Chiến lược cố hữu của Hán Tộc nhằm khuất phục và đồng hoá các sắc tộc khác tại Châu Á thông qua Chiến lược cố hữu: “Dương đông Kích tây” và “Mượn gió Bẻ măng” và “Gây Sự lân bang, Ổn định Nội trị” khiến các quốc gia, dân tộc lân bang phải thường xuyên đối phó gay go, nếu muốn sinh tồn.
Truyền thống y dược từ động vật hoang dã, thói quen thưởng thức sơn hào hải vị, ưa trang trí toàn bộ hoặc từng phần động vật hoang dã của Hán Tộc, tạo điều kiện cho các căn bệnh tiềm ẩn trong các loài động vật truyền sang con người.
Coronavirus Vũ Hán đã theo chân hàng triệu người Tàu cộng mang mầm bệnh gieo rắc khắp thế giới, tạo ra vụ khủng hoảng y tế cho nhân loại vào thế kỷ thứ 21.
Tính đến 17/04/2020 trên toàn thế giới đã có 2.2 triệu ca Covid-19 làm chết 153,000 người, bình phục 570,000 người. Riêng trong ngày này, Trung Cộng (TC) đã có 1,300 người chết chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố bình-thường-hoá sinh hoạt xã hội.
Dân chúng Hoa Lục tức giận vì Bắc Kinh coi rẻ mạng sống con người; làm cho tăng trưởng GDP rơi vào “0” hoặc số âm như tiên đoán từ các định chế tài chính quốc tế; nợ công 260% GDP tiếp tục leo thang khiến cho khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa do Chủ tịch Tập Cận Bình (TCB) lãnh đạo rơi xuống hố.
Vì thế, Tập Cận Bình cố tạo thành tích bên ngoài biên cương.
Kế hoạch vinh danh công trạng của TCB bị dân chúng trên mang xã hội xỉ vả thậm tệ; cáo buộc người Mỹ mang Virus vào Vũ Hán không thuyết phục khiến cho giới ngoại giao Trung Cộng (TC) xào xáo; “từ thiện y học” đã biến thành tội ác khi Bắc Kinh tặng hoặc bán y cụ không hữu hiệu làm gia tăng số tử vong toàn cầu.
TC không thể gây sự trên Biển Đông Trung Hoa vì: (1) Lực lượng Hải Quân Nhật Bản cũng như Đại Hàn được Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ tăng cường và khoảng 50,000 binh sĩ thiện chiến Mỹ đồn trú trên hai quốc gia đồng minh. (2) Càng đe doạ Đài Loan càng tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tăng cường biện pháp bảo vệ dân tộc yêu chuộng tự do dân chủ quyết không muốn sống dưới chế độ Bắc Kinh.
TCB chọn con đường Nam tiến trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) do:
(1) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chỉ đoàn kết, gắn bó trên danh nghĩa.
(2) Hoa Kỳ và các đồng minh mạnh đang loay hoay với Covid-19.
(3) Việt Nam làm Chủ tịch AEC Luân phiên năm 2020 cùng chung niềm tin chính trị độc tài đảng trị nên dễ điều khiển.
(4) Giới lãnh đạo AEC dễ mua chuộc khi gói quà to và nặng hơn.
(5) AEC chưa bao giờ thống nhất hành động chống TC dù trên phương diện ngoại giao, kinh tế, quân sự, chính trị mà ưa xé rào.
Vì thế, Bắc Kinh đang tăng cường các yếu tố củng cố “tuyên bố chủ quyền” trên Biển Nam Trung Hoa.
Bắc Kinh cho lắp đặt hai Trạm Nghiên cứu Đảo và Đá ngầm trên hai Đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Reef) và Su Bi (Subi Reef) làm chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Đảo và Đá ngầm đặt trên Đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef) từ năm 2018 trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học TC (CAS). Tân Hoa Xã cho biết hai trạm này cho phép các khoa học gia sống và nghiên cứu thực địa trong các lĩnh vực sinh thái, địa lý và môi trường. Bắc Kinh tiến hành từng bước “thuộc-địa-hoá” Đá Chữ Thập và Đá Su Bi đã đánh chiếm năm 1988 do Việt Nam trấn đóng.
