Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. |
Xuất hiện ‘trên văn bản’
Vào
ngày 30 tháng 3 năm 2020, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
đã xuất hiện ‘trên văn bản’, qua truyền thông nhà nước gửi lời kêu gọi
‘toàn thể dân tộc Việt Nam hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi
khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19’.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống hôm 31 tháng 3 năm 2020 đưa ra nhận định về lời kêu gọi của ông Trọng:
“Chuyện
các ông lãnh đạo quốc gia, ông chủ tịch, ông tổng bí thư, người ta phải
hiệu triệu, phải kêu gọi, đó cũng là chuyện bình thường. Sau đó người
ta cũng phải triển khai một số công việc. Ví dụ như hôm nay, ông Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp tục lời ông Trọng, là cách ly... rồi
phương tiện giao thông thì phải ngừng lại... Thế thì chuyện các ông lãnh
đạo kêu gọi như thế thì chuyện người ta cứ làm thôi, chuyện dân dân
làm, chuyện quan quan làm. Còn nói có tác dụng gì không, thì có chứ
không phải hoàn toàn không có tác dụng gì đâu.”
Kể
từ khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện vào ngày
23.1 và tới nay, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ
xuất hiện đôi ba lần mà trọng tâm của vài lần hiếm hoi đó chỉ chú trọng
vào công việc nội bộ đảng. Điều này khiến công luận chỉ trích mạnh mẽ vị
lãnh đạo đang nắm cà hai chức cao nhất về mặt đảng và nhà nước.
Sau
khi có những phê phán công khai trên mạng xã hội về sự vắng mặt lâu
ngày, cũng như thiếu chỉ đạo trong thời kỳ dịch lây lan mạnh, truyền
thông trong nước loan tin về hoạt động của ông Nguyễn Phú Trọng trong
những lần xuất hiện ít ỏi như thế. Và rồi là lá thư gửi đồng bào, chiến
sĩ cả nước với kêu gọi chung tay chống dịch Covid-19.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS,
đã tự giải thể, xác nhận lại với RFA hôm 31/3 về sự xuất hiện và lời kêu
gọi của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Nó
cũng là cái kiểu mà từ trước đến nay, các ông chóp bu như thế, cũng có
lúc nó tác dụng, cũng có lúc nó mờ nhạt. Tôi nghĩ vai trò của ông Nguyễn
Phú Trọng vừa qua, về chống covid-19 vừa qua rất là mờ nhạt. Trong
những lúc nước sôi lửa bỏng như thế, thì ổng không hề xuất hiện, đến khi
xuất hiện thì ổng lại bàn về chuyện nhân sự đại hội của ổng... Rồi dư
luận kêu quá thì ổng có tổ chức một cuộc họp của Bộ chính trị, bàn về
covid-19... Và đến bây giờ thì ổng đưa ra lời kêu gọi như vậy.”
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A cho biết, ông không hiểu động cơ, động lực để ông
Trọng xuất hiện như vậy là vì cái gì, bởi vì sự xuất hiện của ổng Trọng
không bằng con người cụ thể, mà chỉ bằng lời kêu gọi trên giấy mà thôi.
Nó có thể khiến người ta suy luận là tình hình sức khỏe của ổng Trọng
không được tốt cho lắm.
Vi hiến?
Trao đổi với RFA liên quan sự việc này hôm 31 tháng 3 năm 2020, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nhận định:
“Căn
cứ vào Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tại khoản 5, điều 88, có quy định,
căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước có thể công bố hay bãi bỏ các quyết định về tình trạng khẩn
cấp. Như vậy tôi cho rằng ông Trọng đã vi hiến vì Quốc hội chưa ban
hành. Ngoài ra, nó phản ảnh rằng quốc hội đã tê liệt và họ chẳng biết gì
về hiến pháp cả.”
