Đại
dịch COVID-19 và một cuộc chiến về giá đã đẩy các thị trường năng
lượng thế giới rơi vào khủng hoảng. Trong lịch sử, thị trường dầu mỏ
toàn cầu chưa bao giờ sụp đổ đột ngột như hiện nay.
Nền công nghiệp dầu khí, cung cấp hơn 60% năng lượng
cho toàn thế giới, đã chìm trong một cuộc khủng hoảng kép mà có lẽ
chưa ai từng nghĩ có thể xảy ra vào đầu năm nay. Một cuộc chiến giá cả,
trong đó các quốc gia sản xuất dầu mỏ tranh giành thị phần, đã dẫn đến
việc thị trường này bị tổn hại nặng nề khi vấp phải một cuộc khủng
hoảng lớn hơn do dịch COVID-19 gây ra và sắp tới nhiều khả năng sẽ là
cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu của thị trường giảm mạnh chưa từng thấy
trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào kể từ khi dầu mỏ trở thành mặt hàng
toàn cầu. Giá dầu đã giảm 2/3 kể từ đầu năm 2020 và sẽ còn tiếp tục lao
dốc. Chỉ trong tháng 4, mức giảm tiêu thụ của toàn cầu gấp 7 lần so với
mức giảm sâu nhất tính theo quý sau cuộc khủng hoảng tài chính
2008-2009. Ở những khu vực không còn khả năng chứa dầu và mất thị
trường, giá của một thùng dầu có thể giảm xuống mức bằng 0.
Sự sụp đổ này sẽ gây ra tình trạng bất ổn ở những nước xuất khẩu dầu và góp phần dẫn đến sự hỗn loạn của các thị trường tài chính. Điều đó cũng sẽ khiến môi trường địa chính trị vốn đã căng thẳng phức tạp thêm, kể cả bằng cách lôi kéo nước Mỹ vào một cuộc tranh cãi quốc tế về các giải pháp cần thực hiện để phục hồi đống đổ nát này. Tháng 2/2020, sản lượng dầu của Mỹ đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 13,2 triệu thùng/ngày – cao hơn đáng kể so với sản lượng của các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu khác trên thế giới là Saudi Arabia và Nga. Nhờ cuộc cách mạng dầu khí đá phiến với sự hỗ trợ của các kỹ thuật khai thác mới, nước Mỹ đã đạt được kỷ lục đó sau một thập kỷ đi lên từ một nước nhập khẩu dầu lớn nhất trở thành một nước xuất khẩu dầu lớn thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt đó. Mặc dù từ lâu ông Trump ủng hộ giá dầu ở mức thấp – và từng nhanh chóng đăng dòng tweet phản đối Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và những nỗ lực quản lý nguồn cung toàn cầu trong những năm gần đây – nhưng cú sụp đổ lần này lại châm ngòi cho một thực tế trái ngược. Tổng thống Mỹ gần đây đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về các giải pháp có thể có nhằm ngăn chặn cái mà sau đó ông gọi là sự sụt giảm gây tổn hại. Sau đó, ông Trump đã điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, tuyên bố rằng các nước sản xuất dầu mỏ lớn đang xem xét phối hợp cùng nhau cắt giảm đáng kể sản lượng. Saudi Arabia đã triển khai những vấn đề được thống nhất trong cuộc điện đàm trên bằng việc tái triệu tập một cuộc họp của OPEC cùng với các nước chủ chốt trong lĩnh vực dầu mỏ, gồm Canada và Mexico. Tất cả những điều này đã làm cho giá dầu tăng trở lại mặc dù những yếu tố “khi nào”, “như thế nào” và “do ai” của thoả thuận tiềm năng trên vẫn còn chưa rõ ràng. Và càng nhiều đối tượng tham gia thì việc triển khai một thoả thuận sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Bản chất và phạm vi rộng lớn của sự sụp đổ và cuộc tranh giành địa chính trị hiện nay do nó tạo ra là những thách thức hiếm thấy đối với nước Mỹ và ngành năng lượng của nước này. Những thách thức này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và chính sách đối ngoại của Mỹ trong một thời khắc vốn đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Hồi kết của một trật tự mới trong ngành dầu mỏ
Cũng giống như rất nhiều ngành công nghiệp khác, tình trạng khó khăn trong các thị trường dầu mỏ là do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhưng riêng trường hợp dầu mỏ, tình trạng khó khăn đó xuất hiện cùng với bước ngoặt về địa chính trị.
