Suốt hơn tháng nay chuyện được nhiều người quan tâm là dịch Covid-19, gặp nhau, ngồi đâu người ta cũng nói về Covid-19. Tin tức về dịch bệnh nầy được truyền thông cập nhật liên tục, số nước, số người mắc bệnh, chết vì bệnh tăng dần, chưa có thống kê cuối cùng.
Điều nầy cho thấy độ lây lan, phát tán của nó đang tiến triển nhanh và mạnh. Một số quan chức cao cấp, phó tổng thống, dân biểu quốc hội, của một số nước, chắc chắn được bảo vệ an toàn tối đa về mặt y tế, cũng vướng Covid-19.
Không phải là chuyên gia, người ta cũng biết dịch nầy còn tác động xấu đến nhiều ngành sinh hoạt. Các cuộc vui chơi, giải trí vắng người. Kinh tế, sản xuất bị đình đốn. VTV lúc 19 giờ ngày 2.3.2020 cho biết, hệ thống ngân hàng chi 250 ngàn tỷ (10 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ doanh nghiệp. Giáo dục cũng lo. Về ngoại giao, ông Tập Cận Bình phải hoãn chuyến thăm Nhật sắp tới v.v…
Tình hình dịch hiện nay đáng sợ, không sợ mà học sinh được nghỉ học dài ngày thế nầy, chuyện chưa hề xảy ra trước đây. Người ta đang mong chờ có vắc-xin chống dịch, nhưng chắc còn lâu. Trước mắt là hãy đề phòng, tốt chừng nào hay chừng đó.
Ố là là, quá nhiều hệ lụy xấu. Nhưng mặt khác dịch nầy cũng phơi bày sự thật. Qua dịch, người ta mới thấy sự cần thiết của tự do thông tin. Sự không minh bạch, cố tình che giấu của Vũ Hán ở Trung Quốc đã làm cho tình hình tồi tệ hơn. Mặt khác nó cũng giúp cho mọi người hiểu về TQ hơn (đọc thêm bài “Nhân chuyện con Covid-19 ở Vũ Hán hôm nay: TRUNG CỘNG – NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT TỪ RẤT, RẤT LÂU!” của Lê Phú Khải).
Có người cho đây là cơ hội tốt để kinh tế VN bớt lệ thuộc vào TQ. Chuyện nầy còn “tùy”, nhưng trước mắt rất lo cho cái “tương, liên”, tức “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” (sông núi liền nhau, cùng chung lý tưởng, văn hoá giống nhau, vận mệnh liên quan nhau). Không kỳ thị, nhưng gần người bị dịch, không “cách ly” thì dễ mắc dịch.
Tin vui, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có khả năng lây lan sars-cov-2 (báo Tuổi Trẻ ngày 28.02.2020). Vui thì vui đấy, nhưng vẫn đề cao cảnh giác.
Mỹ, Âu nhiều lần trước đây cũng từng lên tiếng về nhiều vấn đề nhạy cảm của nhiều nước trên thế giới, nhưng được hồi đáp, “phương Tây can thiệp vào nội bộ của họ”, dựa trên các tin xấu, không khách quan … Lần nầy chắc khách quan.
Sự thật về Covid-19-19 là điều cần biết. “Tình hình đang diễn biến phức tạp”, nhưng dù phức tạp đến mấy thì nó vẫn có sự thật. Sự thật của chuyện “ấy” như thế nào? Chuyện “ấy” là chuyện thu hút sự chú ý của nhiều người: Chuyện giết nhau vì tình, tiền, thù hận, tranh quyền đoạt lợi, chuyện những phiên tòa, chuyện giải tỏa, đền bù đất đai đang diễn ra ở nhiều nơi, chuyện dịch Covid-19 v.v… Sự thật về mỗi chuyện chỉ là “X”/ “ không X”, nó “là” chứ không “phải là” theo ý định/ dàn dựng của bất kỳ ai.
Môn “Tập làm văn” để tập cho học sinh biết viết văn, biết diễn tả. Loại “tập làm văn” đầu tiên là “tả chân” (tả thực) tĩnh vật như chiếc bàn, cây đa, dần đến tả động vật như con gà, con mèo… Yêu cầu chính của dạy/ học là dạy/ học sự thật. Sự thật của việc gì, của người nào có thể tốt hay xấu. Nói đúng sự thật, gọi đúng tên, không phải là nói tốt, nói xấu.
Cuộc chiến biên giới Tây-Bắc năm 1979, Trung Quốc đánh Việt Nam, là chuyện thật 100%. Mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nở ra trăm con là chuyện không thật, dù sử sách viết như thế. Để hiểu, đánh giá một việc/ người, người ta cần biết sự thật của việc/ người đó. Nếu không thì sự đánh giá sẽ sai lệch, dẫn đến những sai lầm.