Ngày 30/03/2020, Phái đoàn thường trực của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc “phản đối các yêu sách của TC trong các Công hàm trước đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán của Việt Nam tại Biển Đông … Việt Nam có đầy đủ chứng cứ và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế … Việt Nam khẳng định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi vùng biển được hưởng giữa Việt Nam và TC … Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá giới hạn được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trong đó có yêu sách “quyền lịch sử”, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý”.
Ngay lập tức các chuyên gia luật biển, học giả của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lên tiếng tán tụng Công hàm, nhưng, cố tình lờ các định nghĩa quan trọng của UNCLOS được Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) diễn đạt trong Phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 qua vụ Phi Luật Tân kiện TC.
Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mang tính quốc tế để chỉ hướng trong hàng hải (không phải Biển của Trung Hoa) gọi Ấn Độ Dương (không phải của Ấn Độ). Luật pháp quốc tế không có chữ “Biển Đông”. Cũng thế, Biển Đông Trung Hoa (không phải của Trung Hoa), không gọi Biển Nhật Bản hoặc Biển Đại Hàn. Gọi Biển Đông chứng tỏ khác với Biển Nam Trung Hoa nên Bắc Kinh có thể biện minh các hành động của Bắc Kinh không dính tới Biển Đông của Việt Nam.
UNCLOS định nghĩa “Đảo” phải hội đủ ba điều kiện (có dân cư và chính quyền, có quân đội, tự túc kinh tế). Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA xác định “không có thực thể nào trên Biển Nam Trung Hoa hội đủ điều kiện “Đảo” hoặc “Quần Đảo”, và “không thuộc chủ quyền” của bất cứ nước nào. Vì thế, các thực thể nổi khi thuỷ triều cao nhất mới được quyền có 12 hải lý, nếu chìm hoặc bãi ngầm chỉ được tối đa 500m an toàn. Đảo nhân tạo áp dụng điều kiện theo hình thái nguyên thuỷ.
Khi Việt Nam gọi Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì TC coi hai nơi đó được quyền có Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm lục địa (Continental Shelf). Bắc Kinh đã kẻ đường căn bản ở “Quần đảo” Hoàng Sa để xác định quyền có EEZ và CS!
TC và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á chỉ có “tuyên bố chủ quyền” (phù hợp với UNCLOS) chứ Việt Nam không thể “khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”. Như thế, Việt Nam mới bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Hoa cũng như các nước khác liên quan đến tranh chấp.
Ngày 2 tháng 4 năm 2020, Hải cảnh TC đâm chìm một tàu cá Việt Nam đang hành nghề tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa nhằm cảnh cáo Hà Nội.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố “Hành động của TC trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở cho mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với quy tắc và chuẩn mực quốc tế … Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác nhằm bảo đảm tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương … chống mọi hoạt động bành trướng các yêu sách bất-hợp-pháp trên Biển Nam Trung Hoa”.
Ngày 16/04/2020, Tàu Hải Dương Địa chất 8 của TC được 6 tàu Hải cảnh hộ tống thông qua Biển Nam Trung Hoa đã đến khảo sát vùng nước cách bờ biển Mã Lai Á và Brunei 35km. Hà Nội và Kuala Lumpur đã phái tàu Hải cảnh quan sát thường trực. Nhiều năm qua, Bắc Kinh thường quấy nhiễu và ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí trên SCS của Hà Nội và Kuala Lumpur.
Nhật Bản và Đại Hàn có lực lượng Hải quân mạnh gấp bội bất cứ quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào; với nền kinh tế tiên tiến mà TC không thể bắt nạt; nền chính trị ổn định, sức mạnh ngoại giao mà thiếu chiếc dù che nguyên tử.
Ngăn chặn chính sách bành trướng, bá quyền của TC buộc hai quốc gia giàu có và tiên tiến này phải thoả hiệp với Hoa Kỳ. Họ không bị chiến tranh tàn phá, chẳng ai dám bắt nạt mà tập trung phát triển kinh tế ngày càng gia tăng vai trò trên trường quốc tế.
Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á nên thoát khỏi chiếc bóng ma tự kỷ mới chống được chủ nghĩa thuộc địa của TC.
Đại-Dương
https://baotgm.net/dai-duong-bac-kinh-hu-dong-nam-a/
Đại-Dương: Bắc Kinh hù Đông Nam Á |
Coronavirus Vũ Hán đã theo chân hàng triệu người Tàu cộng mang mầm bệnh gieo rắc khắp thế giới, tạo ra vụ khủng hoảng y tế cho nhân loại vào thế kỷ thứ 21.
Tính đến 17/04/2020 trên toàn thế giới đã có 2.2 triệu ca Covid-19 làm chết 153,000 người, bình phục 570,000 người. Riêng trong ngày này, Trung Cộng (TC) đã có 1,300 người chết chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố bình-thường-hoá sinh hoạt xã hội.
Dân chúng Hoa Lục tức giận vì Bắc Kinh coi rẻ mạng sống con người; làm cho tăng trưởng GDP rơi vào “0” hoặc số âm như tiên đoán từ các định chế tài chính quốc tế; nợ công 260% GDP tiếp tục leo thang khiến cho khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa do Chủ tịch Tập Cận Bình (TCB) lãnh đạo rơi xuống hố.
Vì thế, Tập Cận Bình cố tạo thành tích bên ngoài biên cương.
Kế hoạch vinh danh công trạng của TCB bị dân chúng trên mang xã hội xỉ vả thậm tệ; cáo buộc người Mỹ mang Virus vào Vũ Hán không thuyết phục khiến cho giới ngoại giao Trung Cộng (TC) xào xáo; “từ thiện y học” đã biến thành tội ác khi Bắc Kinh tặng hoặc bán y cụ không hữu hiệu làm gia tăng số tử vong toàn cầu.
TC không thể gây sự trên Biển Đông Trung Hoa vì: (1) Lực lượng Hải Quân Nhật Bản cũng như Đại Hàn được Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ tăng cường và khoảng 50,000 binh sĩ thiện chiến Mỹ đồn trú trên hai quốc gia đồng minh. (2) Càng đe doạ Đài Loan càng tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tăng cường biện pháp bảo vệ dân tộc yêu chuộng tự do dân chủ quyết không muốn sống dưới chế độ Bắc Kinh.
TCB chọn con đường Nam tiến trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) do:
(1) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chỉ đoàn kết, gắn bó trên danh nghĩa.
(2) Hoa Kỳ và các đồng minh mạnh đang loay hoay với Covid-19.
(3) Việt Nam làm Chủ tịch AEC Luân phiên năm 2020 cùng chung niềm tin chính trị độc tài đảng trị nên dễ điều khiển.
(4) Giới lãnh đạo AEC dễ mua chuộc khi gói quà to và nặng hơn.
(5) AEC chưa bao giờ thống nhất hành động chống TC dù trên phương diện ngoại giao, kinh tế, quân sự, chính trị mà ưa xé rào.
Vì thế, Bắc Kinh đang tăng cường các yếu tố củng cố “tuyên bố chủ quyền” trên Biển Nam Trung Hoa.
Bắc Kinh cho lắp đặt hai Trạm Nghiên cứu Đảo và Đá ngầm trên hai Đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Reef) và Su Bi (Subi Reef) làm chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Đảo và Đá ngầm đặt trên Đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef) từ năm 2018 trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học TC (CAS). Tân Hoa Xã cho biết hai trạm này cho phép các khoa học gia sống và nghiên cứu thực địa trong các lĩnh vực sinh thái, địa lý và môi trường. Bắc Kinh tiến hành từng bước “thuộc-địa-hoá” Đá Chữ Thập và Đá Su Bi đã đánh chiếm năm 1988 do Việt Nam trấn đóng.
Ngày 30/03/2020, Phái đoàn thường trực của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc “phản đối các yêu sách của TC trong các Công hàm trước đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán của Việt Nam tại Biển Đông … Việt Nam có đầy đủ chứng cứ và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế … Việt Nam khẳng định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi vùng biển được hưởng giữa Việt Nam và TC … Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá giới hạn được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trong đó có yêu sách “quyền lịch sử”, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý”.
