Thời gian gần đây, một tờ báo trong nước là VnExpress đã đăng tải hai bài khá “nhạy cảm” khi công khai cho biết sự thật ở Trung Quốc là dân rất phẫn nộ với đảng cộng sản Trung Quốc trong việc xử lý dịch bệnh Covid-19. Bài thứ nhất có đựa đề: “Người Vũ Hán la hét khi Phó Thủ tướng tới thăm” và bài thứ hai là: “Bí thư Vũ Hán hứng chỉ trích“.
Phản đối hệ thống kiểm duyệt
Cả hai bài báo trên VnExpress có một điểm chung là đều cho thấy hệ thống kiểm duyệt hà khắc, thậm chí tàn bạo, của đảng cộng sản Trung Quốc. Những bình luận người dân phản đối năng lực yếu kém của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đều bị xóa ngay. Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”, người dân Trung Quốc vẫn tìm ra được nhiều cách vượt qua được hệ thống kiểm duyệt tinh vi để lan truyền các clip.
Điều thú vị là chế độ chính trị độc đảng toàn trị và hệ thống kiểm duyệt của Cộng sản Việt Nam cũng giống hệt Trung Quốc. Qua việc đăng lại một bình luận của người dân Trung Quốc, có cảm giác như báo VnExpress muốn lên tiếng yêu cầu Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam, chấm dứt kiểm duyệt báo chí: “Chúng ta có thể giải quyết các vấn đề bằng cách không che đậy chúng… Chúng ta phải đối mặt với các vấn đề một cách thực tế để có được sự thấu hiểu và ủng hộ từ quần chúng”.
Đảng cộng sản Việt Nam luôn huênh hoang là họ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận của người dân, thậm chí họ còn ghi hẳn vào Hiến pháp quyền cơ bản này của dân. Họ luôn phủ định cáo buộc họ là một trong những quốc gia kiểm duyệt báo chí nặng nề nhất thế giới. Nhưng chỉ cần VnExpress đăng một bài thực tế về tình hình kiểm duyệt ở Trung Quốc là người dân Việt Nam có thể tự suy ra được tình hình bóp nghẹt tự do ngôn luận ở Việt Nam như thế nào.
Giới cai trị ở Việt Nam và Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định trong quá khứ là “Việt Nam và Trung Quốc… đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng”. (Trích thông cáo chung của Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình ngày 15/1/2017).
Lòng dân hai nước đều ghét cộng sản
Virus corona đã phơi bày năng lực yếu kém, thói “tốt khoe xấu che” của giới cai trị cộng sản Trung Quốc. Chính việc cộng sản Trung Quốc che giấu dịch bệnh, bịt miệng những bác sĩ chính trực như Lý Văn Lượng, khiến người dân càng giận dữ.
Bí thư mới của Vũ Hán là Vương Trung Lâm lại càng đổ thêm dầu vào lửa khi cho rằng người dân Trung Quốc nói chung và Vũ Hán nói riêng, nên “biết ơn” đảng cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình vì đã kiểm soát được dịch bệnh. Thói “nịnh bợ với động cơ không trong sáng” này của ông Vương lại khiến bộ máy kiểm duyệt Trung Quốc rất vất vả để xóa những bình luận giận dữ của người dân.
Cần nhớ, đảng cộng sản Trung Quốc có hệ thống đàn áp có thể nói là tàn bạo nhất thế giới. Họ có thể cầm tù cả triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đàn áp Tây Tạng, đàn áp các trí thức đòi dân chủ như nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba, LS Hứa Chí Vĩnh, GS Hứa Chương Nhuận, bác sĩ Lý Văn Lượng…
Người dân Trung Quốc chỉ có thể có tài khoản mạng xã hội khi cung cấp tên thật, nhưng dường như họ không còn sợ hãi nữa mà sẵn sàng chỉ trích công khai đảng cộng sản. Đó là dấu hiệu rất rõ về lòng dân ở Trung Quốc, giống như một ngọn núi lửa đang bị đè nén và chỉ chực chờ tuôn trào.
Ở Việt Nam cũng thế, sự kiện “bệnh nhân số 21” là ông Nguyễn Quang Thuấn và trước đó, “bệnh nhân số 17” là cô Nguyễn Hồng Nhung có thể là nguồn lây cho nhiều người khác, đã hứng chịu “bão gạch đá” từ cộng đồng mạng. Một doanh nhân giàu có khác là ông Lê Thanh Hà, chủ tịch HĐQT Công ty điện gió PĐ, cũng hứng chịu “gạch đá” tương tự khi ông cho nhân viên dưới quyền đi … cách ly thay.
Những ngôn từ mà người dân sử dụng cho thấy họ căm ghét giới quan chức cộng sản và giới nhà giàu như thế nào. Không khó để thấy những lời bình luận vui mừng của người dân khi họ mong virus corona sẽ lây cho toàn thể giới cai trị.