Nhà
báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, không chỉ ông Trọng, mà cả Quốc hội Việt
Nam cũng đã vi hiến khi kêu gọi như vậy. Ông nói tiếp:
“Việc
ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại thời điểm này và kêu gọi khẩn cấp
thì tôi cho rằng, đó là một cách ông Trọng chứng minh còn sống cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng trong tình trạng hiện nay, khi mà ông Phúc nổi lên
như người quyết định toàn bộ trước một vấn đề vô cùng trầm trọng, đó là
dịch virus Vũ Hán.”
Theo
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, trong bối cảnh đang chuẩn bị cho đại hội đảng
sắp tới, ông Nguyễn Phú Trọng đã sợ sự soán vị trí từ ông Nguyễn Xuân
Phúc, người đã xuất hiện quá nhiều, quá ấn tượng và liên tục trong thời
gian phải đối phó dịch covid-19. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, ông
Trọng lo ngại sự soán đoạt, vì người mà ông Trọng muốn đưa lên thay thế,
sẽ bị lu mờ trước ông Phúc.
Sung sướng quên dân, cực khổ kêu dân?
Trở
lại với thư kêu gọi hôm 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng mở đầu thư bằng câu ‘Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và
đồng bào ta ở nước ngoài’... khi nói về đại dịch Covid-19 đang tiếp tục
lan rộng trên toàn cầu, khiến hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh và hàng
ngàn người tử vong ở gần 200 quốc gia. Ông Trọng cũng cảnh báo tình hình
dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể còn gây ra nhiều
hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét tiếp:
“Điểm
tiếp theo là điểm hầu như người nào cũng biết, đó là ít nhất 45 năm
qua, việc đảng cộng sản Việt Nam tiếm quyền dân là một điều rất rõ ràng.
Nó gây cho tôi cảm giác lố lăng, đó là khi họ sung sướng thì họ quên
dân đi, khi họ cực khổ nguy nan thì họ kêu gọi toàn dân. Tôi có thể dẫn
chứng ngay bằng thư kêu gọi của ông Trọng, ông bắt đầu ngay là ‘thưa
đồng bào’ sau đó ổng mới kêu đến đồng chí của ổng. Trong khi đó, tất cả
các nghị quyết, tất cả các hội nghị lớn nhỏ, cho tới hội nghị trung ương
đảng hay họp quốc hội, nếu chú ý sẽ thấy họ thưa nhau trước, đồng
bào,cử tri thì cuối... Đó là điều lố lăng trong tình hình hiện nay.”
Nhận
xét về thư kêu gọi này, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, ông Nguyễn
Phú Trọng nói riêng và toàn bộ các ông bà cộng sản cấp cao nói chung, họ
như những cậu ấm cô chiêu suốt 45 năm qua tính từ 1975, và chưa phải
đối phó với tình huống khẩn cấp nào:
“Họ
sống trong chăn ấm nệm êm, ăn ngon mặc đẹp, kẻ hầu người hạ, họ chưa
bao giờ phải đối diện với bất cứ tình huống khẩn cấp nào hết, nó bộc lộ
cho toàn dân Việt Nam thấy, thế giới thấy, họ chỉ là những người không
có bản lãnh. Mà điều thứ vị là từ bản lãnh đó, họ luôn tự hào, thì giờ
phơi bày ra chỉ là những bản lãnh hoa mỹ,hoa hòe thôi. Vì vậy nó sẽ làm
cho người dân thấy thư kêu gọi này không có một giá trị nào cả, nó không
có một giá trị nào cả.”
Việc
ban bố tình trạng khẩn cấp, theo giải thích của ông Nguyễn Ngọc Già, là
để giản lượt các thủ tục thông thường, đặt trong tình huống nguy cấp
hiện nay, thì điều đó mới có giá trị. Còn ở đây ông Trọng tuyên bố chỉ
với một mục đích lừa mị người dân, kêu gọi đoàn kết trong tình hình cả
xã hội đang rất buồn thảm, bấn loạn, âu lo... Ông Nguyễn Ngọc Già cho
rằng sắp tới, sẽ có một sự hổn độn, khủng hoảng của xã hội Việt Nam, gây
ra bởi dịch covid-19 này, vì ban lãnh đạo hoàn toàn không có một chút
kinh nghiệm gì.
(RFA)
Không có nhận xét nào