Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành
đại hội các cấp cơ sở tiến tới đại hội toàn quốc lần thứ 13 và đây là
chính dịp để các cấp đại hội đưa ra bàn luận về vụ tập kích Đồng Tâm đẫm
máu hôm 09/01/2020, gây chết người và làm xôn xao dư luận, một cựu lãnh
đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.
"Câu
chuyện mà người ta đang chờ đợi nhất, người ta cũng đang muốn làm cho
rõ là sự kiện bắt nguồn từ đâu, từ ông Lê Đình Kình và từ nhóm Đồng
Thuận đó, mà lại dùng lực lượng vũ trang mạnh như thế, thì nó là cái
gì?" Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng
trên, hôm 11/03 từ Sài Gòn, đặt câu hỏi.
Lúc nào chuyện gì ở đất nước Việt Nam này thì cũng là Việt Tân cả, Việt Tân đâu có 'ba đầu, sáu tay' như thế?
"Nó
là cái gì mà cần phải sử dụng một lực lượng vũ trang đông đảo và trang
bị vũ khí như thế mà xông vào trong nhà, trong xóm, bắt người này, bắt
người kia, rồi cuối cùng có người chết.
"Thì
tất cả chuyện đó phải giải quyết là nó là cái gì, sự thật là cái gì? Có
người nói là Việt Tân, thì đến bây giờ cũng không thấy bắt được ông
Việt Tân nào ra cả.
"Rồi nói mấy người này chống người thi hành công vụ, thì nửa đêm chống người thi hành công vụ cái gì?
"Bây
giờ chung quanh cái đó, tôi nghe nhiều tin mà tôi không thể nói ra được
vì tin đó thiếu kiểm chứng, nhưng mà người ta đang chờ đợi nhà nước,
đảng và nhà nước phải trả lời cho rõ là tại làm sao phải sử dụng lực
lượng vũ trang, trong khi đất nước hòa bình?
"Rồi
giữa Thủ đô, mà thế này, thì cần gì phải làm một hành động vũ trang
mạnh mẽ đến thế, cho nên đó là một câu chuyện, nói là Việt Tân, thì đâu
có bắt được Việt Tân nào đâu?
"Lúc
nào chuyện gì ở đất nước Việt Nam này thì cũng là Việt Tân cả, Việt Tân
đâu có 'ba đầu, sáu tay' như thế? Nhưng có bắt được Việt Tân đâu, lâu
lâu bắt được người nào đó, vu vơ, là ông già, bà cả gì đó tham gia Việt
Tân, cũng xử gì đó, nhưng trong vụ này nói Việt Tân thế nọ, thế kia, đâu
có bắt được Việt Tân đâu.
"Cho
nên câu hỏi là trả lời rồi, dùng lực lượng vũ trang có tương xứng
không? Xông vào trong đêm như thế có phải không? Và giữa Thủ đô trong
khi đất nước hòa bình. thì đó là câu chuyện phải trả lời, tuy là nhỏ,
nhưng sự việc rất lớn."
Xã
hội chủ nghĩa là không làm gì bạo lực, mà phải vận động cho quần chúng
đồng thuận, thuyết phục quần chúng, thì đây là chuyện không bình thường
'Không thể làm thinh'
Theo
Luật sư Trần Quốc Thuận, chính quyền đã chưa sử dụng hết các công cụ
phi bạo lực để giải quyết vụ việc tranh chấp hoàn toàn có tính chất dân
sự ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông nói:
"Đây
là một sự kiện rõ ràng là dân sự, hoàn toàn là dân sự, nhưng mà chưa
làm hết con đường thưa kiện về dân sự như là đưa ra tòa án rồi xét xử,
rồi thế này, thế kia.
"Mà
nhất là nhà nước Việt Nam này có việc gì cũng phải có Ban Dân vận, có
Mặt Trận Tổ Quốc đi vào vận động thế này, thế kia, chưa làm tất cả những
chuyện đó.