Đợt sụt giảm giá dầu gần đây nhất, bắt đầu từ năm 2014 do hậu quả của một đợt dư thừa nguồn cung, cuối cùng cũng đã kết thúc vào năm 2016 với sự xuất hiện của một trật tự dầu lửa quốc tế mới – Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ mở rộng (OPEC+). Đây là một thoả thuận giữa 11 thành viên OPEC và 10 nước không thuộc OPEC nhằm thống nhất về việc cắt giảm sản lượng để ổn định một thị trường đang trên đà sụt giảm. Đôi khi người ta gọi đó là Liên minh Vienna bởi đây là địa danh ký kết thoả thuận này, OPEC+ được thiết lập dựa vào liên minh không chính thức giữa Saudi Arabia và Nga sau khi 2 nước sản xuất dầu lớn nhất vào thời điểm đó đạt được thoả thuận hợp tác. Việc liên minh trên được thành lập cũng đã mở đường cho một mối quan hệ chiến lược, đem lại cho Nga cơ hội xây dựng quan hệ với một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông và cũng để Nga thu hút đầu tư từ Saudi Arabia. Đối với Saudi Arabia, đó là một con đường để mặc cả trong mối quan hệ với Mỹ và đạt được lợi thế đòn bẩy nào đó trong cuộc giằng co với Iran.
Tuy nhiên, giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng COVID-19, đợt bùng phát ở Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 vừa qua, đã làm lung lay mối liên minh không chính thức trên. Trung Quốc, thị trường dầu mỏ tăng trưởng nhanh nhất thế giới đột nhiên bị đóng cửa. Thay vì tăng trưởng như kỳ vọng, nhu cầu dầu mỏ của thế giới đã lao dốc chưa từng thấy với mức giảm 6 triệu thùng/ngày trong quý I/2020.
Đầu tháng 3 vừa qua, trong và xung quanh các hội nghị của OPEC và OPEC+ ở Vienna, Saudi Arabia và Nga đã bắt đầu các cuộc thảo luận về cách ứng phó. Nhưng các nước nhanh chóng nhận ra rằng họ có quan điểm rất khác biệt. Ngân sách của Nga được tính toán dựa trên mức giá dầu tương đối thấp, khoảng 42 USD/thùng. Trong khi đó, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Saudi Arabia cần một mức giá cao hơn, khoảng 80 USD/thùng để cân đối ngân sách của mình. Theo đó, Saudi Arabia cần những đợt cắt giảm sản lượng sâu hơn nhằm cố gắng thiết lập mức giá sàn; trong khi đó Nga tuy tỏ ra không chắc chắn nhưng giả định rằng tác động của COVID-19 nhiều khả năng sẽ lớn hơn rất nhiều và sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trên toàn thế giới, nên yêu cầu duy trì thoả thuận đã có cho đến tháng 6 và sau đó sẽ đàm phán tiếp.
Saudi Arabia khăng khăng muốn cắt giảm sản lượng, Nga thì một mực nói không. Và thế là liên minh OPEC+ rạn nứt.
Mở van
Phản ứng tức thì của Saudi Arabia đối với tình trạng rạn nứt trong liên minh là tuyên bố rằng do không đạt được thoả thuận cắt giảm sản lượng với tất cả các nước khai thác dầu mỏ khác, nên nước này sẽ hoạt động hết công suất. Quốc gia này đã bắt đầu bơm dầu với công suất tối đa, hướng tới mục tiêu tăng thêm 2,5 triệu thùng vào sản lượng 9,7 triệu thùng mà nước này đang khai thác mỗi ngày. Sản lượng tăng thêm là để bù đắp khoản thâm hụt doanh thu do giá dầu giảm. Nga phản ứng lại bằng việc tuyên bố rằng nước này cũng sẽ khai thác hết công suất, nhưng năng lực để tăng sản lượng của nước này thấp hơn nhiều, với gần 300.000 thùng/ngày. Cuộc chiến giành thị phần đã bắt đầu như vậy.
