Câu chuyện hai vợ chồng nổi tiếng Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường (biệt danh Đường Nhuệ) đang làm cư dân mạng quên bớt nỗi lo lắng về con virus Vũ Hán và sự đơn độc trong nhà từ vài tuần qua. Đầy ắp hình ảnh lẫn bằng chứng của hai vợ chồng Dương – Đường là xã hội đen được báo chí khai thác giống như cố vắt hết nước cốt của từng nấc thang mà họ leo cao tới gần như đỉnh quyền lực lẫn tiền bạc. Những mẫu chuyện mà báo chí khai thác đi kèm với hình ảnh vợ của Đường Nhuệ chụp ảnh chung với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lẫn đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho thấy sự góp sức của hệ thồng báo chí quôc doanh và từ sự dây máu ăn phần của hệ thống công an tại tỉnh Thái Bình trong hơn 10 năm qua đã là chiếc thang khiến hai vợ chồng Dương – Đường ngày càng khó đụng tới, nếu không muốn nói là bất khả xâm phạm.
Cho tới khi một giám đốc công an mới về nhậm chức thì sự nghiệp của hai vợ chồng này mới chấm dứt.
Cả bốn đời giám đốc công an Thái Bình từ năm 2004 tới nay gồm: Đại tá Trần Văn Vệ. Đại tá Trần Xuân Tuyết, Thiếu tướng Lê Đình Nhường và Đại tá Nguyễn Văn Minh đều bảo kê cho hai vợ chồng này qua các hoạt động kiếm tiền. Tử bảo kê cho bọn giang hồ, du đãng, đòi nợ thuê, thu tóm bất động sản, cho vay nặng lãi, cho đến mua bán chức quyền.... nhưng có lẽ hoạt động hái ra tiền nhiều nhất là cặp vợ chồng này có trong tay toàn bộ chính sách của chính quyền nên mỗi khi có một cuộc đấu giá nào đó xảy ra thì họ cho đàn em xăm trổ đến địa điểm tổ chức đấu giá, dùng mọi cách tống khứ những doanh nhân có mặt kể cả đe dọa sinh mạng của họ để cho vợ chồng Dương – Đường trúng thầu với giá rẻ mạt. Tuần tự như thế từ năm này sang năm khác những miếng đất đắt giá nhất lần lượt vào tay hai vợ chồng này cho tới khi họ bị bắt vì có hành vi tấn công gây thương tích cho người khác.
Người dân có quyền hỏi với những hoạt động công khai như vậy dân chúng đều biết nhưng qua nhiều đời giám đốc công an tỉnh Thái Bình hoàn toàn không biết là sao?
Xã hội đen rõ ràng đang là nguồn tiền rất lớn cho công an các nơi nhưng ông Trọng chưa tiến hành đốt một vụ nào như thành phố HCM từng đốt vụ Năm Cam khi xưa đã khiến cho Thiếu tướng Bùi Quốc Huy mất chức thứ trưởng, ra khỏi BCH Trung ương Đảng, lãnh án 5 năm tù, bởi do bảo kê cho giới xã hội đen Năm Cam, Hồ Viết Sử… thời ông ta làm giám đốc Sở Công an.
Đồng tiền do xã hội đen nuôi hệ thống công an thì đa số dân Việt đều biết và lờ mờ nghĩ tới, nhưng đồng tiền từ các văn phòng công an trên khắp nước nhận được để nuôi bọn xã hội đen thì ít ai ngờ tới. Quan trọng hơn nữa những hành vi mờ ám này được cấp cao nhất của Công an cho phép và nguồn tiền được âm thầm tài trợ từ các nhóm lợi ích, những công ty bất động sản…
Xã hội den không những hoạt động trong phạm vi cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, mua bán ma túy hay tham gia hù dọa doanh nghiệp, chúng còn có những hoạt động kiếm tiền khác là tấn công dân oan, tấn công người dân tại những điểm nóng như Formosa, biểu tình chống luật đặc khu hay thay nhau canh chừng nhà của người bất đồng chính kiến.