Thầy thuốc cần “bắt mạch” đúng chứng thật của người bệnh mới điều trị có hiệu quả. Ông tòa án phải thông thạo luật, đã đành, nhưng phải hiểu nội tình của vụ việc xét xử mới không oan sai. Hồ Duy Hải bị kết án tử hình oan, may chưa thi hành, vì còn nhiều tình tiết thật bị bỏ qua. Các nhà hoạch định chính sách phải biết hiện trạng thật của nước nhà mới có “cách” phù hợp.
Thông tin, trình bày lại sự việc một cách vô tư, khách quan, tôn trọng người nghe. Tuyên truyền, dẫn suy nghĩ công chúng theo một hướng nào đó mà một số chế độ xưa nay dùng tuyên truyền, áp dụng cách nói nhiều, nói mãi khiến thiên hạ chấp nhận tính chất của vụ việc theo ý mình. Người ta cũng bưng bít hoặc chặn những sự thật bất lợi.
Nửa sự thật không phải là sự thật. Mỗi việc có lịch sử của nó. Ở đây chỉ nói lịch sử theo cách hiểu là lịch sử của đất nước, dân tộc.
Nhân 41 năm (1979-2020) ngày xảy ra chiến tranh biên giới Tây-Bắc giữa Việt Nam-Trung Quốc, báo Giáo Dục VN có đăng bài “Sòng phẳng với lịch sử không phải là kích động hận thù” của cựu Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Tác giả đã viết: “Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử. Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ”.
Ai cũng nhất trí với mấy câu trên. Bà Phó chủ tịch nước nói thế vì lúc ấy bà là một trong những người biết được sự thật của cuộc chiến. Sau đó, có thể, bà cũng đọc đoạn sử liên quan và thấy thật sự nó chưa được nhìn nhận đầy đủ.
Không chỉ lịch sử cuộc chiến Việt-Trung 1979, nói chung lịch sử về các thời kỳ, triều đại, các chế độ, những nhân vật “làm nên lịch sử” cũng phải nhìn nhận với sự thật đầy đủ, nó thế nào thì ghi lại thế ấy. Sách lịch sử cũng kỵ những thêm thắc, những chuyện không thật, hay che đậy sự thật. Nhưng ai, người nào nhìn nhận đầy đủ? Những người có trách nhiệm trước lịch sử, tức là các sử gia.
Nhờ những sách sử quí, những sử gia công minh ta biết đất nước mình như thế nào qua các triều đại, thời kỳ. Sách lịch sử viết không trung thưc làm cho người đọc/ học có ảo giác, không biết điều gì thật, điều gì giả, thương, ghét không công bình và nguy hiểm là đánh giá không chính xác. Viết sử như thế thì trái với chân lý và phản lại dân tộc.
Thỉnh thoảng có những hội thảo, đánh giá lại, làm sáng tỏ một số vấn đề của lịch sử mục đích là trả lại cho lịch sử những gì thuộc về nó. Chuyện kể, giai thoại về việc nầy, ông nọ đã góp phần tạo nên những điều không thật. Nhiều người tin có một ông Khổng Minh tài trí, mưu lược như thần, vì “Tam Quốc diễn nghĩa” đã viết thế. Dẫu sao các mẫu chuyện như vậy là vô thưởng vô phạt, kể cho vui.
Nhưng trong trò chơi “Ai là triệu phú”, một là giảng viên đại học mà không biết “Tự Lực Văn Đoàn” là tổ chức gì. Người “chơi” trả lời hơi tự tin và tự nhiên, đó là một đoàn cải lương Nam Bộ, còn Nhất Linh là ông bầu. Có gì cao siêu, nguy hiểm chỗ nầy đâu, chỉ là kiến thức phổ thông cấp trung học thôi. Giáo dục ơi! Nhưng chả trách cô, chỉ tiếc là cô bị dạy thiếu.
Đất nước, dân tộc nào cũng có lúc thịnh, lúc suy, có thời bình, có thời chiến, có thời thống nhất, có thời phân chia, có thời dân chúng hoan ca, có thời người ta ta thán, có thời luật pháp nghiêm minh, có thời luật là ý của “một người”.
Lịch sử có cả cái tốt, cái xấu. Viết, dạy học sử ghi lại, hiểu những điều nầy. Ca ngợi những thời thịnh trị, biết ơn các vĩ nhân, anh hùng, triều đại đã có công mở nước, làm cho nước nhà vinh quang. Và biết thương dân, thương nước đã ở vào thời kỳ đen tối. Phê phán các triều đại, những người hại dân, hại nước. Viết sự thật và học sự thật lịch sử của đất nước, dù nó hùng tráng hay đau thương, không thể học những giai thoại, chuyện kể.
“Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, câu nhạc của Phạm Duy là tình tự của dân tộc. Lịch sử huy hoàng nhân dân cười. Lịch sử đau buồn nhân dân khóc. Nói ngược lại chắc cũng không sai.