Tuy nhiên, trong khi giá cả đang lao dốc không phanh, sự bùng phát dịch COVID-19 đang chuyển sang giai đoạn hai, với sức tàn phá lớn hơn – giai đoạn đại dịch toàn cầu. Việc đóng cửa gần như toàn bộ nền kinh tế thế giới đã gây ra sự sụp đổ về nhu cầu ở phạm vi toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử. Vào tháng 4, mức sụt giảm có thể lên đến 20 triệu thùng/ngày hoặc nhiều hơn, tương đương với khoảng 20% tổng cầu của thế giới.
Ngay cả khi nhu cầu giảm mạnh, dầu vẫn được hút ra khỏi giếng; nếu không được chuyển đến khách hàng thì phải được đưa đi nơi khác, điều đó có nghĩa là lượng dầu dư thừa sẽ được đưa vào kho dự trữ, chủ yếu là bể chứa ở khắp thế giới. Dựa trên thông số theo từng quốc gia, IHS Markit tính toán rằng kho chứa dầu thế giới sẽ được đổ đầy vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Khi điều này xảy ra, sẽ có hai hậu quả: giá dầu sẽ tụt dốc và nhà sản xuất sẽ đóng cửa các giếng dầu bởi họ không thể vứt bỏ số dầu đã khai thác.
Do tính chất của các mỏ dầu ở mỗi nước nên Nga và Saudi Arabia có khả năng sản xuất dầu với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới. Ở những nước có chi phí khai thác dầu đắt hơn, khi giá mỗi thùng dầu bán được thấp hơn chi phí vận hành các giếng dầu, thì một công ty không thể tiếp tục khai thác mà không chịu lỗ trên mỗi thùng dầu. Vào thời điểm đó, công ty sẽ tạm thời đóng cửa giếng dầu. Trong số đó, dầu đá phiến của Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Kết quả là nhiều khả năng Mỹ sẽ phải từ bỏ thị phần trên thị trường toàn cầu vào tay nước khác. Theo Igor Sechin, CEO của Rosneft (tập đoàn sản xuất 40% sản lượng dầu ở Nga) và là người phản đối thoả thuận OPEC+ năm 2016: “Nếu bạn từ bỏ thị phần, thì bạn sẽ không bao giờ lấy lại được”. (Đối với một số người ở Moskva, đây là điều đáng mừng, vì họ coi sự phát triển của ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ đồng nghĩa với việc trao cho nước này quyền tự do áp đặt các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, như những lệnh trừng phạt được đưa ra vào tháng 12/2019 đã khiến việc xây dựng đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc 2 từ Nga sang Đức tạm ngừng ngay trước khi nó được hoàn thành).
Các doanh nghiệp sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đang phải chịu áp lực. Những công ty này đã cắt giảm ngân sách, đồng thời giảm hoặc dừng cả việc khoan dầu. (Với dầu đá phiến, các nhà sản xuất phải khoan những giếng dầu mới để duy trì sản lượng). Theo ước tính của IHS Markit, sản lượng của Mỹ có thể giảm gần 3 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ vẫn là một nước khai thác dầu lớn, nhưng vẫn còn kém xa Nga và Saudi Arabia và lượng nhập khẩu sẽ tăng. Theo phân tích của IHS Markit, xét đến tầm quan trọng của cuộc cách mạng dầu đá phiến đối với nền kinh tế Mỹ, thiệt hại về kinh tế đối với nước này sẽ ở mức cao, tổng thiệt hại có thể lên đến 2,5 triệu việc làm.