"Cho nên vấn đề sử dụng lực lượng vũ trang trong trường hợp như thế là đòi hỏi cần phải sử dụng lực lượng vũ trang không?
"Ở
trong đất nước Việt Nam khi mà có chiến tranh, thì người ta sử dụng lực
lượng vũ trang, thế còn đây đương hòa bình mà sử dụng lực lượng vũ
trang như thế, đến chết người như thế, rồi chết là lính không chết mà
chết ba ông sỹ quan, mà chết (cháy) đen như thế.
"Thì rõ ràng có một bài của Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Xuân Phú đã viết và phân tích, tôi cho là rất sâu sắc,
"Đó
là một bài mà những câu hỏi đặt ra của Giáo sư, nhà nước và các cơ quan
có thẩm quyền cũng cần phải trả lời chứ không thể làm thinh được..."
"Tôi
cho rằng nếu không chứng minh được là đây là một cuộc tạm gọi là cuộc
bạo loạn, cướp chính quyền, một cuộc là thế nào đó giữa thủ đô mà cần
phải sử dụng lực lượng vũ trang để mà đè bẹp xuống, dập xuống, thì nếu
không có trường hợp đó mà dùng lực lượng vũ trang, đó là hoạt động rất
không bình thường.
Ở
Việt Nam, chỉ có bạo loạn, cướp chính quyền mà như vậy may ra mới có
thể xảy ra trường hợp (tập kích) đó, chứ còn bình thường không ai chấp
nhận dùng lực lượng vũ trang như thế cả
"Bởi
vì chưa dùng hết tất cả những công cụ mà nhà nước này, đảng này thường
hay nói là phải vận động cho nhân dân, làm cho dân hiểu, cái đó chính là
cái 'Xã hội Chủ nghĩa', xã hội chủ nghĩa là không làm gì bạo lực, mà
phải vận động cho quần chúng đồng thuận, thuyết phục quần chúng, thì đây
là chuyện không bình thường.
"Cho
nên tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần là phải trả lời cho được là tại làm
sao cần phải dùng lực lượng vũ trang mà hành động mạnh mẽ nửa đêm như
thế?
"Còn
nếu mà đem để xây bức tường đó thì có cần thiết phải làm như thế không?
Bây giờ có nhiều nguồn tin lắm, nhưng mà không kiểm chứng, cho nên
không thể nói được, tôi chỉ nói đến mức như thế thôi."
Vụ Đồng Tâm: Cách hành xử như thời Trung Cổ, Lãnh đạo "không thể làm thinh mãi" |
'Mô hình giải quyết ổn chưa?'
Bình
luận về mô hình giải quyết vụ việc được cho là có tính chất tranh chấp
dân sự, qua sự kiện tập kích Đồng Tâm đêm 08/01 rạng sáng ngày 09/01,
Luật sư Thuận nói:
"Câu
chuyện đó người ta đã nói nhiều, thường ở Việt Nam có hai con đường.
Hiện giờ có nhiều con đường, nhưng hai con đường rõ nhất là đi vào khiếu
nại, giải quyết của nhà nước có sự giúp đỡ của cơ quan thanh tra, rồi
nhà nước giải quyết, rồi kiện lên Thủ tướng.
"Thì
rõ ràng vụ khiếu nại, vụ kiện này là chỉ có thấy Thanh tra Chính phủ
trả lời, qua báo chí, chỉ có thanh tra trả lời, chứ chưa thấy ông Thủ
tướng trả lời là thế này, thế kia.
"Nếu mà như vậy cũng chưa cần thiết phải dùng bạo lực.
"Còn một con đường nữa là ra tòa.
"Ra tòa thì người ta cưỡng chế, người ta cưỡng chế thì cũng không cần gì phải dùng đến bạo lực.
"Cưỡng chế là lực lượng công an giữ trật tự thôi, chứ đâu có làm như thế.
"Cho
nên cái câu hỏi là tại làm sao mà phải dùng lực lượng vũ trang mà xông
vào nửa đêm như thế để, mà vào trong khu xóm mà yên lành như thế, thì
cái đó là câu hỏi mà chưa có câu trả lời.
