Theo
những nguồn tin khác nhau, hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt
thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 5-3-2020 đến 9-3-2020. Khác với lần viếng
thăm của Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, cũng đến Đà Nẵng cách nay
đúng hai năm, lần này chuyến thăm rất ít được giới truyền thông và quan
chức hai nước đề cập.
Một trong những khách mời của USS Theodore Roosevelt là Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, làm việc ở Trung tâm nghiên cứu quốc tế ở Sài Gòn, cho Sài Gòn Nhỏ một trao đổi ngắn liên quan đến sự kiện này.
Ông Nguyễn Thành Trung tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế Đại học Virginia, Hoa Kỳ, và Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, Trung Quốc.
Sài Gòn Nhỏ: Theo ông tại sao so với chuyến viếng thăm Đà Nẵng của một hàng không mẫu hạm Mỹ cách đây tròn hai năm, thì lần này USS Theodore Roosevelt lại im hơi lặng tiếng như thế?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Theo tôi thì những năm gần đây, hai phía Mỹ và Việt Nam đã dần dần hiểu nhau hơn. Họ cho rằng mối quan hệ hợp tác quốc phòng phải đi vào thực chất nhiều hơn, và không cần phải có hiệu ứng truyền thông. Phía Mỹ hiểu tại sao phía Việt Nam luôn muốn giữ cho các hoạt động gắn kết quốc phòng hai bên không thu hút sự chú ý quá nhiều của báo chí, và họ đã tôn trọng điều đó. Tôi cho rằng điều này có thể giúp cho hai bên đi xa trong hợp tác chiến lược, mà không gây phản ứng tiêu cực quá mức của một nước thứ ba nào đó. Theo tôi, một vấn đề khác dẫn đến việc thông tin về chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt khá ít ỏi đó là việc chốt lịch chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt cũng diễn ra khá gấp rút. Hai bên phải làm việc tới tận giờ chót mới thống nhất được các chi tiết cho cuộc viếng thăm.
Sài Gòn Nhỏ: Có bình luận cho rằng chuyến thăm này có nghĩa rất lớn cho Việt Nam đạt được thế có lợi đối với Mỹ sau khi Philippines dọa sẽ rút ra khỏi liên minh quân sự với Mỹ?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Tất nhiên sau chuyến thăm lịch sử của tàu Carl Vinson vào tháng Ba 2018 thì chuyến thăm này đã đánh dấu thêm một bước mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Đây có thể là một hoạt động thường xuyên của tàu hàng không mẫu hạm Mỹ tới các cảng của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi, trong tương lai Việt Nam có thể rộng mở hơn trong việc tiếp đón các tàu chiến từ các quốc gia khác, cả về số lần viếng thăm cũng như mục đích chuyến thăm. Đây là một điểm tốt cho việc thúc đẩy hiểu biết giữa hải quân Việt Nam và Mỹ cũng như các nước khác.
Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng khó gắn việc Philippines đe dọa rút khỏi liên minh quân sự với Mỹ với những gì Việt Nam có thể đạt được sau chuyến thăm này. Tổng thống Duterte là người khá chiêu trò trong chính trị. Ông hay sử dụng các đòn giả trong các phát biểu để nhằm đạt được lợi ích cao hơn trong mối quan hệ với Mỹ, cũng như để gây ấn tượng với một quốc gia thứ ba. Thực tế cho thấy những gì diễn ra hoàn toàn khác với các phát biểu của Tổng thống Duterte trong năm 2019. Hai nước Mỹ và Philippines vẫn giữ các cuộc tập trận chung lớn như Balikatan (Vai kề vai) vào tháng 5-2019 và tập trận đổ bộ Kamandag vào tháng 10-2019. Chúng khó có thể diễn ra mà không có sự đồng ý của ông Duterte.
Sài Gòn Nhỏ: Người ta nói nhiều đến học thuyết Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do rộng mở trong gần ba năm qua, theo ông sự có mặt của USS Theodore Roosevelt lần này ở Đà Nẵng có nằm trong chiều hướng đó?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Tôi cho rằng đây cũng là nằm trong cam kết của phía Mỹ cho một chiến lược Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do rộng mở của Tổng thống Trump. Sự hiện diện thường xuyên của hải quân Mỹ ở khu vực đã được thể hiện rõ trong báo cáo của Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng Sáu 2019. Trong báo cáo này, Mỹ nhấn mạnh vai trò xây dựng và củng cố các mạng lưới các quốc gia đồng minh và đối tác cho mục tiêu thương mại tự do, công bằng và có qua có lại, môi trường đầu tư mở, giám sát nhà nước hiệu quả và tự do hàng hải. Cũng trong báo cáo, Việt Nam cũng được coi là một quốc gia đối tác của Mỹ trong việc thực hiện các mục tiêu trên, vốn cũng song trùng với các mục tiêu của Việt Nam.
Sài Gòn Nhỏ: Ông thấy rằng Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng mở có đạt được điều gì thực chất không trong ba năm qua?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Theo tôi, chiến lược này hiện tại mới dừng việc duy trì ổn định an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ cũng đề ra các sáng kiến và các mạng lưới (network) như Tứ giác kim cương (Quad) gồm bốn quốc gia Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ để đẩy mạnh hợp tác an ninh, mạng lưới Blue Dot để thúc đẩy hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao để đối phó với sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thời gian để xem các sáng kiến này được hiện thực hóa đến đâu, khi Tổng thống Trump mong đợi các quốc gia đồng minh đóng góp chi phí nhiều hơn.
Bên cạnh đó, theo tôi một trong những mắt xích yếu nhất trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ chính là Ấn Độ khi quốc gia này muốn thể hiện đường lối đối ngoại độc lập của mình, vừa muốn đẩy mạnh quan hệ với Mỹ vừa muốn giữ quan hệ với Nga, và không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Nếu Mỹ muốn thúc đẩy nhanh và thực chất hơn các sáng kiến và mạng lưới của họ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thì họ cần phải làm việc nhiều hơn nữa.
Sài Gòn Nhỏ: Nếu Tổng thống Trump thất bại trong tháng 11 tới đây, chính sách của Mỹ ở châu Á có thay đổi?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Chúng ta thấy rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc khá nhất quán trong cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, ở cả hai viện của Quốc hội. Do đó, dù cho Tổng thống Trump có thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới thì tôi cho rằng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc không có nhiều thay đổi về mặt chiến lược. Nếu có sự ngắt quãng trong việc cạnh tranh Mỹ-Trung thì điều này chỉ mang tính chiến thuật hay phương cách hơn là mang tính lâu dài.
Mối quan hệ của Mỹ đối với các quốc gia khác còn lại ở châu Á có thể thay đổi trong việc tiếp cận đối với các vấn đề ở khu vực này như vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên, vấn đề Iran, Syria hay Trung Đông nói chung. Tổng thống Trump có khuynh hướng hay gây bất ngờ với các quyết định ngoại giao của mình, thậm chí gây cảm giác khó chịu đối với các đồng minh NATO như việc tuyên bố rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, một tổng thống khác từ phía Đảng Dân chủ có thể chọn một cách tiếp cận truyền thống hơn.
Sài Gòn Nhỏ: Xin cảm ơn ông.
Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt. Ảnh US Navy |
Ông Nguyễn Thành Trung tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế Đại học Virginia, Hoa Kỳ, và Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, Trung Quốc.
Sài Gòn Nhỏ: Theo ông tại sao so với chuyến viếng thăm Đà Nẵng của một hàng không mẫu hạm Mỹ cách đây tròn hai năm, thì lần này USS Theodore Roosevelt lại im hơi lặng tiếng như thế?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Theo tôi thì những năm gần đây, hai phía Mỹ và Việt Nam đã dần dần hiểu nhau hơn. Họ cho rằng mối quan hệ hợp tác quốc phòng phải đi vào thực chất nhiều hơn, và không cần phải có hiệu ứng truyền thông. Phía Mỹ hiểu tại sao phía Việt Nam luôn muốn giữ cho các hoạt động gắn kết quốc phòng hai bên không thu hút sự chú ý quá nhiều của báo chí, và họ đã tôn trọng điều đó. Tôi cho rằng điều này có thể giúp cho hai bên đi xa trong hợp tác chiến lược, mà không gây phản ứng tiêu cực quá mức của một nước thứ ba nào đó. Theo tôi, một vấn đề khác dẫn đến việc thông tin về chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt khá ít ỏi đó là việc chốt lịch chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt cũng diễn ra khá gấp rút. Hai bên phải làm việc tới tận giờ chót mới thống nhất được các chi tiết cho cuộc viếng thăm.
Sài Gòn Nhỏ: Có bình luận cho rằng chuyến thăm này có nghĩa rất lớn cho Việt Nam đạt được thế có lợi đối với Mỹ sau khi Philippines dọa sẽ rút ra khỏi liên minh quân sự với Mỹ?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Tất nhiên sau chuyến thăm lịch sử của tàu Carl Vinson vào tháng Ba 2018 thì chuyến thăm này đã đánh dấu thêm một bước mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Đây có thể là một hoạt động thường xuyên của tàu hàng không mẫu hạm Mỹ tới các cảng của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi, trong tương lai Việt Nam có thể rộng mở hơn trong việc tiếp đón các tàu chiến từ các quốc gia khác, cả về số lần viếng thăm cũng như mục đích chuyến thăm. Đây là một điểm tốt cho việc thúc đẩy hiểu biết giữa hải quân Việt Nam và Mỹ cũng như các nước khác.
Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng khó gắn việc Philippines đe dọa rút khỏi liên minh quân sự với Mỹ với những gì Việt Nam có thể đạt được sau chuyến thăm này. Tổng thống Duterte là người khá chiêu trò trong chính trị. Ông hay sử dụng các đòn giả trong các phát biểu để nhằm đạt được lợi ích cao hơn trong mối quan hệ với Mỹ, cũng như để gây ấn tượng với một quốc gia thứ ba. Thực tế cho thấy những gì diễn ra hoàn toàn khác với các phát biểu của Tổng thống Duterte trong năm 2019. Hai nước Mỹ và Philippines vẫn giữ các cuộc tập trận chung lớn như Balikatan (Vai kề vai) vào tháng 5-2019 và tập trận đổ bộ Kamandag vào tháng 10-2019. Chúng khó có thể diễn ra mà không có sự đồng ý của ông Duterte.
Sài Gòn Nhỏ: Người ta nói nhiều đến học thuyết Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do rộng mở trong gần ba năm qua, theo ông sự có mặt của USS Theodore Roosevelt lần này ở Đà Nẵng có nằm trong chiều hướng đó?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Tôi cho rằng đây cũng là nằm trong cam kết của phía Mỹ cho một chiến lược Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do rộng mở của Tổng thống Trump. Sự hiện diện thường xuyên của hải quân Mỹ ở khu vực đã được thể hiện rõ trong báo cáo của Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng Sáu 2019. Trong báo cáo này, Mỹ nhấn mạnh vai trò xây dựng và củng cố các mạng lưới các quốc gia đồng minh và đối tác cho mục tiêu thương mại tự do, công bằng và có qua có lại, môi trường đầu tư mở, giám sát nhà nước hiệu quả và tự do hàng hải. Cũng trong báo cáo, Việt Nam cũng được coi là một quốc gia đối tác của Mỹ trong việc thực hiện các mục tiêu trên, vốn cũng song trùng với các mục tiêu của Việt Nam.
Sài Gòn Nhỏ: Ông thấy rằng Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng mở có đạt được điều gì thực chất không trong ba năm qua?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Theo tôi, chiến lược này hiện tại mới dừng việc duy trì ổn định an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ cũng đề ra các sáng kiến và các mạng lưới (network) như Tứ giác kim cương (Quad) gồm bốn quốc gia Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ để đẩy mạnh hợp tác an ninh, mạng lưới Blue Dot để thúc đẩy hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao để đối phó với sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thời gian để xem các sáng kiến này được hiện thực hóa đến đâu, khi Tổng thống Trump mong đợi các quốc gia đồng minh đóng góp chi phí nhiều hơn.
Bên cạnh đó, theo tôi một trong những mắt xích yếu nhất trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ chính là Ấn Độ khi quốc gia này muốn thể hiện đường lối đối ngoại độc lập của mình, vừa muốn đẩy mạnh quan hệ với Mỹ vừa muốn giữ quan hệ với Nga, và không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Nếu Mỹ muốn thúc đẩy nhanh và thực chất hơn các sáng kiến và mạng lưới của họ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thì họ cần phải làm việc nhiều hơn nữa.
Sài Gòn Nhỏ: Nếu Tổng thống Trump thất bại trong tháng 11 tới đây, chính sách của Mỹ ở châu Á có thay đổi?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung: Chúng ta thấy rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc khá nhất quán trong cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, ở cả hai viện của Quốc hội. Do đó, dù cho Tổng thống Trump có thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới thì tôi cho rằng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc không có nhiều thay đổi về mặt chiến lược. Nếu có sự ngắt quãng trong việc cạnh tranh Mỹ-Trung thì điều này chỉ mang tính chiến thuật hay phương cách hơn là mang tính lâu dài.
Mối quan hệ của Mỹ đối với các quốc gia khác còn lại ở châu Á có thể thay đổi trong việc tiếp cận đối với các vấn đề ở khu vực này như vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên, vấn đề Iran, Syria hay Trung Đông nói chung. Tổng thống Trump có khuynh hướng hay gây bất ngờ với các quyết định ngoại giao của mình, thậm chí gây cảm giác khó chịu đối với các đồng minh NATO như việc tuyên bố rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, một tổng thống khác từ phía Đảng Dân chủ có thể chọn một cách tiếp cận truyền thống hơn.
Sài Gòn Nhỏ: Xin cảm ơn ông.
(Sài Gòn Nhỏ)
Không có nhận xét nào