu giảm 10 triệu thùng/ngày cho toàn năm 2020. Giá dầu vẫn sẽ tiếp tục dao động khó lường. Trước cuộc khủng hoảng này, bộ trưởng các nước thành viên khối OPEC đã có cuộc họp trực tuyến ngày thứ Ba 21/04. Ả Rập Xê Út cho biết sẵn sàng giảm tiếp sản lượng để « bình ổn thị trường dầu lửa » khi phối hợp cùng với Nga và các nước đồng minh.
Về phần mình, tổng thống Donald Trump thông báo mua 75 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược quốc gia. Một hình thức hỗ trợ các ngành công nghiệp dầu khí, đồng thời bảo đảm lá phiếu cử tri theo phe Cộng Hòa, nhất là tại bang Texas, vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng dầu lửa này.
Nguồn : http://www.rfi.fr/vi/
Không có nhận xét nào