Nhưng
vụ ông Kình giữa thủ đô, có cần tấn công ban đêm và có cần phải bắt
người, rồi mổ bụng người ta ra như thế hay không? Đó là câu chuyện mà
nghe nó, người Việt Nam dùng chữ là rất nhẫn tâm
"Cho
nên ở Việt Nam, chỉ có bạo loạn, cướp chính quyền mà như vậy may ra mới
có thể xảy ra trường hợp (tập kích) đó, chứ còn bình thường không ai
chấp nhận dùng lực lượng vũ trang như thế cả."
'Phải đưa ra Quốc hội'
Theo cựu quan chức Văn phòng Quốc hội này, vụ việc tập kích và bố ráp Đồng Tâm hôm 09/01 cần phải được đưa ra Quốc hội Việt Nam:
"Tôi
cho rằng đã đến lúc phải đưa ra trước Quốc hội và báo cáo cho toàn thể
nhân dân người ta biết bên trong là gì? Nguyên thế nào? Cái nào đúng,
cái nào không đúng, cái nào phù hợp?
"Đó là câu chuyện không thể để yên được, cho nên bây giờ mọi việc có thời gian để mà trầm tư lại.
Đồng Tâm: Vì sao Quốc hội VN cần "vào cuộc điều tra"?
"Người
ta nói rằng qua vụ AVG, Tổng Bí thư hay nói rằng giải quyết như thế mới
hay, giải quyết như thế mới nhân văn thế này, thế kia.
"Nhưng mà tại sao ông Lê Đình Kình lại đem 'mổ bụng' ông là thế nào? Tấn công vào ban đêm là thế nào?
"So với vụ AVG thì mấy ngàn tỷ đồng, có nhiều người gần như là tha bổng, thì như vậy là 'nhân văn'.
"Nhưng vụ ông Kình giữa thủ đô, có cần tấn công ban đêm và có cần phải bắt người, rồi mổ bụng người ta ra như thế hay không?
"Đó là câu chuyện mà nghe nó, người Việt Nam dùng chữ là rất nhẫn tâm."
'Cảm thấy rùng rợn'
Nhìn
thấy ông Kình chết và nhìn thấy ông bị phanh thây, mổ bụng ra, người ta
nhìn thấy, người ta cảm thấy rùng rợn. Người ta nghĩ rằng chỉ có thời
Trung Cổ thôi. Thời bây giờ không ai làm thế!
Bình
luận về cái chết của ông Lê Đình Kình, một trong bốn người bị thiệt
mạng trong vụ tập kích theo công bố tới nay từ nguồn của chính quyền và
công an Việt Nam, Luật sư Thuận nói:
"Nhìn thấy ông Kình chết và nhìn thấy ông bị phanh thây, mổ bụng ra, người ta nhìn thấy, người ta cảm thấy rùng rợn.
"Người ta nghĩ rằng chỉ có thời Trung Cổ thôi. Thời bây giờ không ai làm thế!"
Luật
sư Thuận cũng cho biết thêm rằng lẽ ra ông không muốn phát biểu, bình
luận vụ việc vì đã có nhiều người đề cập rồi, nhưng tới nay đã hơn hai
tháng, dư luận vẫn còn nhiều câu hỏi và chưa thỏa mãn với các lý giải,
thông tin đưa ra của chính quyền, và lãnh đạo nhà nước và đảng Cộng sản,
Quốc hội, chính phủ v.v.... chưa có ý kiến gì, nên ông 'buộc lòng' phải
lên tiếng.
"Hai tháng, ba tháng rồi, đảng và nhà nước phải ra giải thích cho được tại sao lại sử dụng lực vũ trang như thế.
"Bản
thân tôi không thấy thuyết phục, không thấy nghe theo được, đó là một
câu chuyện đáng buồn," nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực văn phòng Quốc
hội nói với BBC News Tiếng Việt hôm 11 tháng Ba.
(BBC)
Không có nhận xét nào