Từ Phạm Văn Đồng tới Nguyễn Phú Trọng |
Chưa
lúc nào đất nước bị đe dọa chiến tranh như lúc này khi mà Trung Quốc
ngang nhiên tuyên bố sẽ tiếp tục cho Việt Nam một bài học nữa về chủ
quyển biển đảo khi chính thức đưa ra công hàm ngày 17 tháng Tư năm 2020
nhắm tới. Với những lý lẽ gần như thô bạo “Trung Quốc kiên quyết đòi
Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà
nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” và rồi "Trung Quốc sẽ
thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các
quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải". Điều này có nghĩa là căn
cứ đo quân đội Nhân dân Việt Nam đang trấn giữ tại Trường Sa phải bị
rút bỏ và đồng thời mọi lô dầu mà Việt Nam đang khai thác trờ thành bất
hợp pháp.
Công
hàm được Bắc Kinh gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối hai công hàm
ngày 30 tháng 3 và 10 tháng 4 của Việt Nam về Biển Đông liên quan đến
một báo cáo do Malaysia trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa hồi cuối năm
2019.
Sau
khi gửi công hàm này đi một ngày, thì ngày 18 tháng 4 Trung Quốc đã ra
tuyên bố thành lập cái gọi là quận Tây Sa và Nam Sa trái phép ở trên hai
quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là Hoàng Sa- Trường Sa. Lấy Bãi đá
Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm được của Việt Nam thành đại bản doanh quản
lý 2 quận này.
Trước
đó Trung Quốc chính thức mang công hàm Phạm Văn Đồng ra trước Liên Hiệp
Quốc như một bằng chứng mạnh mẽ rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền
của Trung Quốc từ năm 1958 được ký bởi Thủ tướng của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Lý lẽ này từng nhiều lần được Trung Quốc mang ra hù dọa Việt
Nam và đó cũng là mối lo khiến Việt Nam chần chừ chưa bao giờ dám đưa
Trung Quốc ra tòa Quốc tế.
Trung
Quốc biết rõ yếu huyệt này của Việt Nam và không ít lần mạnh dạn xâm
chiếm Hoàng Sa lẫn Trường Sa của Việt Nam mà không hề sợ Việt Nam trả
đũa dù là trên phương diện pháp lý.
Ông
Phạm Văn Đồng dù muốn hay không cũng đã có hành vi tắc trách đối với
quốc gia. Ông có thể bị sự thúc bách của Bộ chính trị khi ý chí quyết
chiếm miền Nam đã làm lu mờ mọi ý thức chủ quyền biển đảo. Cả một tập
thể Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ thấy cái miền Nam béo bở
mà quên hẳn những vùng đảo nhỏ nhoi mà ông cha đã dày công kiến tạo và
vun bồi. Đối với đa số lãnh đạo cấp cao lúc ấy đều xem thường tầm nhìn
xa của Trung Quốc, họ chỉ thấy tình đồng chí môi hở răng lạnh mà không
thấy được lòng tham vô tận của đầu não Trung Quốc vốn có tính di truyền
từ ngàn năm trước xem Việt Nam vốn dĩ là chư hầu không hơn không kém.
Ông
Phạm Văn Đồng đã thay mặt Đàng Cộng sản Việt Nam đóng dấu vào văn kiện
biếu không chủ quyền đất nước cho Trung Quốc để đổi lấy khí tài quân nhu
tiếp liệu nhằm tấn công miền Nam. Lý do lộ liễu như vậy không cần phải
chứng minh. Lịch sử đã cho thấy điều đó và lịch sử cũng cho thấy cuộc
chiến tranh biên giới 1979 phản ảnh lòng tham của Hà Nội và sự tức giận
của Bắc Kinh trước một học trò phản trắc.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Ừ, mình phải có thế nào người ta mới thế chứ!”
Và
ông Trọng, Tổng bí thứ đời thứ 12 đã giữ trọn niềm tin rằng “mình không
làm gì khiến Trung Quốc bất mãn thì họ sẽ không làm gì mình”. Bám vào
niềm tin không lay chuyễn đó trong suốt chín năm với hai nhiệm kỳ Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên cường với lập trường “vô chiêu
thắng hữu chiêu” có nghĩa là sẽ không làm gì đối với các động thái ngày
một thâm độc của Trung Quốc. Ông chỉ cho phép Bộ Ngoại giao đưa ra những
phát biểu chung chung, giống như Việt Nam không thuộc về chính phủ Ba
Đình vậy.
Ông
Trọng đã phạm một sai lầm không thua gì ông Phạm Văn Đồng khi xưa.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào năm 2015
ông Tổng bí thư đã phát biểu một câu nói để đời về vấn đề Biển Đông mà
báo chí chính thống đồng loạt loan tải: "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì
tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ
chức đại hội Đảng được không?..."
Ông
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng được Đảng Cộng sản Việt Nam trao
tặng huy chương cao nhất về hành vi bảo vệ Đảng thay vì bảo vệ tổ quốc.
Ông Trọng công khai đem Đảng của ông so sánh với mảnh đất được hình
thành do tổ tiên bao đời đổ máu ra để gây dựng nó. Trong tư duy của ông
Nguyển Phú Trọng chỉ có Đảng là quan trọng nhất vì chỉ có Đảng mới cho
ông và gần 5 triệu đảng viên được quyền rút tỉa xương máu của người dân
và tài nguyên đất nước.
Trung Quốc nắm được tử huyệt này và ngày hôm nay họ tiến hành âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Từ
ông Phạm Văn Đồng cho tới ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ chính trị Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa bao giờ ngừng tuyên truyền về vai trò
quan trọng của Đảng. Sau Hội nghị Thành Đô những gì mà người dân được
phép lên án Trung Quốc trước đó đã bị Đảng rút lại. Từ những tấm bia ghi
công chiến sĩ đánh Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới bị đục
mất cho tới bắt bớ giam cầm người dân nào biểu tình chống Trung Quốc.
Mới nhất là phiên tòa phúc thẩm xử thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, vừa kết
thúc lúc 10h30 ngày 20/04/2020. Tòa phúc thẩm y án 11 năm tù và 5 năm
quản chế cho tội yêu nước, chống lại bất công, bảo vệ biển đảo.
Ông
Phạm Văn Đồng có thể bị thúc bách nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thì không.
Tuy nhiên cả hai ông đều phải ra trước vành móng ngựa của Tòa án Nhân
dân khi Trung Quốc tấn công Việt Nam lần này. Có như thế lòng dân mới
yên và mục tiêu chống Trung Quốc mới được hình thành trong lòng công
chúng.
Cánh Cò
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào