Những nguồn tin từ Trung Quốc cho
thấy gần đây nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xảy ra 3 sự kiện
liên quan đến động thái thế hệ Đỏ thứ hai và thứ ba lên án lãnh đạo
đương nhiệm, thậm chí còn kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức. Tuy nhiên,
có nhận định cho rằng động thái này là âm mưu “dụ rắn ra khỏi hang”.
Cũng có chuyên gia cho rằng chừng nào còn ĐCSTQ thì các vấn đề của Trung
Quốc không thể được giải quyết.
Gần đây Trung Quốc Đại Lục xuất hiện ba sự kiện “khác thường” chống lại ông Tập Cận Bình (Ảnh: kremlin.ru) |
Sự
kiện thứ nhất là là vào giữa tháng trước chuyên gia bất động sản Nhậm
Chí Cường bị bắt giữ vì nghi ngờ liên quan đến bài viết đăng tải trên
mạng internet vào ngày 6/3 chỉ trích ông Tập Cận Bình. Nội dung bài viết
chỉ trích cách nhà cầm quyền xử lý dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus
corona mới (virus Trung Cộng), theo đó ban đầu đã chậm trễ thông báo
tình hình cho người dân, sau này lại muốn dùng các thành tựu ‘vĩ đại’ để
che đậy sự thật, giống như thể virus gây dịch bệnh chỉ bắt đầu vào ngày
7/1…
Sự
kiện thứ hai là cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc lại chia sẻ nóng một
bức thư kiến nghị được WeChat Chủ tịch Trần Bình (Chen Ping) của Tập
đoàn truyền hình Dương Quang (SUNTV) chuyển tiếp. Thư kiến nghị ẩn danh
này đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc trong ứng phó
dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng như các vấn đề đối nội và đối ngoại, qua
đó đề xuất mở Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận về việc liệu
ông Tập Cận Bình có phù hợp để tiếp tục làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư
và Chủ tịch Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ hay không.
Trong
một cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Mỹ (VOA) vào ngày 23/3, người
chuyển tải bức thư là ông Trần Bình cho biết, ông đã nhận được bức thư
này trong nhóm WeChat, vì cảm thấy lá thư ở mức độ vừa phải và hợp lý
nên ông đã chuyển tiếp, ông không biết danh tính của người đề xuất. Sở
dĩ lá thư này được đông đảo người quan tâm vì Trung Quốc đang trong thời
điểm phức tạp nên có thể lá thư nói lên được tiếng nói của nhiều người,
đặc biệt là những người trong bộ máy chính trị ĐCSTQ.
Hôm
1/4, ông Trần lại trả lời Đài VOA rằng dư luận chú ý đến việc ông
chuyển tiếp bức thư này chủ yếu là vì bức thư có thể là tiếng nói của
một nhóm lợi ích trong ĐCSTQ.
Sự
kiện thứ ba xuất phát từ ngày 10/3, khi tạp chí People tại Đại Lục đăng
một bài phỏng vấn bác sĩ Ngải Phân – Chủ nhiệm Khoa Cấp cứu của Bệnh
viện Trung tâm thành phố Vũ Hán. Theo đó, bác sĩ Ngải Phần tiết lộ rằng
sau khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền đã yêu cầu các bác sĩ trong
Bệnh viện Trung tâm phải giữ kín tình hình dịch bệnh. Không lâu sau khi
bài viết công bố thì đã bị chính quyền gỡ bỏ, nhưng sau đó đã dấy lên
làn sóng dư luận bất bình. Đạo diễn Diệp Đại Ưng (Ye Daying), cháu trai
của một trong những người sáng lập quân đội ĐCSTQ là nguyên lão Diệp
Đình (Ye Ting), trên Weibo vào ngày 11/3 đã công khai thể hiện sự tức
giận: “Xóa bài viết là hành động phát xít, là khủng bố trắng.” “Những
người trong bộ phận quản lý mạng internet không thể tưởng tượng được
rằng, liệu một xã hội mà chỉ thích ca ngợi giả tạo, một xã hội mà bác sĩ
nói lên sự thật bị gây nguy hiểm đến tính mạng, thì có gì tin cậy về
chỉ số hạnh phúc?” Ngày 12/3, một lần nữa ông Diệp Đại Ưng lại lên tiếng
trên Weibo: “Tôi tin rằng chắc chắn trong Đảng có gian thần, đã sử dụng
quyền lực để áp chế dư luận với ý định xấu xa.”
Có
quan điểm chỉ ra rằng tuyên bố của ông Diệp chĩa mũi dùi vào Ủy viên
Ban Thường vụ Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh. Điều này cho thấy dịch bệnh
này đã gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng giữa các hậu duệ Đỏ trong ĐCSTQ.