Báo Tiếng Dân
Dịch Covid-19, sự thật và lịch sử |
Điều nầy cho thấy độ lây lan, phát tán của nó đang tiến triển nhanh và mạnh. Một số quan chức cao cấp, phó tổng thống, dân biểu quốc hội, của một số nước, chắc chắn được bảo vệ an toàn tối đa về mặt y tế, cũng vướng Covid-19.
Không phải là chuyên gia, người ta cũng biết dịch nầy còn tác động xấu đến nhiều ngành sinh hoạt. Các cuộc vui chơi, giải trí vắng người. Kinh tế, sản xuất bị đình đốn. VTV lúc 19 giờ ngày 2.3.2020 cho biết, hệ thống ngân hàng chi 250 ngàn tỷ (10 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ doanh nghiệp. Giáo dục cũng lo. Về ngoại giao, ông Tập Cận Bình phải hoãn chuyến thăm Nhật sắp tới v.v…
Tình hình dịch hiện nay đáng sợ, không sợ mà học sinh được nghỉ học dài ngày thế nầy, chuyện chưa hề xảy ra trước đây. Người ta đang mong chờ có vắc-xin chống dịch, nhưng chắc còn lâu. Trước mắt là hãy đề phòng, tốt chừng nào hay chừng đó.
Ố là là, quá nhiều hệ lụy xấu. Nhưng mặt khác dịch nầy cũng phơi bày sự thật. Qua dịch, người ta mới thấy sự cần thiết của tự do thông tin. Sự không minh bạch, cố tình che giấu của Vũ Hán ở Trung Quốc đã làm cho tình hình tồi tệ hơn. Mặt khác nó cũng giúp cho mọi người hiểu về TQ hơn (đọc thêm bài “Nhân chuyện con Covid-19 ở Vũ Hán hôm nay: TRUNG CỘNG – NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT TỪ RẤT, RẤT LÂU!” của Lê Phú Khải).
Có người cho đây là cơ hội tốt để kinh tế VN bớt lệ thuộc vào TQ. Chuyện nầy còn “tùy”, nhưng trước mắt rất lo cho cái “tương, liên”, tức “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” (sông núi liền nhau, cùng chung lý tưởng, văn hoá giống nhau, vận mệnh liên quan nhau). Không kỳ thị, nhưng gần người bị dịch, không “cách ly” thì dễ mắc dịch.
Tin vui, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có khả năng lây lan sars-cov-2 (báo Tuổi Trẻ ngày 28.02.2020). Vui thì vui đấy, nhưng vẫn đề cao cảnh giác.
Mỹ, Âu nhiều lần trước đây cũng từng lên tiếng về nhiều vấn đề nhạy cảm của nhiều nước trên thế giới, nhưng được hồi đáp, “phương Tây can thiệp vào nội bộ của họ”, dựa trên các tin xấu, không khách quan … Lần nầy chắc khách quan.
Sự thật về Covid-19-19 là điều cần biết. “Tình hình đang diễn biến phức tạp”, nhưng dù phức tạp đến mấy thì nó vẫn có sự thật. Sự thật của chuyện “ấy” như thế nào? Chuyện “ấy” là chuyện thu hút sự chú ý của nhiều người: Chuyện giết nhau vì tình, tiền, thù hận, tranh quyền đoạt lợi, chuyện những phiên tòa, chuyện giải tỏa, đền bù đất đai đang diễn ra ở nhiều nơi, chuyện dịch Covid-19 v.v… Sự thật về mỗi chuyện chỉ là “X”/ “ không X”, nó “là” chứ không “phải là” theo ý định/ dàn dựng của bất kỳ ai.
Môn “Tập làm văn” để tập cho học sinh biết viết văn, biết diễn tả. Loại “tập làm văn” đầu tiên là “tả chân” (tả thực) tĩnh vật như chiếc bàn, cây đa, dần đến tả động vật như con gà, con mèo… Yêu cầu chính của dạy/ học là dạy/ học sự thật. Sự thật của việc gì, của người nào có thể tốt hay xấu. Nói đúng sự thật, gọi đúng tên, không phải là nói tốt, nói xấu.
Cuộc chiến biên giới Tây-Bắc năm 1979, Trung Quốc đánh Việt Nam, là chuyện thật 100%. Mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nở ra trăm con là chuyện không thật, dù sử sách viết như thế. Để hiểu, đánh giá một việc/ người, người ta cần biết sự thật của việc/ người đó. Nếu không thì sự đánh giá sẽ sai lệch, dẫn đến những sai lầm.