Một thị trường bị quá tải
Liệu có cách nào để ổn định thị trường toàn cầu hay không? Việc kết thúc cuộc chiến thị phần sẽ làm giảm thặng dư nguồn cung chảy vào thị trường, giảm bớt một phần áp lực nào đó và có tác động tích cực đối với tâm lý thị trường. Đó là một trong những yếu tố để định giá. Điều này sẽ chỉ giải quyết một phần của vấn đề dư thừa nguồn cung, nhưng là một phần có vai trò quan trọng.
Điều quan trọng là cách thức đạt được sự cân bằng đó. Saudi Arabia có một nền tảng đặc biệt để thúc đẩy một giải pháp giải như thế, bởi nước này là chủ tịch của G20 trong năm nay, một diễn đàn của các nền kinh tế lớn trên thế giới nhằm giải quyết và tìm ra phương sách giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế. Trong cuộc khủng hoảng 2008-2009, G20 có chức năng như một ban giám đốc điều hành nền kinh tế thế giới. Nhưng đó là một kỷ nguyên mang tính hợp tác nhiều hơn.
Mỹ có những hạn chế nhất định trong khả năng hành động. Hiện nay, các thành viên quốc hội nước này, những người thường ủng hộ các thoả thuận vũ khí với Riyadh, muốn gắn toàn bộ mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia với chính sách dầu lửa quốc tế: 13 Thượng nghị sỹ đảng Cộng hoà của các bang sản xuất dầu đã viết thư cho Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman bày tỏ sự bất bình đối với cái mà họ gọi là chính sách của Saudi Arabia nhằm “giảm giá dầu thô và tăng năng suất khai thác”; 6 nghị sỹ trong số đó, bao gồm chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện, sau đó đã đưa ra một lá thư thẳng thắn hơn, cho rằng quan hệ quốc phòng Mỹ-Saudi Arabia sẽ khó có thể duy trì nếu trình trạng hỗn loạn và khó khăn trên chủ ý nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trực tiếp nhắc đến cơ hội duy nhất để Saudi Arabia “xoa dịu các thị trường năng lượng và tài chính toàn cầu”.
Trong nội bộ nước Mỹ, chính phủ chỉ có một bộ công cụ hạn chế. Không giống với Riyadh và Moskva, Washington không thể áp đặt hạn mức sản xuất đối với các công ty khai thác dầu. Nước này cũng không thể lựa chọn đưa gần 700.000 thùng dầu mỗi ngày vào kho dự trữ xăng dầu chiến lược, đồng thời Mỹ sẽ cần quốc hội phê chuẩn để cấp ngân sách cho việc đó. Gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD được đưa ra mới đây không bao gồm khoản ngân sách 3 tỷ USD cần chi cho việc này. (Nhiều khả năng, 3 tỷ USD đó sẽ là một khoản đầu tư rất tốt cho chính phủ, có khả năng nhân đôi giá trị khi giá dầu phục hồi trong vài năm tới).
Thẩm quyền điều tiết sản lượng dầu thuộc về các bang, đáng chú ý nhất là Ủy ban Đường sắt Texas, mặc dù có tên như vậy nhưng cơ quan này lại kiểm soát sản lượng dầu của bang – chiếm 40% tổng sản lượng của nước Mỹ. Ủy ban này có thẩm quyền cắt giảm sản lượng khai thác từ các giếng dầu căn cứ vào lý do phòng chống lãng phí, nhưng lần gần đây nhất cơ quan này sử dụng thẩm quyền đó là cách đây nửa thế kỷ. Hiện nay, bất kỳ một nỗ lực nào cho cái gọi là “phân bổ sản lượng theo tỷ lệ” có thể sẽ được một số doanh nghiệp ủng hộ trong khi những doanh nghiệp khác lại phản đối. Bên ngoài nước Mỹ, điều đó sẽ được hiểu là một tín hiệu rằng các nước khác cũng nên thực hiện việc cắt giảm sản lượng.
Trong bối cảnh phần lớn nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, cuộc khủng hoảng dầu mỏ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới, đồng thời, người ta sẽ cảm nhận được thiệt hại không chỉ trong ngành công nghiệp này. Khi giá giảm và các kho dự trữ đầy lên, hoạt động sản xuất trên thế giới sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Một phần có lẽ là hậu quả của dịch COVID-19 và tình trạng gián đoạn hoạt động sản xuất ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Một phần là do quyết định của các nước, bất chấp việc chúng ta đang sống trong một nền chính trị thế giới đầy hỗn loạn. Tuy nhiên, phần lớn sự sụt giảm là do một thị trường chịu tổn thất nặng nề do dịch COVID-19 và tình trạng đóng cửa của nền kinh tế thế giới.
Sự sụp đổ chưa từng có của thị trường dầu mỏ thế giới |
Sự sụp đổ này sẽ gây ra tình trạng bất ổn ở những nước xuất khẩu dầu và góp phần dẫn đến sự hỗn loạn của các thị trường tài chính. Điều đó cũng sẽ khiến môi trường địa chính trị vốn đã căng thẳng phức tạp thêm, kể cả bằng cách lôi kéo nước Mỹ vào một cuộc tranh cãi quốc tế về các giải pháp cần thực hiện để phục hồi đống đổ nát này. Tháng 2/2020, sản lượng dầu của Mỹ đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 13,2 triệu thùng/ngày – cao hơn đáng kể so với sản lượng của các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu khác trên thế giới là Saudi Arabia và Nga. Nhờ cuộc cách mạng dầu khí đá phiến với sự hỗ trợ của các kỹ thuật khai thác mới, nước Mỹ đã đạt được kỷ lục đó sau một thập kỷ đi lên từ một nước nhập khẩu dầu lớn nhất trở thành một nước xuất khẩu dầu lớn thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt đó. Mặc dù từ lâu ông Trump ủng hộ giá dầu ở mức thấp – và từng nhanh chóng đăng dòng tweet phản đối Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và những nỗ lực quản lý nguồn cung toàn cầu trong những năm gần đây – nhưng cú sụp đổ lần này lại châm ngòi cho một thực tế trái ngược. Tổng thống Mỹ gần đây đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về các giải pháp có thể có nhằm ngăn chặn cái mà sau đó ông gọi là sự sụt giảm gây tổn hại. Sau đó, ông Trump đã điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, tuyên bố rằng các nước sản xuất dầu mỏ lớn đang xem xét phối hợp cùng nhau cắt giảm đáng kể sản lượng. Saudi Arabia đã triển khai những vấn đề được thống nhất trong cuộc điện đàm trên bằng việc tái triệu tập một cuộc họp của OPEC cùng với các nước chủ chốt trong lĩnh vực dầu mỏ, gồm Canada và Mexico. Tất cả những điều này đã làm cho giá dầu tăng trở lại mặc dù những yếu tố “khi nào”, “như thế nào” và “do ai” của thoả thuận tiềm năng trên vẫn còn chưa rõ ràng. Và càng nhiều đối tượng tham gia thì việc triển khai một thoả thuận sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Bản chất và phạm vi rộng lớn của sự sụp đổ và cuộc tranh giành địa chính trị hiện nay do nó tạo ra là những thách thức hiếm thấy đối với nước Mỹ và ngành năng lượng của nước này. Những thách thức này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và chính sách đối ngoại của Mỹ trong một thời khắc vốn đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Hồi kết của một trật tự mới trong ngành dầu mỏ
Cũng giống như rất nhiều ngành công nghiệp khác, tình trạng khó khăn trong các thị trường dầu mỏ là do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhưng riêng trường hợp dầu mỏ, tình trạng khó khăn đó xuất hiện cùng với bước ngoặt về địa chính trị.