Người ta còn nhớ các vụ tấn công người dân tại Dương Nội do xã hội đen kéo về từ Hải Phòng. Hôm 22 tháng 3 năm 2013 hàng trăm người xăm trổ trang bị hung khí kéo đến xua đuổi, hành hung dân Dương Nội vì họ không chịu giao nộp đất cho doanh nghiệp. Sau bao năm nhờ ý chí mạnh mẽ Dương Nội vẫn còn sống sót cho tới nay nhưng những doanh nghiệp đứng phía sau thuê đám côn đồ ấy không hề bị xử lý.
Xã hội đen cũng được các tập đoàn có lợi ích tại các khu kinh tế trọng điểm thuê mướn nhằm ngăn chặn tất cả cá hoạt động của người dân làm thiệt hại lợi ích của họ. Formosa là một thí dụ điển hình, hàng ngàn người tụ tập tại Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà yêu cầu chính quyền địa phương trả lời việc uy hiếp dân, và đòi bồi thường thiệt hại vì Formosa thì một nhóm xã hội đen đã xuất hiện và ngăn cản người dân.
Xã hội đen cũng được thuê nhằm sách nhiễu nhưng người có tư tưởng khác với nhà nước. Bọn này tới nhà người được chỉ định, có những hành vi mà loại người không thể làm: đổ keo vào khóa nhốt nạn nhân không thể ra khỏi nhà, ngồi ăn nhậu trước cửa không cho nạn nhân ra ngoài, lấy sơn và vật dơ bẩn tạt lên tường nhà, mở máy ầm ỉ không cho nạn nhân nghỉ ngơi và thậm chí nạn nhân bị “hỏi cung” khi đi đâu làm việc gì…Những hành vi này vẫn đang tiếp diễn và không có dấu hiệu nào công an thấy mình vi phạm luật pháp để ngừng lại.
Sử dụng côn đồ để làm những công việc trái với pháp luật khiến xã hội đen được dịp yêu sách mỗi khi có những vụ tai tiếng do xã hội đen làm ra. Làm sao bắt chúng nếu từng yêu cầu chúng làm những công việc phạm pháp? Làm sao tiêu diệt mối nguy hại cho xã hội khi công an chính là tác nhân gây hại cho người dân nhiều nhất?
Khi chấp nhận xã hội đen cộng sinh trên mọi chính sách của mình thì công an đã chọn con đường ngắn nhất đi tới diệt vong. Người dân không thể vừa sợ xã hội đen vừa sợ công an như trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước. Khi ngành công an chấp nhận nhập nhằng như từ xưa tới nay tức là bản thân người đứng đầu ngành tỏ ra không thích hợp với vị trí mà ông ta đang nắm giữ. Bất kể ông ta có chia phần lợi nhuận từ các nhóm lợi ích hay không nhưng ông ta đang trực tiếp chia phần trách nhiệm về các vụ án tồi tệ có sự đóng góp của công an trong đó.
Cánh Cò - Tại sao công an tiếp máu cho xã hội đen? |
Cả bốn đời giám đốc công an Thái Bình từ năm 2004 tới nay gồm: Đại tá Trần Văn Vệ. Đại tá Trần Xuân Tuyết, Thiếu tướng Lê Đình Nhường và Đại tá Nguyễn Văn Minh đều bảo kê cho hai vợ chồng này qua các hoạt động kiếm tiền. Tử bảo kê cho bọn giang hồ, du đãng, đòi nợ thuê, thu tóm bất động sản, cho vay nặng lãi, cho đến mua bán chức quyền.... nhưng có lẽ hoạt động hái ra tiền nhiều nhất là cặp vợ chồng này có trong tay toàn bộ chính sách của chính quyền nên mỗi khi có một cuộc đấu giá nào đó xảy ra thì họ cho đàn em xăm trổ đến địa điểm tổ chức đấu giá, dùng mọi cách tống khứ những doanh nhân có mặt kể cả đe dọa sinh mạng của họ để cho vợ chồng Dương – Đường trúng thầu với giá rẻ mạt. Tuần tự như thế từ năm này sang năm khác những miếng đất đắt giá nhất lần lượt vào tay hai vợ chồng này cho tới khi họ bị bắt vì có hành vi tấn công gây thương tích cho người khác.
Người dân có quyền hỏi với những hoạt động công khai như vậy dân chúng đều biết nhưng qua nhiều đời giám đốc công an tỉnh Thái Bình hoàn toàn không biết là sao?