Thực ra giàu có là một điều tốt. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nhưng ít người tin ở Việt Nam có người làm giàu chân chính mà chỉ giàu có nhờ quan hệ mánh mung với giới cầm quyền cộng sản. Tâm lý ghét người giàu, hay nói đúng hơn là ghét giới cai trị cộng sản và đám người dựa hơi cộng sản để ăn trên ngồi trốc, có thể nói là khá phổ biến ở Việt Nam. Đó là điềm báo hết sức nguy hiểm cho tương lai của giới cai trị ở Việt Nam.
Dấu hiệu rạn nứt và thay đổi?
Việc báo VnExpress đăng những bài báo về sự bất mãn sâu rộng của người dân Trung Quốc đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, cho thấy có sự thay đổi trong thái độ ứng xử với cộng sản Trung Quốc của ít nhất một nhóm người có quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này cũng là bằng chứng cho thấy có sự rạn nứt lớn bên trong nội bộ Cộng sản Việt Nam khi không biết phải kiểm duyệt thông tin như thế nào.
Bản thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chịu sự kiểm duyệt khi báo chí trong nước đồng loạt rút bài về sự việc ông khen bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh, trong đó cô Thanh khen ông Phúc vì có công chống dịch Covid-19. Có nghĩa là, hiện có nhiều phe phái trong nội bộ đảng cộng sản bất đồng với nhau, kể cả Thủ tướng cũng không phải có quyền lực lấn át.
Trong lúc cả nước dồn sức chống dịch Covid-19 với hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tục xuất hiện chỉ đạo chính phủ thì hai nhân vật còn lại trong “tam trụ” là ông Nguyễn Phú Trọng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại đang vắng mặt trên báo chí từ nhiều ngày nay. Ông Trọng xuất hiện lần cuối vào ngày 27/2/2020, còn bà Ngân xuất hiện lần cuối trên báo chí vào ngày 13/2/2020. Dư luận trên mạng xã hội đồn đại về “quốc tang” mà hai nhân vật này vẫn chưa chịu xuất hiện.
Có thể hai nhân vật trên đang mắc bệnh nặng, hoặc họ không dám chường mặt nhận trách nhiệm khi dịch bệnh đang hoành hành. Dù lý do gì, thì họ cũng đang gây bất mãn trong dân và phản ứng tiêu cực từ những đảng viên cộng sản cao cấp khác.
Ngân sách đang nhanh chóng suy kiệt
Rạn nứt nội bộ là một chuyện lớn, một chuyện khác cũng lớn không kém là kinh tế quốc gia và ngân sách nhà nước đang chịu áp lực rất lớn. Do dịch bệnh nên đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Tiền thuế thu được chắc chắn sẽ giảm, trong khi phải chi nhiều hơn để chống dịch.
Các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ và Liên minh châu Âu cũng đang phải hứng chịu dịch bệnh Covid-19. Số ca bệnh tăng cao ở Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức có thể sẽ khiến Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu – Việt Nam mới ký trở nên vô nghĩa trong thời gian tới. Nguồn kiều hối từ Mỹ và châu Âu, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của chế độ CSVN, chắc chắn cũng sẽ bị giảm mạnh.
Ngoài thương chiến Mỹ – Trung có từ trước khi xuất hiện dịch Covid-19, mới đây Saudi Arabia và Nga đã lao vào cuộc chiến giá dầu, đẩy giá dầu xuống thấp kỷ lục. Các chuyên gia dự báo là cuộc chiến giá dầu này sẽ kéo dài vì hai nước trên tìm cách chèn ép cho phá sản ngành dầu đá phiến của Mỹ và tìm cách giành giật thị phần của nhau.
Nhà cầm quyền xây dựng kịch bản cho ngân sách nhà nước với giá dầu trung bình cho năm 2020 là trên 60 Mỹ kim/ thùng, nhưng hiện tại giá dầu đang ở mức trên 30 Mỹ kim/ thùng, khiến thu ngân sách thiếu hụt từ dầu thô.
Cộng sản Việt Nam đến nay vẫn cay cú vì họ cho rằng Mỹ đã “âm mưu” lật đổ chế độ Xô Viết bằng cách làm giảm giá dầu, khiến ngân sách Liên Xô kiệt quệ. Tương tự, với một nền kinh tế do cộng sản Việt Nam điều hành, chủ yếu dựa vào bán tài nguyên thô như dầu hỏa, khoáng sản, than, bán sức lao động giản đơn ở trong nước và nước ngoài qua mỹ từ “xuất khẩu lao động”, bán “cô dâu”… thì một cú sốc kinh tế và giá dầu rất có thể sẽ khiến cộng sản Việt Nam đi theo chân cộng sản Liên Xô.
