Thứ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh
Long hôm 16/3 tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan và Trưởng
đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam Kydong Park, bàn về hợp tác
trong chống dịch Covid-19.
Quân đội Việt Nam tẩy trùng đường phố 7/3/2020 |
Tại
cuộc gặp, vị thứ trưởng đề nghị phía Hàn Quốc chia sẻ bài học kinh
nghiệm về việc xét nghiệm cùng lúc số lượng lớn mẫu bệnh phẩm, đồng thời
đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ “các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang
thiết bị xét nghiệm”, theo một số báo Việt Nam như Gia Đình và Xã Hội,
Kenh14.vn, v.v…
Chỉ
hơn 1 tuần trước, Báo Chính Phủ của Việt Nam loan tin hôm 5/3 rằng Việt
Nam có thể sản xuất “10.000 bộ kit phát hiện Covid-19 mỗi ngày”, và khi
cần huy động có thể tăng công suất “lên 3 lần”.
“Năng
lực sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc hỗ trợ quốc tế”, tờ
báo cho hay, dẫn lại các tuyên bố của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
Giờ
đây, tin về việc Việt Nam đề nghị Hàn Quốc giúp cung cấp bộ kit xét
nghiệm đang làm nhiều người đặt câu hỏi thực hư việc Việt Nam nói có thể
tự sản xuất bộ xét nghiệm là gì.
Một
tiến sĩ, bác sỹ từng là cục trưởng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
không muốn nêu danh tính nói với VOA rằng ngay từ khi Bộ KH-CN công bố
bộ xét nghiệm của Việt Nam, ông đã chất vấn các đồng nghiệp tại bộ đó,
cũng như bình luận với họ rằng việc công bố là “hơi sớm, hơi vội vàng”.
Một
chuyên gia khác làm việc cho một tổ chức y tế phương Tây có văn phòng ở
Hà Nội giải thích với VOA rằng phía Việt Nam có năng lực sản xuất các
kit xét nghiệm, nhưng còn phụ thuộc vào một số sinh phẩm của nước ngoài.
Theo
tìm hiểu của VOA, Viện Nghiên cứu Y học Quân sự và Công ty Việt Á của
Việt Nam khẳng định họ “có năng lực cung ứng 10.000 test [dụng cụ kiểm
tra]/ngày”. Nhà sản xuất này được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng mỗi test
của họ dùng để kiểm tra cho 1 người, thời gian cho kết quả, bao gồm cả
thời gian chuẩn bị bệnh phẩm, là “2 giờ”.
Từ
thông tin chuyên môn được Việt Nam trao đổi cởi mở với các cơ quan y tế
quốc tế, chuyên gia của tổ chức phương Tây không muốn nêu tên cho VOA
biết rằng trên thực tế việc sản xuất test kit ở Việt Nam mới đang trong
“giai đoạn thử nghiệm”, khoảng 5.000 bộ/ngày, và năng lực sản xuất hàng
loạt “chưa được khẳng định”.
Chuyên
gia này nói trong số các sinh phẩm cần thiết để làm ra bộ xét nghiệm,
phía Việt Nam có thể làm “một số” chứ không phải toàn bộ, và vẫn cần mua
các sinh phẩm còn thiếu từ nước ngoài.
“Ví
dụ, họ có thể sản xuất được primer [một vùng được chọn trong mã di
truyền của virus], probe [đầu dò/mồi], nhưng họ vẫn phải mua enzyme và
chất để tách chiết RNA của virus từ nước ngoài”, chuyên gia nói với VOA.
Vẫn
chuyên gia này lưu ý với VOA rằng hiện nay chưa có sinh phẩm nào trên
thế giới được các tổ chức uy tín như FDA (Cục Quản lý Thực phẩm-Dược
phẩm Mỹ) đánh giá, xác nhận đầy đủ về độ nhạy và độ đặc hiệu trong xét
nghiệm Covid-19, kể cả sản phẩm của công ty Việt Á của Việt Nam.
Trong
bối cảnh như vậy, “không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam vẫn đề nghị các
bên nước ngoài như CDC Mỹ (Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Mỹ), WHO (Tổ
chức Y tế Thế giới), Hàn Quốc hay các nhà tài trợ khác giúp đỡ”, chuyên
gia đưa ra bình luận.
Tính đến 20h30 ngày 16/3, Việt Nam có tổng cộng 61 ca nhiễm Covid-19.
(VOA)
Không có nhận xét nào