Ngay lập tức các chuyên gia luật biển, học giả của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lên tiếng tán tụng Công hàm, nhưng, cố tình lờ các định nghĩa quan trọng của UNCLOS được Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) diễn đạt trong Phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 qua vụ Phi Luật Tân kiện TC.
Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mang tính quốc tế để chỉ hướng trong hàng hải (không phải Biển của Trung Hoa) gọi Ấn Độ Dương (không phải của Ấn Độ). Luật pháp quốc tế không có chữ “Biển Đông”. Cũng thế, Biển Đông Trung Hoa (không phải của Trung Hoa), không gọi Biển Nhật Bản hoặc Biển Đại Hàn. Gọi Biển Đông chứng tỏ khác với Biển Nam Trung Hoa nên Bắc Kinh có thể biện minh các hành động của Bắc Kinh không dính tới Biển Đông của Việt Nam.
UNCLOS định nghĩa “Đảo” phải hội đủ ba điều kiện (có dân cư và chính quyền, có quân đội, tự túc kinh tế). Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA xác định “không có thực thể nào trên Biển Nam Trung Hoa hội đủ điều kiện “Đảo” hoặc “Quần Đảo”, và “không thuộc chủ quyền” của bất cứ nước nào. Vì thế, các thực thể nổi khi thuỷ triều cao nhất mới được quyền có 12 hải lý, nếu chìm hoặc bãi ngầm chỉ được tối đa 500m an toàn. Đảo nhân tạo áp dụng điều kiện theo hình thái nguyên thuỷ.
Khi Việt Nam gọi Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì TC coi hai nơi đó được quyền có Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm lục địa (Continental Shelf). Bắc Kinh đã kẻ đường căn bản ở “Quần đảo” Hoàng Sa để xác định quyền có EEZ và CS!
TC và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á chỉ có “tuyên bố chủ quyền” (phù hợp với UNCLOS) chứ Việt Nam không thể “khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”. Như thế, Việt Nam mới bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Hoa cũng như các nước khác liên quan đến tranh chấp.
Ngày 2 tháng 4 năm 2020, Hải cảnh TC đâm chìm một tàu cá Việt Nam đang hành nghề tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa nhằm cảnh cáo Hà Nội.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố “Hành động của TC trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở cho mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với quy tắc và chuẩn mực quốc tế … Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác nhằm bảo đảm tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương … chống mọi hoạt động bành trướng các yêu sách bất-hợp-pháp trên Biển Nam Trung Hoa”.
Ngày 16/04/2020, Tàu Hải Dương Địa chất 8 của TC được 6 tàu Hải cảnh hộ tống thông qua Biển Nam Trung Hoa đã đến khảo sát vùng nước cách bờ biển Mã Lai Á và Brunei 35km. Hà Nội và Kuala Lumpur đã phái tàu Hải cảnh quan sát thường trực. Nhiều năm qua, Bắc Kinh thường quấy nhiễu và ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí trên SCS của Hà Nội và Kuala Lumpur.
Nhật Bản và Đại Hàn có lực lượng Hải quân mạnh gấp bội bất cứ quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào; với nền kinh tế tiên tiến mà TC không thể bắt nạt; nền chính trị ổn định, sức mạnh ngoại giao mà thiếu chiếc dù che nguyên tử.
Ngăn chặn chính sách bành trướng, bá quyền của TC buộc hai quốc gia giàu có và tiên tiến này phải thoả hiệp với Hoa Kỳ. Họ không bị chiến tranh tàn phá, chẳng ai dám bắt nạt mà tập trung phát triển kinh tế ngày càng gia tăng vai trò trên trường quốc tế.
Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á nên thoát khỏi chiếc bóng ma tự kỷ mới chống được chủ nghĩa thuộc địa của TC.
Đại-Dương
https://baotgm.net/dai-duong-bac-kinh-hu-dong-nam-a/
Không có nhận xét nào