Không có lòng dân và không có tiền, đảng cộng sản Việt Nam nên chuẩn bị cho những ngày cuối của họ trong một tương lai không xa.
Tiếng Dân
Bà Tôn Xuân Lan (phải), Phó thủ tướng TQ, đi thị sát thành phố Vũ Hán hôm 2/2. Ảnh: Tân hoa xã |
Phản đối hệ thống kiểm duyệt
Cả hai bài báo trên VnExpress có một điểm chung là đều cho thấy hệ thống kiểm duyệt hà khắc, thậm chí tàn bạo, của đảng cộng sản Trung Quốc. Những bình luận người dân phản đối năng lực yếu kém của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đều bị xóa ngay. Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”, người dân Trung Quốc vẫn tìm ra được nhiều cách vượt qua được hệ thống kiểm duyệt tinh vi để lan truyền các clip.
Điều thú vị là chế độ chính trị độc đảng toàn trị và hệ thống kiểm duyệt của Cộng sản Việt Nam cũng giống hệt Trung Quốc. Qua việc đăng lại một bình luận của người dân Trung Quốc, có cảm giác như báo VnExpress muốn lên tiếng yêu cầu Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam, chấm dứt kiểm duyệt báo chí: “Chúng ta có thể giải quyết các vấn đề bằng cách không che đậy chúng… Chúng ta phải đối mặt với các vấn đề một cách thực tế để có được sự thấu hiểu và ủng hộ từ quần chúng”.
Đảng cộng sản Việt Nam luôn huênh hoang là họ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận của người dân, thậm chí họ còn ghi hẳn vào Hiến pháp quyền cơ bản này của dân. Họ luôn phủ định cáo buộc họ là một trong những quốc gia kiểm duyệt báo chí nặng nề nhất thế giới. Nhưng chỉ cần VnExpress đăng một bài thực tế về tình hình kiểm duyệt ở Trung Quốc là người dân Việt Nam có thể tự suy ra được tình hình bóp nghẹt tự do ngôn luận ở Việt Nam như thế nào.
Giới cai trị ở Việt Nam và Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định trong quá khứ là “Việt Nam và Trung Quốc… đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng”. (Trích thông cáo chung của Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình ngày 15/1/2017).
Lòng dân hai nước đều ghét cộng sản
Virus corona đã phơi bày năng lực yếu kém, thói “tốt khoe xấu che” của giới cai trị cộng sản Trung Quốc. Chính việc cộng sản Trung Quốc che giấu dịch bệnh, bịt miệng những bác sĩ chính trực như Lý Văn Lượng, khiến người dân càng giận dữ.
Bí thư mới của Vũ Hán là Vương Trung Lâm lại càng đổ thêm dầu vào lửa khi cho rằng người dân Trung Quốc nói chung và Vũ Hán nói riêng, nên “biết ơn” đảng cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình vì đã kiểm soát được dịch bệnh. Thói “nịnh bợ với động cơ không trong sáng” này của ông Vương lại khiến bộ máy kiểm duyệt Trung Quốc rất vất vả để xóa những bình luận giận dữ của người dân.
Cần nhớ, đảng cộng sản Trung Quốc có hệ thống đàn áp có thể nói là tàn bạo nhất thế giới. Họ có thể cầm tù cả triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đàn áp Tây Tạng, đàn áp các trí thức đòi dân chủ như nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba, LS Hứa Chí Vĩnh, GS Hứa Chương Nhuận, bác sĩ Lý Văn Lượng…
Người dân Trung Quốc chỉ có thể có tài khoản mạng xã hội khi cung cấp tên thật, nhưng dường như họ không còn sợ hãi nữa mà sẵn sàng chỉ trích công khai đảng cộng sản. Đó là dấu hiệu rất rõ về lòng dân ở Trung Quốc, giống như một ngọn núi lửa đang bị đè nén và chỉ chực chờ tuôn trào.
Ở Việt Nam cũng thế, sự kiện “bệnh nhân số 21” là ông Nguyễn Quang Thuấn và trước đó, “bệnh nhân số 17” là cô Nguyễn Hồng Nhung có thể là nguồn lây cho nhiều người khác, đã hứng chịu “bão gạch đá” từ cộng đồng mạng. Một doanh nhân giàu có khác là ông Lê Thanh Hà, chủ tịch HĐQT Công ty điện gió PĐ, cũng hứng chịu “gạch đá” tương tự khi ông cho nhân viên dưới quyền đi … cách ly thay.
Những ngôn từ mà người dân sử dụng cho thấy họ căm ghét giới quan chức cộng sản và giới nhà giàu như thế nào. Không khó để thấy những lời bình luận vui mừng của người dân khi họ mong virus corona sẽ lây cho toàn thể giới cai trị.