Thầy thuốc cần “bắt mạch” đúng chứng thật của người bệnh mới điều trị có hiệu quả. Ông tòa án phải thông thạo luật, đã đành, nhưng phải hiểu nội tình của vụ việc xét xử mới không oan sai. Hồ Duy Hải bị kết án tử hình oan, may chưa thi hành, vì còn nhiều tình tiết thật bị bỏ qua. Các nhà hoạch định chính sách phải biết hiện trạng thật của nước nhà mới có “cách” phù hợp.
Thông tin, trình bày lại sự việc một cách vô tư, khách quan, tôn trọng người nghe. Tuyên truyền, dẫn suy nghĩ công chúng theo một hướng nào đó mà một số chế độ xưa nay dùng tuyên truyền, áp dụng cách nói nhiều, nói mãi khiến thiên hạ chấp nhận tính chất của vụ việc theo ý mình. Người ta cũng bưng bít hoặc chặn những sự thật bất lợi.
Nửa sự thật không phải là sự thật. Mỗi việc có lịch sử của nó. Ở đây chỉ nói lịch sử theo cách hiểu là lịch sử của đất nước, dân tộc.
Nhân 41 năm (1979-2020) ngày xảy ra chiến tranh biên giới Tây-Bắc giữa Việt Nam-Trung Quốc, báo Giáo Dục VN có đăng bài “Sòng phẳng với lịch sử không phải là kích động hận thù” của cựu Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Tác giả đã viết: “Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử. Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ”.
Ai cũng nhất trí với mấy câu trên. Bà Phó chủ tịch nước nói thế vì lúc ấy bà là một trong những người biết được sự thật của cuộc chiến. Sau đó, có thể, bà cũng đọc đoạn sử liên quan và thấy thật sự nó chưa được nhìn nhận đầy đủ.
Không chỉ lịch sử cuộc chiến Việt-Trung 1979, nói chung lịch sử về các thời kỳ, triều đại, các chế độ, những nhân vật “làm nên lịch sử” cũng phải nhìn nhận với sự thật đầy đủ, nó thế nào thì ghi lại thế ấy. Sách lịch sử cũng kỵ những thêm thắc, những chuyện không thật, hay che đậy sự thật. Nhưng ai, người nào nhìn nhận đầy đủ? Những người có trách nhiệm trước lịch sử, tức là các sử gia.
Nhờ những sách sử quí, những sử gia công minh ta biết đất nước mình như thế nào qua các triều đại, thời kỳ. Sách lịch sử viết không trung thưc làm cho người đọc/ học có ảo giác, không biết điều gì thật, điều gì giả, thương, ghét không công bình và nguy hiểm là đánh giá không chính xác. Viết sử như thế thì trái với chân lý và phản lại dân tộc.
Thỉnh thoảng có những hội thảo, đánh giá lại, làm sáng tỏ một số vấn đề của lịch sử mục đích là trả lại cho lịch sử những gì thuộc về nó. Chuyện kể, giai thoại về việc nầy, ông nọ đã góp phần tạo nên những điều không thật. Nhiều người tin có một ông Khổng Minh tài trí, mưu lược như thần, vì “Tam Quốc diễn nghĩa” đã viết thế. Dẫu sao các mẫu chuyện như vậy là vô thưởng vô phạt, kể cho vui.
Nhưng trong trò chơi “Ai là triệu phú”, một là giảng viên đại học mà không biết “Tự Lực Văn Đoàn” là tổ chức gì. Người “chơi” trả lời hơi tự tin và tự nhiên, đó là một đoàn cải lương Nam Bộ, còn Nhất Linh là ông bầu. Có gì cao siêu, nguy hiểm chỗ nầy đâu, chỉ là kiến thức phổ thông cấp trung học thôi. Giáo dục ơi! Nhưng chả trách cô, chỉ tiếc là cô bị dạy thiếu.
Đất nước, dân tộc nào cũng có lúc thịnh, lúc suy, có thời bình, có thời chiến, có thời thống nhất, có thời phân chia, có thời dân chúng hoan ca, có thời người ta ta thán, có thời luật pháp nghiêm minh, có thời luật là ý của “một người”.
Lịch sử có cả cái tốt, cái xấu. Viết, dạy học sử ghi lại, hiểu những điều nầy. Ca ngợi những thời thịnh trị, biết ơn các vĩ nhân, anh hùng, triều đại đã có công mở nước, làm cho nước nhà vinh quang. Và biết thương dân, thương nước đã ở vào thời kỳ đen tối. Phê phán các triều đại, những người hại dân, hại nước. Viết sự thật và học sự thật lịch sử của đất nước, dù nó hùng tráng hay đau thương, không thể học những giai thoại, chuyện kể.
“Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, câu nhạc của Phạm Duy là tình tự của dân tộc. Lịch sử huy hoàng nhân dân cười. Lịch sử đau buồn nhân dân khóc. Nói ngược lại chắc cũng không sai.
Báo Tiếng Dân
Không có nhận xét nào