1. Không biết trân trọng quà của tạo hóa
Trong cái nhìn của riêng tôi, về mặt tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất rất đặc biệt. Vì hiếm nơi đâu trên quả đất này có một vùng đất vừa được bồi đắp bởi phù sa với vô số sông ngòi chằng chịt vừa có núi non bao quanh che chắn (như vùng Bảy Núi – Châu Đốc, An Giang), lại kề bên biển cả quanh năm vỗ về (Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…). ĐBSCL vì thế, có thể xem như món quà quý giá mà tạo hóa đã ban cho người Việt.
Nhưng món quà này, thời gian qua chúng ta không những không biết trân trọng, giữ gìn mà còn tiêu xài rất hoang phí thậm chí là xâm hại nó. Hậu quả là giờ đây ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ tan rã, chưa kịp phát triển đã lụi tàn. Và người dân nơi đây đương nhiên là những người phải gánh chịu hậu quả trước nhất. Câu nói cửa miệng “Đi Bình Dương bán nước tương” đang ngày một trở nên phổ biến trong suy nghĩ của người dân nơi đây là một minh chứng rất cụ thể cho vấn đề này. Còn gì tệ hại và xót xa hơn khi những cư dân của vùng đất trù phú và giàu có được mệnh danh là “thủ phủ trái cây” hay “vựa lương thực” của cả nước giờ đây phải tay xách nách mang, bỏ xứ, ly hương để đi tìm kế sinh nhai?
2. Từ bàn hội thảo đến các cuộc “giải cứu” ngoài đồng ruộng, ao cá, vuông tôm
Những điều tôi vừa nói ở trên hẳn nhiều người đã nghe, đã biết và đã thấy nhất là với các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học “hàng đầu” về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tôi không có thời gian để thống kê đã có bao nhiêu cuộc hội nghị, hội thảo lớn nhỏ được tổ chức từ Trung ương đến địa phương cũng như các công trình khoa học, các đề án, dự án có liên quan đến việc đề xuất ý tưởng và giải pháp nhằm “giải cứu ĐBSCL” trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng tôi biết chắc tình hình ĐBSCL đang ngày một biến chuyển xấu hơn.
Ví như, gần đây nhất là “Hội nghị Diên Hồng cho ĐBSCL” diễn ra trong hai ngày 26, 27/09/2017 tại thành phố Cần Thơ với hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Ngay sau Hội nghị ấy là bản Nghị quyết số 120/NQ-CP về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” được Thủ tưởng Chính phủ đã ký ban hành ngày 17/11/2017. Nhưng cũng chỉ một năm sau đó, người ta lại tiếp tục tổ chức Hội thảo với tên gọi “Một năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu”. Thật thảm thương thay, kết luận của lần hội thảo này hóa ra những vấn đề đặt ra trong bản Nghị quyết một năm trước vẫn chỉ “nằm trên giấy”!? Trong khi đó đời sống (cả về vật chất lẫn tinh thần) của người dân thì vẫn trong cái vòng luẩn quẩn “đất giàu người nghèo” và những cuộc “giải cứu” nông sản, thủy sản vẫn cứ đến hẹn lại lên.
Là người sinh ra và lớn lên tại vùng đất này, tôi hoàn toàn thấu hiểu và cảm thông cho nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân quê tôi, nhất là vào những dịp thu hoạch nông sản nhưng không bán được phải đổ bỏ hay chất đống chờ sự “giải cứu” từ các nhà hảo tâm mà chúng ta đã chứng kiến.
Đặc biệt, phải nói thật là mỗi khi nghe các “chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp” ở Việt Nam trình bày các giải pháp xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL có không ít quan điểm rất khó thuyết phục được tôi. Vì là “người trong cuộc” tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nên với tôi có không ít giải pháp chỉ có ý nghĩa thuần túy về phương diện lý thuyết mà thôi. Hay nói khác đi, cái hạn chế lớn nhất của các chuyên gia hiện nay trong khi đề ra các ý tưởng và giải pháp là sự thiếu hụt cái nền tảng rất quan trọng nhất là về phương lịch sử và văn hóa vùng ĐBSCL. Thế nên, dù có rất nhiều giải pháp đã được đề xuất, bàn thảo nhưng xem ra cái khoảng cách từ bàn hội thảo đến thực tiễn cuộc sống của người dân nơi đây cô cùng xa xăm dịu vợi.
Qua quan sát và theo dõi, tôi biết hiện có một quan điểm đang dần trở nên phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các cuộc hội thảo về ĐBSCL đó là: Có không ít người cho rằng“người dân ĐBSCL không thể giàu là do trồng lúa và khuyên họ cần thay đổi tư duy trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì mới khá lên được”. Tôi cho rằng đây quan điểm này rất chủ quan, chỉ nói lấy được mà chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo.
Thứ nhất, khi bàn về chuyện người dân ĐBSCL lâu nay “trồng lúa nhiều nhưng vẫn không giàu” thì cần phải nói thẳng cái lỗi này phần lớn là do các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp và lượng thực. Thế nên, tư duy đúng trong chuyện này là nếu người nông dân làm lúa không giàu thì việc đầu tiên cần làm là Nhà nước phải thay đổi (tư duy và cung cách quản lý) để người dân giàu lên chứ không phải kêu họ bỏ lúa đi không trồng nữa.
Thứ hai, thực tế nhiều người dân trồng lúa ở ĐBSCL thừa biết họ đã và đang không giàu vì cây lúa nhưng đa phần họ cũng không hoàn toàn an tâm khi chuyển sang trồng mía, xoài, sầu riêng, mít Thái, dưa hấu hay nuôi tôm, nuôi cá ba sa như gợi ý và khuyến cáo của các chuyên gia. Vì sao? Vì đâu phải vùng nào cũng trồng cây và nuôi cá, nuôi tôm được? Hơn nữa chi phí đầu tư (con giống, kỹ thuật, thời gian chăm sóc và thu hoạch kéo dài…) và nhất là “đầu ra” sản phẩm vẫn là một sự bấp bênh, mơ hồ (vì nhìn chung hiện nay tất cả gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc) và đâu phải người trồng lúa nào cũng rành kỹ thuật nuôi cá, nuôi tôm…
Một cách cụ thể hơn, chúng ta hãy thử làm phép tính và so sánh: Hiện nay do dân số ngày một tăng, bình quân mỗi hộ nông dân ở ĐBSCL sở hữu vài ba công ruộng, nếu trồng lúa thì một năm ít nhất cũng thu hoạch được 2 vụ. Và dù không giàu nhưng nếu bắt họ phải chuyển sang trồng cây ăn quả thì hãy hình dung xem với chừng ấy diện tích canh tác ấy họ sẽ trồng được bao nhiêu gốc xoài, sầu riêng, hay mít Thái với khoảng thời gian kể từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch trung bình từ 2 đến 3 năm. Trong 2, 3 năm này thì lấy gì để ăn và đầu tư cho con cái học hành? Còn đào ao nuôi cá ba sa hay nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cua biển ư? Trên thực tế việc này khó khăn hơn rất nhiều vì những yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc và chi phí đầu tư rất lớn. Theo tôi biết đã có không ít người nông nghe theo lời khyên của các chuyên gia “thay đổi cơ cấu cầy trồng” hay xen canh “một vụ lúa, một vụ tôm” trong một năm giờ đã phá sản, lâm vào cảnh nợ nần dẫn đến gia đình ly tán, vợ chồng con cái mỗi người một nơi tìm kế mưu sinh…
Thứ ba, xã hội hiện đại, mọi việc đều phải được chuyên môn hóa, mỗi cá nhân chỉ cần làm tốt phần việc mà mình đã được xã hội phân công. Người nông dân canh tác trên đồng ruộng, vườn cây, ao cá đã vất vả rồi thì sao lại bắt họ phải chạy đi tìm thị trường để tiêu thụ? Đồng ý rằng hạn chế lớn nhất của nông dân hiện nay là sự bảo thủ, tầm nhìn ngắn hạn, chỉ thấy cái lợi trước mắt… nhưng hãy nghĩ xem cho đến tận bây giờ toàn vùng ĐBSCL vẫn không có một kho dự trữ và bảo quản hay sơ chế nông sản sau thu hoạch đúng nghĩa thì là lỗi của ai?
Hay như việc nhiều người dân chỉ biết chạy theo số lượng đã không tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ nên không đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm (để có thể xâm nhập vào các thị trường khó tính ngoài Trung Quốc) thì suy cho cùng lỗi này cũng không nên đổ hết lên đầu họ. Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường… hãy nghiêm túc tự vấn lại xem có phải những chủ trương chính sách của mình đưa ra xung quanh vấn đề này đang tồn tại nhiều bất cập và không hợp lý hay thậm chí là bị chi phối bởi các “lợi ích nhóm” không?
Trao đổi những vấn đề trên đây, tôi hoàn toàn không có ý phủ nhận những kiến nghị hay giải pháp của các chuyên gia mà muốn qua đây gợi mở một góc nhìn, một cách tiếp cận khác để tất cả cùng tham khảo. Hay ít ra để tất cả chúng ta khi trao đổi thảo luận về những giải pháp nhằm phát triển ĐBSCL nên có cái nhìn thực tế và gần gũi hơn với nhận thức, suy nghĩ và điều kiện của người dân nơi đây. Và như tôi đã nói ở trên, các giải pháp đưa ra nhất định phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn về lịch sử và văn hóa của con người nơi đây.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước phải có tầm nhìn để không phải vô tình hay cố ý biến người nông dân trở thành công cụ để kiếm tiền cho bọn gian thương và những kẻ cơ hội chính trị, đầu cơ và “tham nhũng chính sách”, dự án… Có như thế thì may ra Nghị quyết của Chính phủ mới có cơ hội “đi vào cuộc sống” và về lâu dài những cuộc bồng bế đi “Bình Dương bán nước tương” của người dân vùng ĐBSCL không còn tấp nập và ngậm ngùi, xót xa như hiện nay.
3. Thay lời kết
Đến hẹn lại lên, theo chu kỳ trong năm, ĐBSCL hiện tại đang vào mùa khô hạn và xâm ngập mặn. Theo phân tích và lý giải của các nhà khoa học trong nước và thế giới thì việc nhiều con đập thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông dọc theo lãnh thổ các quốc gia láng giềng (nhiều nhất là Trung Quốc) cùng những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là hai nguyên nhân chính gây ra vấn nạn trên ở ĐBSCL. Nếu như biến đổi khí hậu thuộc về “thiên tai” thì các đập thủy điện ngăn dòng chảy ở thượng nguồn sông Mê Kông là do con người gây ra. Cả hai vấn đề này, theo tôi Việt Nam giờ đây rất khó mà tác động và thay đổi được. Thiên tai đã đến thì phải chịu còn những cái đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông, nhất là trên đất Trung Quốc vốn còn là cái bẫy, cái gọng kìm mà họ cố tình làm ra để khống chế Việt Nam.
Xét trong bối cảnh và tình hình như vậy, có thể nói muốn xây dựng và phát triển bền vững vùng ĐBSCL thì điều căn cơ và quan trọng trước hết là ta phải tự cứu ta. Nhưng làm sao cứu? Cứu bằng cách nào? Theo tôi, hiện tại không còn cách nào khác là phải tìm về với lịch sử, văn hóa của cha ông trong suốt hành trình 300 năm khai hoang lập địa để học tập cách hòa mình chung sống cùng thiên nhiên, trời đất…
Nên nhớ rằng ĐBSCL đã từng là vùng đất “ma thiêng nước độc”, “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tợ bánh canh” hay “dưới sông sấu lội trên bờ cọp um”… Hơn nữa, “Chúa đóng cửa này sẽ mở cửa khác cho con”!
Trong cái nhìn như thế, tôi cho rằng đã đến lúc cần thay đổi nhận thức và tư duy về mọi vấn đề có liên quan đến ĐBSCL. Cụ thể là, thay vì bàn về các ý tưởng và giải pháp để “phát triển” ĐBSCL chi bằng hãy đề ra ý tưởng và giải pháp hướng đến việc “bảo tồn” và gìn giữ vùng đất này. Vì “bảo tồn” nhìn ở giác độ văn hóa cũng bao hàm trong đó sự “phát triển” rồi. Đặc biệt, khi chúng ta xuất phát từ tâm thế “bảo tồn” và gìn giữ thì sẽ tránh được những giải pháp tuy hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế nhất thời nhưng lại vô tình xâm hại và phá vỡ toàn bộ cấu trúc và hệ sinh thái rất đặc trưng, đặc thù của vùng đất này. Điều đó cũng có nghĩa sẽ làm cho nguy cơ “tan rã” ĐBSCL diễn ra nhanh hơn.
Hãy thử nghĩ xem, nguồn nước ngọt ở ĐBSCL hiện nay không những đang thiếu hụt mà còn bị ô nhiễm thì sự hiện diện của một nhà máy sản xuất giấy như Lee & Man – Hậu Giang (chẳng liên quan gì đến kinh tế nông nghiệp) ngay bên dòng sông Hậu ngày đêm xả thảy ra con sông này thì có thể xem là giải pháp nhằm xây dựng và phát triển bền vững ĐBSCL không?
Tóm lại, một vùng đất vốn trù phú giờ đây đang đứng trước nguy mất đi thì tại sao chúng ta không lo, không nghĩ đến chuyện gìn giữ và bảo tồn? Đương nhiên để ý tưởng “bảo tồn ĐBSCL” trở thành hiện thực thì rất cần một tầm nhìn và “quyết tâm chính trị” và dĩ nhiên là vai trò của các nhà khoa học phải được tiếp tục phát huy nhưng (như đã nói ở trên), tất cả phải trên cơ sở về một tầm nhìn, chiều sâu và “nội lực văn hóa”.
Việt Studies
Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long? |
Trong cái nhìn của riêng tôi, về mặt tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất rất đặc biệt. Vì hiếm nơi đâu trên quả đất này có một vùng đất vừa được bồi đắp bởi phù sa với vô số sông ngòi chằng chịt vừa có núi non bao quanh che chắn (như vùng Bảy Núi – Châu Đốc, An Giang), lại kề bên biển cả quanh năm vỗ về (Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…). ĐBSCL vì thế, có thể xem như món quà quý giá mà tạo hóa đã ban cho người Việt.
Nhưng món quà này, thời gian qua chúng ta không những không biết trân trọng, giữ gìn mà còn tiêu xài rất hoang phí thậm chí là xâm hại nó. Hậu quả là giờ đây ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ tan rã, chưa kịp phát triển đã lụi tàn. Và người dân nơi đây đương nhiên là những người phải gánh chịu hậu quả trước nhất. Câu nói cửa miệng “Đi Bình Dương bán nước tương” đang ngày một trở nên phổ biến trong suy nghĩ của người dân nơi đây là một minh chứng rất cụ thể cho vấn đề này. Còn gì tệ hại và xót xa hơn khi những cư dân của vùng đất trù phú và giàu có được mệnh danh là “thủ phủ trái cây” hay “vựa lương thực” của cả nước giờ đây phải tay xách nách mang, bỏ xứ, ly hương để đi tìm kế sinh nhai?
2. Từ bàn hội thảo đến các cuộc “giải cứu” ngoài đồng ruộng, ao cá, vuông tôm
Những điều tôi vừa nói ở trên hẳn nhiều người đã nghe, đã biết và đã thấy nhất là với các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học “hàng đầu” về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tôi không có thời gian để thống kê đã có bao nhiêu cuộc hội nghị, hội thảo lớn nhỏ được tổ chức từ Trung ương đến địa phương cũng như các công trình khoa học, các đề án, dự án có liên quan đến việc đề xuất ý tưởng và giải pháp nhằm “giải cứu ĐBSCL” trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng tôi biết chắc tình hình ĐBSCL đang ngày một biến chuyển xấu hơn.
