Thông
tin Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch được báo chí trong nước loan tải
đang gây nhiều tranh cãi. Có người bảo rằng từ “Việt kiều” bị dùng
sai, có người bảo rằng đưa tin như thế là ‘mị dân’!
Người dân trở về từ Đài Loan hôm 3/3/2020 đến sân bay Nội Bài, Hà Nội. |
Ngay khi dịch bệnh bùng
phát ở khắp nơi trên thế giới, chính phủ nhiều quốc gia kêu gọi công
dân nước họ trở về quê nhà đề phòng tuyến đường hàng không bị cắt. Mục
tiêu nhằm bảo vệ dân nước mình.
Trong
khi đó, báo chí trong nước có những bài viết và thông tin như “Việt
kiều đổ bộ về nước 'trốn dịch',...”; “Lượng khách tại sân bay Tân Sơn
Nhất giảm đáng kể. Phần lớn khách hiện nay là Việt kiều từ các quốc gia
trên thế giới về nước”...
Nhiều
người Việt định cư ở nước ngoài bày tỏ trên mạng xã hội rằng, chẳng có
người nước ngoài gốc Việt nào trở về nước tránh dịch cả. Những người
trở về là du học sinh, người đi xuất khẩu lao động hoặc những Việt kiều
thật sự trở về vì có việc cần thiết chứ không phải về tránh dịch.
Theo
giải thích của nhà báo Nguyễn Ngọc Già, chữ ‘kiều’ có nghĩa là ‘cầu’.
Việt kiều là chiếc cầu nối giữa những người Việt trên thế giới với quê
hương. Họ là những người ra nước ngoài, tiếp thu những cái hay, cái
đẹp, cái tinh hoa về giúp cho quê hương. Không thể gọi những du học
sinh, những người đi lao động xuất khẩu trở về là Việt kiều được. Phải
làm cho rõ, đừng dùng từ Việt kiều một cách theo ông là ‘hời hợt’ như
vậy.
Ông
cho rằng cho báo chí gọi chung là “Việt kiều” như vậy là ý đồ mị dân
do trước đây từng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước chung tay
chống dịch. Họ cố bày cho người dân thấy sự thành công của mình.
Bà Trần Thanh Hà, hiện đang làm việc tại Bộ Lao Động Mỹ, nêu cảm nghĩ của mình khi nghe tin Việt kiều về nước tránh dịch:
“Lúc
bình thường còn không về vì ở Việt Nam đâu có an toàn. Bây giờ dịch
bệnh vậy lại càng không dám. Vé về Việt Nam lúc chưa đóng cửa rẻ rề có
ai về đâu?
Tui
nghĩ chính quyền phải sửa lại cách nói. Tại sao họ lại dùng chữ Việt
kiều? Hoàn toàn không đúng. Chỉ những du học sinh hay những người qua
đây đi làm là trở về vì hãng xưởng đóng cửa, không kiếm ra tiền nữa.”
Theo
báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), trong năm học
2018-2019, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ là hơn 30,680 đủ mọi cấp độ.
Riêng sinh viên bậc đại học gần 24.400.
Con
số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ
khắp thế giới là khoảng 500.000 người, tính đến tháng 10/2019, theo
thông tin từ Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà tại một Hội nghị truyền thông về
xuất khẩu lao động do Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tạp chí Lao
động và Xã hội tổ chức tại Quảng Ninh năm ngoái.
Bà
Nguyễn Kim Thùy có con trai du học ở thành phố Seattle thuộc tiểu bang
Washington, nơi bùng phát dịch bệnh sớm nhất, cũng là nơi công bố tình
trạng khẩn cấp sớm nhất (2/3) nói với RFA rằng, cô không tin Việt Nam
là nơi an toàn vì thông tin bị bưng bít. Cô không tin con số 17 ca chữa
hết, cả nước không có ai tử vong vì virus corona. Cô quyết định để con
ở lại Hoa Kỳ:
“Con trai tôi đang du học ở Seattle,
nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên mà tôi còn không cho về. Nó có bảo
hiểm y tế. Hệ thống y tế bên Mỹ tốt hơn Việt Nam gấp bao nhiêu lần. Con
tôi còn không về, Việt kiều nào mà về?
Những người về theo tôi biết toàn là những du học sinh, vì bạn con tôi về gần hết.”
Hôm
19/3/2020, tạp chí Time đăng câu chuyện của bệnh nhân tên Danni Askini
ở Boston. Cô kể rằng cô bị nhiễm virus corona chủng mới. Ngày xuất
viện, cô tá hỏa khi nhìn tờ hóa đơn gần 35.000 USD. Nguyên nhân là cô
không có bảo hiểm y tế. Câu chuyện được báo chí trong nước loan tải, và
được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội với mục đích giá chữa chữa
COVID-19 ở Hoa Kỳ rất cao, nhưng dường như nhiều người quên yếu tố bảo
hiểm y tế.
Cô
Diana Nguyễn, nhân viên chụp X-quang tại Fort Belvoir Community
Hospital khẳng định cô không bo giồ có ý định về Việt Nam tránh dịch:
“Tôi
từng về Việt Nam thăm mẹ chồng bị ung thư. Tôi thấy tình hình chăm sóc
người bệnh cũng như máy móc trong nhà thương đa số rất lạc hậu. Những
nhà thương cao cấp thì có khác nhưng đâu phải ai cũng có khả năng vô.
Nếu dịch bùng phát thì tôi sợ họ không kiêm nổi. Đọc báo tôi thấy họ
kêu gọi người dân trong và ngoài nước đóng góp, vậy ngân sách họ đâu có
đủ?
Bên
này chính phủ lo cho dân, đâu có xin tiền dân như vậy. Tui nghĩ Việt
Kiều không ai về hết. Đó là cách nói của cộng sản để mị dân thôi. Về
tới phi trường TSN, hải quan đã trắng trợn xin tiền. Về tránh dịch mà
yên sao?”
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một Việt kiều thực thụ hiện đang ở Việt Nam vì công việc, cho biết ý kiến của ông:
“Nếu
tôi đang ở Mỹ mà tôi có lựa chọn hoặc ở Mỹ hoặc ở Việt Nam thì chắc
chắn là tôi chọn ở lại Mỹ vì dịch vụ y tế Mỹ là hàng đầu thế giới rồi.
Nếu tôi gặp những khó khăn gì ở Mỹ thì chính phủ họ sẽ giúp. Việt Nam
không thể có những điều đó.”
Ông
Hiếu nói thêm rằng, tin hàng nghìn Việt kiều trở về nước tránh dịch
thì làm sao mà kiểm chứng được. Bao nhiêu Việt kiều về thì ông không
chắc nhưng ông chắc chắn người lao động trở về nhiều. Những người trở
về là du học sinh hoặc lao động chân tay, bởi họ biết rằng nếu họ ở
những xứ mà họ không có bảo hiểm, không có những sự trợ giúp của chính
phủ họ có thể lâm vào tình cảnh khó khăn. Nếu họ về Việt Nam thì chính
phủ đón nhận họ.
Một
công dân Úc, ông Hoàng Ngọc Diêu cũng khẳng định không bao giờ về Việt
Nam tránh dịch vì hai ký do: Thứ nhất, Việt Nam sát vách Trung Quốc
nên rủi ro cao. Thứ hai, y tế và phòng chống dịch tễ của Việt Nam rất
mơ hồ qua những con số bị giấu diếm.
(RFA)
Không có nhận xét nào