Vào lúc đại dịch Covid-19 hoành
hành dữ dội tại châu Âu và Bắc Mỹ, nơi khí hậu vẫn còn rất
lạnh, một câu hỏi dưới dạng hy vọng đang được đặt ra : Liệu
khí hậu nóng có thể làm giảm sức lây lan của con virus corona
chủng mới có cái tên chính thức là SARS-CoV-2 hay không ? Từ
ngày dịch bệnh bùng phát, nhiều công trình nghiên cứu đã được
tiến hành để tìm ra câu trả lời, nhưng chưa có kết luận dứt
khoát.
Người dân tận hưởng nắng ấm trước cổng Brandenburg, Berlin, Đức. Ảnh chụp ngày 04/04/2018 |
Nhật
báo Pháp Le Figaro ngày 02/04/2020 đã giới thiệu một nghiên cứu
mới nhất về tác động của khí hậu trên con virus corona do một
nhóm nghiên cứu Pháp và Úc thuộc công ty tham vấn dịch tễ học
Ausvet thực hiện. Công trình này cho rằng nhiệt độ ngoài trời
từ 20 đến 30°C có khả năng giảm thiểu tuổi thọ và sức lây lan
của con virus.
Công
trình được công bố vào trung tuần tháng 03/2020 trên trang mạng
medRxiv, tập hợp các nghiên cứu chưa được cộng đồng khoa học duyệt
lại, cho nên chưa được xem là có giá trị khoa học.
Camille
Lebarbenchon, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm trong môi
trường hải đảo và nhiệt đới tại Đại Học La Réunion cho rằng đây là
một công trình đáng được các kênh thẩm định giá trị khoa học
chú ý xét duyệt vì có một số yếu tố dễ dẫn đến ngộ nhận,
trong đó có vấn đề “khoảng thời gian nghiên cứu rất ngắn và số
lượng nhỏ các trường hợp được phân tích”.
Các
tác giả bản nghiên cứu cũng công nhận phần lớn các thiếu sót
và giải thích rằng công trình nghiên cứu của họ chỉ nhằm tăng
cường hiệu quả của các biện pháp phong tỏa để tự bảo vệ chống
virus, và không nên dựa vào khả năng nhiệt độ ấm lên để giảm
đáng kể số lượng các ca lây nhiễm.
Virus thường, thậm chí virus SARS, rất kỵ thời tiết nóng và ẩm
Tuy
nhiên, đối với Le Figaro, ý kiến về tác động kềm hãm của khí
hậu nóng trên đà lây lan của con virus corona chủng mới không chỉ
hay và hấp dẫn, mà còn dựa trên những thực tế khoa học đã được xác
nhận.
Phần
lớn các loại virus thường “sống” tốt hơn trong môi trường khí hậu
lạnh, trong lúc mà khí hậu nóng, ẩm, với nhiều tia cực tím UV
có thể giảm thời gian tồn tại của virus trên các mặt bằng. Chính yếu
tố này giải thích cho hiện tượng có ít ca nhiễm virus cảm cúm
trong mùa hè. Một ví dụ khác là virus bệnh viêm phổi cấp tính SARS
chẳng hạn, một con virus rất gần với virus corona chủng mới, đã biến đi
vào các ngày đẹp trời tháng 7/2003, 9 tháng sau khi xuất hiện.
Chuyên
gia Camille Lebarbenchon tuy nhiên vẫn thận trọng: “Điều này đúng với
nhiều loại virus, nhưng không phải là sự thật tuyệt đối. Nhiều trường
hợp nhiễm virus của bệnh cúm Trung Đông MERS, cũng là một loại virus
corona, truyền từ lạc đà sang người, vẫn được ghi nhận suốt năm ở Ả
Rập Xê Út, một nơi mà khí hậu đặc biệt nóng”.
Virus của bệnh Covid-19 vẫn lưu hành tại những xứ nóng
Riêng
đối với virus gây nên dịch Covid-19, đà lây lan từ nhiều tuần qua
đã cho thấy là nhiệt độ không phải là cản lực. Theo ông Camille
Lebarbenchon: “Còn quá sớm để khẳng định như vậy, nhưng người ta cũng
thấy là dịch cũng lan nhanh ở Nam Phi và châu Mỹ La Tinh”, hai vùng
có khí hậu nóng.
Ở
Pháp cũng vậy: Nhiều người đi nghỉ ở Ai Cập, khi trở về Pháp vào đầu
tháng 3, đã bị xét nghiệm dương tính với virus corona, trong lúc
nhiệt độ ở Ai Cập khá cao. Nếu hiện nay dịch Covid-19 có vẻ không mấy
hung hăng ở Nam Bán Cầu và Châu Phi, đó có thể là vì hai vùng này
bị nhiễm muộn màn hơn và việc xét nghiệm tiến hành chậm hơn.
Camille
Lebarbenchon cuối cùng đưa ra kết luận: “Nếu con virus này thật sự bị
sức nóng làm suy yếu, điều đó không có nghĩa nó sẽ biến mất vào mùa hè
này. Nó sẽ đi theo cùng một con đường của virus cúm, lan xuống Nam
Bán Cầu vào mùa đông ở khu vực đó, để rồi trở ngược lên phía bắc
vào mùa thu”.
Theo
chuyên gia này: “Có những yếu tố khác phải được lưu ý như mức độ
miễn dịch của dân chúng và tiến trình chuyển hóa của con virus để
đưa ra những dự đoán đáng tin cậy về sự lan truyền của Covid-19 trong
những tháng tới.”
(RFI)
Không có nhận xét nào