Ví như, gần đây nhất là “Hội nghị Diên Hồng cho ĐBSCL” diễn ra trong hai ngày 26, 27/09/2017 tại thành phố Cần Thơ với hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Ngay sau Hội nghị ấy là bản Nghị quyết số 120/NQ-CP về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” được Thủ tưởng Chính phủ đã ký ban hành ngày 17/11/2017. Nhưng cũng chỉ một năm sau đó, người ta lại tiếp tục tổ chức Hội thảo với tên gọi “Một năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu”. Thật thảm thương thay, kết luận của lần hội thảo này hóa ra những vấn đề đặt ra trong bản Nghị quyết một năm trước vẫn chỉ “nằm trên giấy”!? Trong khi đó đời sống (cả về vật chất lẫn tinh thần) của người dân thì vẫn trong cái vòng luẩn quẩn “đất giàu người nghèo” và những cuộc “giải cứu” nông sản, thủy sản vẫn cứ đến hẹn lại lên.
Là người sinh ra và lớn lên tại vùng đất này, tôi hoàn toàn thấu hiểu và cảm thông cho nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân quê tôi, nhất là vào những dịp thu hoạch nông sản nhưng không bán được phải đổ bỏ hay chất đống chờ sự “giải cứu” từ các nhà hảo tâm mà chúng ta đã chứng kiến.
Đặc biệt, phải nói thật là mỗi khi nghe các “chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp” ở Việt Nam trình bày các giải pháp xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL có không ít quan điểm rất khó thuyết phục được tôi. Vì là “người trong cuộc” tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nên với tôi có không ít giải pháp chỉ có ý nghĩa thuần túy về phương diện lý thuyết mà thôi. Hay nói khác đi, cái hạn chế lớn nhất của các chuyên gia hiện nay trong khi đề ra các ý tưởng và giải pháp là sự thiếu hụt cái nền tảng rất quan trọng nhất là về phương lịch sử và văn hóa vùng ĐBSCL. Thế nên, dù có rất nhiều giải pháp đã được đề xuất, bàn thảo nhưng xem ra cái khoảng cách từ bàn hội thảo đến thực tiễn cuộc sống của người dân nơi đây cô cùng xa xăm dịu vợi.
Qua quan sát và theo dõi, tôi biết hiện có một quan điểm đang dần trở nên phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các cuộc hội thảo về ĐBSCL đó là: Có không ít người cho rằng“người dân ĐBSCL không thể giàu là do trồng lúa và khuyên họ cần thay đổi tư duy trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì mới khá lên được”. Tôi cho rằng đây quan điểm này rất chủ quan, chỉ nói lấy được mà chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo.
Thứ nhất, khi bàn về chuyện người dân ĐBSCL lâu nay “trồng lúa nhiều nhưng vẫn không giàu” thì cần phải nói thẳng cái lỗi này phần lớn là do các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp và lượng thực. Thế nên, tư duy đúng trong chuyện này là nếu người nông dân làm lúa không giàu thì việc đầu tiên cần làm là Nhà nước phải thay đổi (tư duy và cung cách quản lý) để người dân giàu lên chứ không phải kêu họ bỏ lúa đi không trồng nữa.
Thứ hai, thực tế nhiều người dân trồng lúa ở ĐBSCL thừa biết họ đã và đang không giàu vì cây lúa nhưng đa phần họ cũng không hoàn toàn an tâm khi chuyển sang trồng mía, xoài, sầu riêng, mít Thái, dưa hấu hay nuôi tôm, nuôi cá ba sa như gợi ý và khuyến cáo của các chuyên gia. Vì sao? Vì đâu phải vùng nào cũng trồng cây và nuôi cá, nuôi tôm được? Hơn nữa chi phí đầu tư (con giống, kỹ thuật, thời gian chăm sóc và thu hoạch kéo dài…) và nhất là “đầu ra” sản phẩm vẫn là một sự bấp bênh, mơ hồ (vì nhìn chung hiện nay tất cả gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc) và đâu phải người trồng lúa nào cũng rành kỹ thuật nuôi cá, nuôi tôm…