Xã hội đen rõ ràng đang là nguồn tiền rất lớn cho công an các nơi nhưng ông Trọng chưa tiến hành đốt một vụ nào như thành phố HCM từng đốt vụ Năm Cam khi xưa đã khiến cho Thiếu tướng Bùi Quốc Huy mất chức thứ trưởng, ra khỏi BCH Trung ương Đảng, lãnh án 5 năm tù, bởi do bảo kê cho giới xã hội đen Năm Cam, Hồ Viết Sử… thời ông ta làm giám đốc Sở Công an.
Đồng tiền do xã hội đen nuôi hệ thống công an thì đa số dân Việt đều biết và lờ mờ nghĩ tới, nhưng đồng tiền từ các văn phòng công an trên khắp nước nhận được để nuôi bọn xã hội đen thì ít ai ngờ tới. Quan trọng hơn nữa những hành vi mờ ám này được cấp cao nhất của Công an cho phép và nguồn tiền được âm thầm tài trợ từ các nhóm lợi ích, những công ty bất động sản…
Xã hội den không những hoạt động trong phạm vi cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, mua bán ma túy hay tham gia hù dọa doanh nghiệp, chúng còn có những hoạt động kiếm tiền khác là tấn công dân oan, tấn công người dân tại những điểm nóng như Formosa, biểu tình chống luật đặc khu hay thay nhau canh chừng nhà của người bất đồng chính kiến.
Người ta còn nhớ các vụ tấn công người dân tại Dương Nội do xã hội đen kéo về từ Hải Phòng. Hôm 22 tháng 3 năm 2013 hàng trăm người xăm trổ trang bị hung khí kéo đến xua đuổi, hành hung dân Dương Nội vì họ không chịu giao nộp đất cho doanh nghiệp. Sau bao năm nhờ ý chí mạnh mẽ Dương Nội vẫn còn sống sót cho tới nay nhưng những doanh nghiệp đứng phía sau thuê đám côn đồ ấy không hề bị xử lý.
Xã hội đen cũng được các tập đoàn có lợi ích tại các khu kinh tế trọng điểm thuê mướn nhằm ngăn chặn tất cả cá hoạt động của người dân làm thiệt hại lợi ích của họ. Formosa là một thí dụ điển hình, hàng ngàn người tụ tập tại Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà yêu cầu chính quyền địa phương trả lời việc uy hiếp dân, và đòi bồi thường thiệt hại vì Formosa thì một nhóm xã hội đen đã xuất hiện và ngăn cản người dân.
Xã hội đen cũng được thuê nhằm sách nhiễu nhưng người có tư tưởng khác với nhà nước. Bọn này tới nhà người được chỉ định, có những hành vi mà loại người không thể làm: đổ keo vào khóa nhốt nạn nhân không thể ra khỏi nhà, ngồi ăn nhậu trước cửa không cho nạn nhân ra ngoài, lấy sơn và vật dơ bẩn tạt lên tường nhà, mở máy ầm ỉ không cho nạn nhân nghỉ ngơi và thậm chí nạn nhân bị “hỏi cung” khi đi đâu làm việc gì…Những hành vi này vẫn đang tiếp diễn và không có dấu hiệu nào công an thấy mình vi phạm luật pháp để ngừng lại.
Sử dụng côn đồ để làm những công việc trái với pháp luật khiến xã hội đen được dịp yêu sách mỗi khi có những vụ tai tiếng do xã hội đen làm ra. Làm sao bắt chúng nếu từng yêu cầu chúng làm những công việc phạm pháp? Làm sao tiêu diệt mối nguy hại cho xã hội khi công an chính là tác nhân gây hại cho người dân nhiều nhất?
Khi chấp nhận xã hội đen cộng sinh trên mọi chính sách của mình thì công an đã chọn con đường ngắn nhất đi tới diệt vong. Người dân không thể vừa sợ xã hội đen vừa sợ công an như trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước. Khi ngành công an chấp nhận nhập nhằng như từ xưa tới nay tức là bản thân người đứng đầu ngành tỏ ra không thích hợp với vị trí mà ông ta đang nắm giữ. Bất kể ông ta có chia phần lợi nhuận từ các nhóm lợi ích hay không nhưng ông ta đang trực tiếp chia phần trách nhiệm về các vụ án tồi tệ có sự đóng góp của công an trong đó.
Cánh Cò
Không có nhận xét nào