Đợt sụt giảm giá dầu gần đây nhất, bắt đầu từ năm 2014 do hậu quả của một đợt dư thừa nguồn cung, cuối cùng cũng đã kết thúc vào năm 2016 với sự xuất hiện của một trật tự dầu lửa quốc tế mới – Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ mở rộng (OPEC+). Đây là một thoả thuận giữa 11 thành viên OPEC và 10 nước không thuộc OPEC nhằm thống nhất về việc cắt giảm sản lượng để ổn định một thị trường đang trên đà sụt giảm. Đôi khi người ta gọi đó là Liên minh Vienna bởi đây là địa danh ký kết thoả thuận này, OPEC+ được thiết lập dựa vào liên minh không chính thức giữa Saudi Arabia và Nga sau khi 2 nước sản xuất dầu lớn nhất vào thời điểm đó đạt được thoả thuận hợp tác. Việc liên minh trên được thành lập cũng đã mở đường cho một mối quan hệ chiến lược, đem lại cho Nga cơ hội xây dựng quan hệ với một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông và cũng để Nga thu hút đầu tư từ Saudi Arabia. Đối với Saudi Arabia, đó là một con đường để mặc cả trong mối quan hệ với Mỹ và đạt được lợi thế đòn bẩy nào đó trong cuộc giằng co với Iran.
Tuy nhiên, giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng COVID-19, đợt bùng phát ở Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 vừa qua, đã làm lung lay mối liên minh không chính thức trên. Trung Quốc, thị trường dầu mỏ tăng trưởng nhanh nhất thế giới đột nhiên bị đóng cửa. Thay vì tăng trưởng như kỳ vọng, nhu cầu dầu mỏ của thế giới đã lao dốc chưa từng thấy với mức giảm 6 triệu thùng/ngày trong quý I/2020.
Đầu tháng 3 vừa qua, trong và xung quanh các hội nghị của OPEC và OPEC+ ở Vienna, Saudi Arabia và Nga đã bắt đầu các cuộc thảo luận về cách ứng phó. Nhưng các nước nhanh chóng nhận ra rằng họ có quan điểm rất khác biệt. Ngân sách của Nga được tính toán dựa trên mức giá dầu tương đối thấp, khoảng 42 USD/thùng. Trong khi đó, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Saudi Arabia cần một mức giá cao hơn, khoảng 80 USD/thùng để cân đối ngân sách của mình. Theo đó, Saudi Arabia cần những đợt cắt giảm sản lượng sâu hơn nhằm cố gắng thiết lập mức giá sàn; trong khi đó Nga tuy tỏ ra không chắc chắn nhưng giả định rằng tác động của COVID-19 nhiều khả năng sẽ lớn hơn rất nhiều và sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trên toàn thế giới, nên yêu cầu duy trì thoả thuận đã có cho đến tháng 6 và sau đó sẽ đàm phán tiếp.
Saudi Arabia khăng khăng muốn cắt giảm sản lượng, Nga thì một mực nói không. Và thế là liên minh OPEC+ rạn nứt.
Mở van
Phản ứng tức thì của Saudi Arabia đối với tình trạng rạn nứt trong liên minh là tuyên bố rằng do không đạt được thoả thuận cắt giảm sản lượng với tất cả các nước khai thác dầu mỏ khác, nên nước này sẽ hoạt động hết công suất. Quốc gia này đã bắt đầu bơm dầu với công suất tối đa, hướng tới mục tiêu tăng thêm 2,5 triệu thùng vào sản lượng 9,7 triệu thùng mà nước này đang khai thác mỗi ngày. Sản lượng tăng thêm là để bù đắp khoản thâm hụt doanh thu do giá dầu giảm. Nga phản ứng lại bằng việc tuyên bố rằng nước này cũng sẽ khai thác hết công suất, nhưng năng lực để tăng sản lượng của nước này thấp hơn nhiều, với gần 300.000 thùng/ngày. Cuộc chiến giành thị phần đã bắt đầu như vậy.