Về
vấn đề này, Vision Times (tiếng Trung) đã phỏng vấn ông Tang Phổ (Samp)
là tiến sĩ luật và nhà bình luận chính trị, ông bày tỏ quan điểm của
mình về 3 sự kiện nêu trên.
Ông
Tang Phổ cho biết bài viết của ông Nhậm Chí Cường không phải công bố
công khai đại chúng mà chỉ lưu hành trong nhóm WeChat 11 người. Về ông
Diệp Đại Ưng thì Tang Phổ cho rằng không có gì, vì ông ta không chống
ông Tập Cận Bình. Vấn đề đáng chú ý nằm ở thư kiến nghị mà ông Trần Bình
chia sẻ, thậm chí chỉ đích danh ba người gồm Lý Khắc Cường, Uông Dương
và Vương Kỳ Sơn muốn tổ chức Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng. Vì trong lá
thư kiến nghị có những vấn đề nhạy cảm đối với ĐCSTQ khiến ông Tang Phổ
rất ngạc nhiên, tiêu biểu như vấn đề Đảng trị hay Pháp trị, liệu có cho
phép Hồng Kông bầu cử dân chủ hay không, liệu đối với Đài Loan thì hòa
bình hay thống nhất quan trọng hơn.
Ông
Tang Phổ cho biết trong Điều lệ của ĐCSTQ ghi rất rõ ràng là chỉ có duy
nhất Tổng Bí thư mới được phép triệu tập Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị,
cho nên nếu ông Tập Cận Bình không đồng ý thì không thể triệu tập được.
Về việc liên quan đến ý đồ có thế lực muốn đảo chính, ông Tang Phổ bác
bỏ rằng nếu đảo chính thì phải ra tay hành động chứ không thể dùng ngôn
từ tuyên bố mà thành công được, không thể viết bài viết tuyên bố tôi đảo
chính mà gọi là đảo chính.
Ông
Tang Phổ suy luận rằng nhiều khả năng cả 3 sự kiện xuất phát từ một mục
tiêu “dụ rắn ra khỏi hang”. Có nghĩa là giương ngọn cờ chống Tập Cận
Bình để xem ai đi theo để xử lý. Ông Tang Phổ cho biết đây là thủ đoạn
mà hồi năm 1957 khi chống cánh hữu, ông Mao Trạch Đông đã từng thực
hiện. Ông cũng cho biết chắc chắn có chia rẽ nội bộ ĐCSTQ sâu sắc giữa
phe chống đối và ủng hộ ông Tập, nhưng phe chống đối bây giờ không ra
mặt mà ngấm ngầm, bề ngoài vẫn ca ngợi nhưng trong lòng đầy oán hận.
Theo
ông Tang Phổ, vì ĐCSTQ là một tổ chức tà ác nên dù bất kể thuộc phe
phái nào trong Đảng cũng có bản chất như nhau, hy vọng duy nhất là
phương Tây làm suy yếu cơ sở kinh tế của Trung Quốc khiến ĐCSTQ ngày
càng rệu rã, và hy vọng thúc đẩy sự thức tỉnh của xã hội dân sự Trung
Quốc. Chỉ có hai liều thuốc này mới có thể lật đổ chế độ toàn trị này.
Trước
đó, liên quan đến thư kiến nghị bàn về vấn đề quyền lực của ông Tập Cận
Bình, ông Tân Hạo Niên (Xin Haonian), một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ
và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia (Mỹ), đã chuyển tải lại
bức thư ngỏ trên Twitter và cho biết tán thành việc ông Tập Cận Bình
thoái vị, nhưng vấn đề vai trò lịch sử của ĐCSTQ không phải chuyện cá
nhân ông Tập làm được!
Vision
Times (tiếng Trung) dẫn ý kiến của chuyên gia về lịch sử Trung Quốc Lý
Nguyên Hoa (Li Yuanhua), người từng là phó giáo sư tại Đại học Sư phạm
Thủ đô Bắc Kinh, nhận định không thể còn bất kỳ hy vọng nào đối với chế
độ này, lối thoát duy nhất là giải tán nó, chỉ có vậy thì Trung Quốc mới
trở lại bình thường như các xã hội khác. Nhìn chung bộ máy chính trị
các nước đều tương đối hoàn thiện, có dân chủ, pháp trị, đi theo các giá
trị phổ quát… Nhưng chừng nào Trung Quốc còn trong cai trị của ĐCSTQ
thì không thể có khả năng như vậy. Chừng nào vẫn còn ĐCSTQ thì cho dù
thay lãnh đạo khác cũng chỉ giống như thay thang không thay thuốc.
Tuyết Mai
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào