Trong
cuộc phỏng vấn của Sputnik, về việc tàu sân bay Mỹ Theodore
Roosevelt tới cảng Đà Nẵng của Việt Nam, tướng Chen Xiangmuo tại Viện
nghiên cứu Trướng hải Trung Quốc nói như vậy khi bình luận,
Trung Quốc không muốn thù địch hay xung đột với Việt
Nam, cũng không muốn chống lại quan hệ Việt-Mỹ. Trong khi đó, việc mở
rộng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông thách thức lợi ích an
ninh quốc gia của Trung Quốc.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ sáng 5/3 đã vào vùng biển Đà Nẵng và sẽ thăm thành phố cho tới ngày 9/3. Đây là chuyến thăm thứ hai của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh với Mỹ trong năm 1975.
Trước đó, Năm 2018, USS Carl Vinson đã là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam. Đồng thời, các khu trục hạm Mỹ bắt đầu ghé qua các cảng của Việt Nam từ năm 2004. Việt Nam thực thi chính sách cho phép tàu chiến nước ngoài cập cảng theo hạn ngạch: mỗi nước có thể gửi một tàu trong năm. Hoa Kỳ sẽ tăng cường nỗ lực vận động hành lang với Việt Nam để Hà Nội thay đổi chính sách này và cho phép các hàng không mẫu hạm tới Việt Nam hàng năm, trong khi đó chính phủ Việt Nam miễn cưỡng đồng ý với điều này. Đây là ý kiến của Giáo sư Carlyle Thayer, người đứng đầu Thayer Consultancy, một công ty tư vấn quốc phòng có trụ sở tại Úc.
Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt không có nghĩa là Việt Nam đang thay đổi lập trường của mình, nhưng, việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Đà Nẵng là một tín hiệu quan trọng - Hoa Kỳ dự định tăng cường sức mạnh hải quân ở phía tây Thái Bình Dương và ở Biển Đông. Phía Việt Nam cho thấy họ vẫn ủng hộ sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông. Còn Trung Quốc cho rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông không có lợi cho hoà bình và ổn định, tăng cường quân sự hóa trong khu vực, Giáo sư Carlyle Thayer nhấn mạnh.
Tờ The Diplomat chỉ ra rằng, các tàu sân bay Mỹ hiếm khi ghé cảng tại các quốc gia ở Đông Nam Á không phải là đồng minh của Hoa Kỳ. Trong khi đó, khó có thể nói rằng Việt Nam và Hoa Kỳ tin tưởng hoàn toàn lẫn nhau trong lĩnh vực chính trị - quân sự.
Chuyên gia Ge Junliang, Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải Trung Quốc-ASEAN tại Đại học Dân tộc Quảng Tây nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Sau chiến tranh lạnh đã xuất hiện xu hướng Việt Nam và Mỹ dần dần xích lại gần nhau. Đồng thời, rõ ràng là Hoa Kỳ và Việt Nam không hoàn toàn tin cậy lẫn nhau, mặc dù họ duy trì các mối liên hệ thương mại và kinh tế. Trong lĩnh vực an ninh, hai nước này không thể hiện sự bất đồng ý kiến, ít nhất là không nói công khai.
Hoa Kỳ hiểu rất rõ vai trò của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Xét theo những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy rằng, Việt Nam có thái độ tương tự như Mỹ đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thậm chí giống hệt lập trường của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mỹ hy vọng rằng Việt Nam có thể trở thành một thành phần quan trọng của Chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương. Về phần mình, Việt Nam muốn tận dụng sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ để duy trì sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Việt Nam có mục tiêu chiến lược tương tự trong quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và thậm chí cả Úc. Nhìn chung, mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hai đặc điểm. Một mặt, mối quan hệ này đang phát triển khá nhanh. Mặt khác, mức độ hợp tác cho thấy rằng, hai bên chưa xem nhau là hai đối tác đầy đủ giá trị”.
Chuyên gia Chen Xiangmuo cho rằng, vụ tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng là một thách thức đối với Trung Quốc:
“Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ và Việt Nam không ngừng nâng cấp quan hệ song phương trong lĩnh vực quân sự. Hai chuyến thăm Việt Nam trong một năm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và việc Việt Nam mua vũ khí và tàu tuần tra của Mỹ cho thấy rõ điều đó. Mỹ và Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận về chuyến thăm của tàu sân bay đến Đà Nẵng ngay sau cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ở Biển Đông hồi năm ngoái. Đây có thể được coi là một kế hoạch để chống lại Trung Quốc.
Rõ ràng, Việt Nam đang cố gắng sử dụng chính sách ngoại giao cứng rắn của Hoa Kỳ để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng, vì đây là một nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, chuyên gia Chen Xiangmuo nhận xét:
“Trung Quốc luôn chú trọng vấn đề đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông thông qua việc xây dựng thỏa thuận hoặc một Bộ Quy tắc Ứng xử với sự tham gia của các nước trong khu vực. Trung Quốc không hướng tới các quốc gia ngoài khu vực để giải quyết tranh chấp, vì điều này sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng và khó khăn hơn. Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc. Từ quan điểm này, đối với Trung Quốc, Việt Nam có tầm quan trọng lớn hơn so với Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ ngoại giao quan trọng nhất của Trung Quốc là duy trì liên lạc ngoại giao và quân sự ổn định với Việt Nam. Trung Quốc không muốn sự xa lánh hay xung đột nghiêm trọng trong quan hệ với Việt Nam, và không muốn tạo ra sự đối nghịch trong quan hệ với Hoa Kỳ và Việt Nam. Đồng thời, việc Mỹ đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thách thức lợi ích của Bắc Kinh và gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc. Để đáp trả điều đó, Trung Quốc nên củng cố vị thế “một cường quốc hàng hải” và tăng cường năng lực cho lực lượng hải quân”.
Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng: Bắc Kinh tuyên bố Hà Nội phản bội, TQ sẽ đáp trả? |
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ sáng 5/3 đã vào vùng biển Đà Nẵng và sẽ thăm thành phố cho tới ngày 9/3. Đây là chuyến thăm thứ hai của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh với Mỹ trong năm 1975.
Trước đó, Năm 2018, USS Carl Vinson đã là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam. Đồng thời, các khu trục hạm Mỹ bắt đầu ghé qua các cảng của Việt Nam từ năm 2004. Việt Nam thực thi chính sách cho phép tàu chiến nước ngoài cập cảng theo hạn ngạch: mỗi nước có thể gửi một tàu trong năm. Hoa Kỳ sẽ tăng cường nỗ lực vận động hành lang với Việt Nam để Hà Nội thay đổi chính sách này và cho phép các hàng không mẫu hạm tới Việt Nam hàng năm, trong khi đó chính phủ Việt Nam miễn cưỡng đồng ý với điều này. Đây là ý kiến của Giáo sư Carlyle Thayer, người đứng đầu Thayer Consultancy, một công ty tư vấn quốc phòng có trụ sở tại Úc.
Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt không có nghĩa là Việt Nam đang thay đổi lập trường của mình, nhưng, việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Đà Nẵng là một tín hiệu quan trọng - Hoa Kỳ dự định tăng cường sức mạnh hải quân ở phía tây Thái Bình Dương và ở Biển Đông. Phía Việt Nam cho thấy họ vẫn ủng hộ sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông. Còn Trung Quốc cho rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông không có lợi cho hoà bình và ổn định, tăng cường quân sự hóa trong khu vực, Giáo sư Carlyle Thayer nhấn mạnh.
Tờ The Diplomat chỉ ra rằng, các tàu sân bay Mỹ hiếm khi ghé cảng tại các quốc gia ở Đông Nam Á không phải là đồng minh của Hoa Kỳ. Trong khi đó, khó có thể nói rằng Việt Nam và Hoa Kỳ tin tưởng hoàn toàn lẫn nhau trong lĩnh vực chính trị - quân sự.
Chuyên gia Ge Junliang, Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải Trung Quốc-ASEAN tại Đại học Dân tộc Quảng Tây nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Sau chiến tranh lạnh đã xuất hiện xu hướng Việt Nam và Mỹ dần dần xích lại gần nhau. Đồng thời, rõ ràng là Hoa Kỳ và Việt Nam không hoàn toàn tin cậy lẫn nhau, mặc dù họ duy trì các mối liên hệ thương mại và kinh tế. Trong lĩnh vực an ninh, hai nước này không thể hiện sự bất đồng ý kiến, ít nhất là không nói công khai.
Hoa Kỳ hiểu rất rõ vai trò của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Xét theo những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy rằng, Việt Nam có thái độ tương tự như Mỹ đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thậm chí giống hệt lập trường của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mỹ hy vọng rằng Việt Nam có thể trở thành một thành phần quan trọng của Chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương. Về phần mình, Việt Nam muốn tận dụng sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ để duy trì sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Việt Nam có mục tiêu chiến lược tương tự trong quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và thậm chí cả Úc. Nhìn chung, mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hai đặc điểm. Một mặt, mối quan hệ này đang phát triển khá nhanh. Mặt khác, mức độ hợp tác cho thấy rằng, hai bên chưa xem nhau là hai đối tác đầy đủ giá trị”.
Chuyên gia Chen Xiangmuo cho rằng, vụ tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng là một thách thức đối với Trung Quốc:
“Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ và Việt Nam không ngừng nâng cấp quan hệ song phương trong lĩnh vực quân sự. Hai chuyến thăm Việt Nam trong một năm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và việc Việt Nam mua vũ khí và tàu tuần tra của Mỹ cho thấy rõ điều đó. Mỹ và Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận về chuyến thăm của tàu sân bay đến Đà Nẵng ngay sau cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ở Biển Đông hồi năm ngoái. Đây có thể được coi là một kế hoạch để chống lại Trung Quốc.
Rõ ràng, Việt Nam đang cố gắng sử dụng chính sách ngoại giao cứng rắn của Hoa Kỳ để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng, vì đây là một nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, chuyên gia Chen Xiangmuo nhận xét:
“Trung Quốc luôn chú trọng vấn đề đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông thông qua việc xây dựng thỏa thuận hoặc một Bộ Quy tắc Ứng xử với sự tham gia của các nước trong khu vực. Trung Quốc không hướng tới các quốc gia ngoài khu vực để giải quyết tranh chấp, vì điều này sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng và khó khăn hơn. Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc. Từ quan điểm này, đối với Trung Quốc, Việt Nam có tầm quan trọng lớn hơn so với Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ ngoại giao quan trọng nhất của Trung Quốc là duy trì liên lạc ngoại giao và quân sự ổn định với Việt Nam. Trung Quốc không muốn sự xa lánh hay xung đột nghiêm trọng trong quan hệ với Việt Nam, và không muốn tạo ra sự đối nghịch trong quan hệ với Hoa Kỳ và Việt Nam. Đồng thời, việc Mỹ đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thách thức lợi ích của Bắc Kinh và gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc. Để đáp trả điều đó, Trung Quốc nên củng cố vị thế “một cường quốc hàng hải” và tăng cường năng lực cho lực lượng hải quân”.
Không có nhận xét nào