Tuy nhiên, trong khi giá cả đang lao dốc không phanh, sự bùng phát dịch COVID-19 đang chuyển sang giai đoạn hai, với sức tàn phá lớn hơn – giai đoạn đại dịch toàn cầu. Việc đóng cửa gần như toàn bộ nền kinh tế thế giới đã gây ra sự sụp đổ về nhu cầu ở phạm vi toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử. Vào tháng 4, mức sụt giảm có thể lên đến 20 triệu thùng/ngày hoặc nhiều hơn, tương đương với khoảng 20% tổng cầu của thế giới.
Ngay cả khi nhu cầu giảm mạnh, dầu vẫn được hút ra khỏi giếng; nếu không được chuyển đến khách hàng thì phải được đưa đi nơi khác, điều đó có nghĩa là lượng dầu dư thừa sẽ được đưa vào kho dự trữ, chủ yếu là bể chứa ở khắp thế giới. Dựa trên thông số theo từng quốc gia, IHS Markit tính toán rằng kho chứa dầu thế giới sẽ được đổ đầy vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Khi điều này xảy ra, sẽ có hai hậu quả: giá dầu sẽ tụt dốc và nhà sản xuất sẽ đóng cửa các giếng dầu bởi họ không thể vứt bỏ số dầu đã khai thác.
Do tính chất của các mỏ dầu ở mỗi nước nên Nga và Saudi Arabia có khả năng sản xuất dầu với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới. Ở những nước có chi phí khai thác dầu đắt hơn, khi giá mỗi thùng dầu bán được thấp hơn chi phí vận hành các giếng dầu, thì một công ty không thể tiếp tục khai thác mà không chịu lỗ trên mỗi thùng dầu. Vào thời điểm đó, công ty sẽ tạm thời đóng cửa giếng dầu. Trong số đó, dầu đá phiến của Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Kết quả là nhiều khả năng Mỹ sẽ phải từ bỏ thị phần trên thị trường toàn cầu vào tay nước khác. Theo Igor Sechin, CEO của Rosneft (tập đoàn sản xuất 40% sản lượng dầu ở Nga) và là người phản đối thoả thuận OPEC+ năm 2016: “Nếu bạn từ bỏ thị phần, thì bạn sẽ không bao giờ lấy lại được”. (Đối với một số người ở Moskva, đây là điều đáng mừng, vì họ coi sự phát triển của ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ đồng nghĩa với việc trao cho nước này quyền tự do áp đặt các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, như những lệnh trừng phạt được đưa ra vào tháng 12/2019 đã khiến việc xây dựng đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc 2 từ Nga sang Đức tạm ngừng ngay trước khi nó được hoàn thành).
Các doanh nghiệp sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đang phải chịu áp lực. Những công ty này đã cắt giảm ngân sách, đồng thời giảm hoặc dừng cả việc khoan dầu. (Với dầu đá phiến, các nhà sản xuất phải khoan những giếng dầu mới để duy trì sản lượng). Theo ước tính của IHS Markit, sản lượng của Mỹ có thể giảm gần 3 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ vẫn là một nước khai thác dầu lớn, nhưng vẫn còn kém xa Nga và Saudi Arabia và lượng nhập khẩu sẽ tăng. Theo phân tích của IHS Markit, xét đến tầm quan trọng của cuộc cách mạng dầu đá phiến đối với nền kinh tế Mỹ, thiệt hại về kinh tế đối với nước này sẽ ở mức cao, tổng thiệt hại có thể lên đến 2,5 triệu việc làm.
Một thị trường bị quá tải
Liệu có cách nào để ổn định thị trường toàn cầu hay không? Việc kết thúc cuộc chiến thị phần sẽ làm giảm thặng dư nguồn cung chảy vào thị trường, giảm bớt một phần áp lực nào đó và có tác động tích cực đối với tâm lý thị trường. Đó là một trong những yếu tố để định giá. Điều này sẽ chỉ giải quyết một phần của vấn đề dư thừa nguồn cung, nhưng là một phần có vai trò quan trọng.