Thực ra giàu có là một điều tốt. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nhưng ít người tin ở Việt Nam có người làm giàu chân chính mà chỉ giàu có nhờ quan hệ mánh mung với giới cầm quyền cộng sản. Tâm lý ghét người giàu, hay nói đúng hơn là ghét giới cai trị cộng sản và đám người dựa hơi cộng sản để ăn trên ngồi trốc, có thể nói là khá phổ biến ở Việt Nam. Đó là điềm báo hết sức nguy hiểm cho tương lai của giới cai trị ở Việt Nam.
Dấu hiệu rạn nứt và thay đổi?
Việc báo VnExpress đăng những bài báo về sự bất mãn sâu rộng của người dân Trung Quốc đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, cho thấy có sự thay đổi trong thái độ ứng xử với cộng sản Trung Quốc của ít nhất một nhóm người có quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này cũng là bằng chứng cho thấy có sự rạn nứt lớn bên trong nội bộ Cộng sản Việt Nam khi không biết phải kiểm duyệt thông tin như thế nào.
Bản thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chịu sự kiểm duyệt khi báo chí trong nước đồng loạt rút bài về sự việc ông khen bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh, trong đó cô Thanh khen ông Phúc vì có công chống dịch Covid-19. Có nghĩa là, hiện có nhiều phe phái trong nội bộ đảng cộng sản bất đồng với nhau, kể cả Thủ tướng cũng không phải có quyền lực lấn át.
Trong lúc cả nước dồn sức chống dịch Covid-19 với hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tục xuất hiện chỉ đạo chính phủ thì hai nhân vật còn lại trong “tam trụ” là ông Nguyễn Phú Trọng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại đang vắng mặt trên báo chí từ nhiều ngày nay. Ông Trọng xuất hiện lần cuối vào ngày 27/2/2020, còn bà Ngân xuất hiện lần cuối trên báo chí vào ngày 13/2/2020. Dư luận trên mạng xã hội đồn đại về “quốc tang” mà hai nhân vật này vẫn chưa chịu xuất hiện.
Có thể hai nhân vật trên đang mắc bệnh nặng, hoặc họ không dám chường mặt nhận trách nhiệm khi dịch bệnh đang hoành hành. Dù lý do gì, thì họ cũng đang gây bất mãn trong dân và phản ứng tiêu cực từ những đảng viên cộng sản cao cấp khác.
Ngân sách đang nhanh chóng suy kiệt
Rạn nứt nội bộ là một chuyện lớn, một chuyện khác cũng lớn không kém là kinh tế quốc gia và ngân sách nhà nước đang chịu áp lực rất lớn. Do dịch bệnh nên đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Tiền thuế thu được chắc chắn sẽ giảm, trong khi phải chi nhiều hơn để chống dịch.
Các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ và Liên minh châu Âu cũng đang phải hứng chịu dịch bệnh Covid-19. Số ca bệnh tăng cao ở Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức có thể sẽ khiến Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu – Việt Nam mới ký trở nên vô nghĩa trong thời gian tới. Nguồn kiều hối từ Mỹ và châu Âu, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của chế độ CSVN, chắc chắn cũng sẽ bị giảm mạnh.
Ngoài thương chiến Mỹ – Trung có từ trước khi xuất hiện dịch Covid-19, mới đây Saudi Arabia và Nga đã lao vào cuộc chiến giá dầu, đẩy giá dầu xuống thấp kỷ lục. Các chuyên gia dự báo là cuộc chiến giá dầu này sẽ kéo dài vì hai nước trên tìm cách chèn ép cho phá sản ngành dầu đá phiến của Mỹ và tìm cách giành giật thị phần của nhau.
Nhà cầm quyền xây dựng kịch bản cho ngân sách nhà nước với giá dầu trung bình cho năm 2020 là trên 60 Mỹ kim/ thùng, nhưng hiện tại giá dầu đang ở mức trên 30 Mỹ kim/ thùng, khiến thu ngân sách thiếu hụt từ dầu thô.
Cộng sản Việt Nam đến nay vẫn cay cú vì họ cho rằng Mỹ đã “âm mưu” lật đổ chế độ Xô Viết bằng cách làm giảm giá dầu, khiến ngân sách Liên Xô kiệt quệ. Tương tự, với một nền kinh tế do cộng sản Việt Nam điều hành, chủ yếu dựa vào bán tài nguyên thô như dầu hỏa, khoáng sản, than, bán sức lao động giản đơn ở trong nước và nước ngoài qua mỹ từ “xuất khẩu lao động”, bán “cô dâu”… thì một cú sốc kinh tế và giá dầu rất có thể sẽ khiến cộng sản Việt Nam đi theo chân cộng sản Liên Xô.
Không có lòng dân và không có tiền, đảng cộng sản Việt Nam nên chuẩn bị cho những ngày cuối của họ trong một tương lai không xa.
Tiếng Dân
Không có nhận xét nào