Điều quan trọng là cách thức đạt được sự cân bằng đó. Saudi Arabia có một nền tảng đặc biệt để thúc đẩy một giải pháp giải như thế, bởi nước này là chủ tịch của G20 trong năm nay, một diễn đàn của các nền kinh tế lớn trên thế giới nhằm giải quyết và tìm ra phương sách giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế. Trong cuộc khủng hoảng 2008-2009, G20 có chức năng như một ban giám đốc điều hành nền kinh tế thế giới. Nhưng đó là một kỷ nguyên mang tính hợp tác nhiều hơn.
Mỹ có những hạn chế nhất định trong khả năng hành động. Hiện nay, các thành viên quốc hội nước này, những người thường ủng hộ các thoả thuận vũ khí với Riyadh, muốn gắn toàn bộ mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia với chính sách dầu lửa quốc tế: 13 Thượng nghị sỹ đảng Cộng hoà của các bang sản xuất dầu đã viết thư cho Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman bày tỏ sự bất bình đối với cái mà họ gọi là chính sách của Saudi Arabia nhằm “giảm giá dầu thô và tăng năng suất khai thác”; 6 nghị sỹ trong số đó, bao gồm chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện, sau đó đã đưa ra một lá thư thẳng thắn hơn, cho rằng quan hệ quốc phòng Mỹ-Saudi Arabia sẽ khó có thể duy trì nếu trình trạng hỗn loạn và khó khăn trên chủ ý nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trực tiếp nhắc đến cơ hội duy nhất để Saudi Arabia “xoa dịu các thị trường năng lượng và tài chính toàn cầu”.
Trong nội bộ nước Mỹ, chính phủ chỉ có một bộ công cụ hạn chế. Không giống với Riyadh và Moskva, Washington không thể áp đặt hạn mức sản xuất đối với các công ty khai thác dầu. Nước này cũng không thể lựa chọn đưa gần 700.000 thùng dầu mỗi ngày vào kho dự trữ xăng dầu chiến lược, đồng thời Mỹ sẽ cần quốc hội phê chuẩn để cấp ngân sách cho việc đó. Gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD được đưa ra mới đây không bao gồm khoản ngân sách 3 tỷ USD cần chi cho việc này. (Nhiều khả năng, 3 tỷ USD đó sẽ là một khoản đầu tư rất tốt cho chính phủ, có khả năng nhân đôi giá trị khi giá dầu phục hồi trong vài năm tới).
Thẩm quyền điều tiết sản lượng dầu thuộc về các bang, đáng chú ý nhất là Ủy ban Đường sắt Texas, mặc dù có tên như vậy nhưng cơ quan này lại kiểm soát sản lượng dầu của bang – chiếm 40% tổng sản lượng của nước Mỹ. Ủy ban này có thẩm quyền cắt giảm sản lượng khai thác từ các giếng dầu căn cứ vào lý do phòng chống lãng phí, nhưng lần gần đây nhất cơ quan này sử dụng thẩm quyền đó là cách đây nửa thế kỷ. Hiện nay, bất kỳ một nỗ lực nào cho cái gọi là “phân bổ sản lượng theo tỷ lệ” có thể sẽ được một số doanh nghiệp ủng hộ trong khi những doanh nghiệp khác lại phản đối. Bên ngoài nước Mỹ, điều đó sẽ được hiểu là một tín hiệu rằng các nước khác cũng nên thực hiện việc cắt giảm sản lượng.
Trong bối cảnh phần lớn nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, cuộc khủng hoảng dầu mỏ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới, đồng thời, người ta sẽ cảm nhận được thiệt hại không chỉ trong ngành công nghiệp này. Khi giá giảm và các kho dự trữ đầy lên, hoạt động sản xuất trên thế giới sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Một phần có lẽ là hậu quả của dịch COVID-19 và tình trạng gián đoạn hoạt động sản xuất ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Một phần là do quyết định của các nước, bất chấp việc chúng ta đang sống trong một nền chính trị thế giới đầy hỗn loạn. Tuy nhiên, phần lớn sự sụt giảm là do một thị trường chịu tổn thất nặng nề do dịch COVID-19 và tình trạng đóng cửa của nền kinh tế thế giới.
Daniel Yergin
Không có nhận xét nào