Một cách cụ thể hơn, chúng ta hãy thử làm phép tính và so sánh: Hiện nay do dân số ngày một tăng, bình quân mỗi hộ nông dân ở ĐBSCL sở hữu vài ba công ruộng, nếu trồng lúa thì một năm ít nhất cũng thu hoạch được 2 vụ. Và dù không giàu nhưng nếu bắt họ phải chuyển sang trồng cây ăn quả thì hãy hình dung xem với chừng ấy diện tích canh tác ấy họ sẽ trồng được bao nhiêu gốc xoài, sầu riêng, hay mít Thái với khoảng thời gian kể từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch trung bình từ 2 đến 3 năm. Trong 2, 3 năm này thì lấy gì để ăn và đầu tư cho con cái học hành? Còn đào ao nuôi cá ba sa hay nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cua biển ư? Trên thực tế việc này khó khăn hơn rất nhiều vì những yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc và chi phí đầu tư rất lớn. Theo tôi biết đã có không ít người nông nghe theo lời khyên của các chuyên gia “thay đổi cơ cấu cầy trồng” hay xen canh “một vụ lúa, một vụ tôm” trong một năm giờ đã phá sản, lâm vào cảnh nợ nần dẫn đến gia đình ly tán, vợ chồng con cái mỗi người một nơi tìm kế mưu sinh…
Thứ ba, xã hội hiện đại, mọi việc đều phải được chuyên môn hóa, mỗi cá nhân chỉ cần làm tốt phần việc mà mình đã được xã hội phân công. Người nông dân canh tác trên đồng ruộng, vườn cây, ao cá đã vất vả rồi thì sao lại bắt họ phải chạy đi tìm thị trường để tiêu thụ? Đồng ý rằng hạn chế lớn nhất của nông dân hiện nay là sự bảo thủ, tầm nhìn ngắn hạn, chỉ thấy cái lợi trước mắt… nhưng hãy nghĩ xem cho đến tận bây giờ toàn vùng ĐBSCL vẫn không có một kho dự trữ và bảo quản hay sơ chế nông sản sau thu hoạch đúng nghĩa thì là lỗi của ai?
Hay như việc nhiều người dân chỉ biết chạy theo số lượng đã không tuân thủ quy trình sản xuất an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ nên không đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm (để có thể xâm nhập vào các thị trường khó tính ngoài Trung Quốc) thì suy cho cùng lỗi này cũng không nên đổ hết lên đầu họ. Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường… hãy nghiêm túc tự vấn lại xem có phải những chủ trương chính sách của mình đưa ra xung quanh vấn đề này đang tồn tại nhiều bất cập và không hợp lý hay thậm chí là bị chi phối bởi các “lợi ích nhóm” không?
Trao đổi những vấn đề trên đây, tôi hoàn toàn không có ý phủ nhận những kiến nghị hay giải pháp của các chuyên gia mà muốn qua đây gợi mở một góc nhìn, một cách tiếp cận khác để tất cả cùng tham khảo. Hay ít ra để tất cả chúng ta khi trao đổi thảo luận về những giải pháp nhằm phát triển ĐBSCL nên có cái nhìn thực tế và gần gũi hơn với nhận thức, suy nghĩ và điều kiện của người dân nơi đây. Và như tôi đã nói ở trên, các giải pháp đưa ra nhất định phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn về lịch sử và văn hóa của con người nơi đây.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước phải có tầm nhìn để không phải vô tình hay cố ý biến người nông dân trở thành công cụ để kiếm tiền cho bọn gian thương và những kẻ cơ hội chính trị, đầu cơ và “tham nhũng chính sách”, dự án… Có như thế thì may ra Nghị quyết của Chính phủ mới có cơ hội “đi vào cuộc sống” và về lâu dài những cuộc bồng bế đi “Bình Dương bán nước tương” của người dân vùng ĐBSCL không còn tấp nập và ngậm ngùi, xót xa như hiện nay.
3. Thay lời kết
Đến hẹn lại lên, theo chu kỳ trong năm, ĐBSCL hiện tại đang vào mùa khô hạn và xâm ngập mặn. Theo phân tích và lý giải của các nhà khoa học trong nước và thế giới thì việc nhiều con đập thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông dọc theo lãnh thổ các quốc gia láng giềng (nhiều nhất là Trung Quốc) cùng những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là hai nguyên nhân chính gây ra vấn nạn trên ở ĐBSCL. Nếu như biến đổi khí hậu thuộc về “thiên tai” thì các đập thủy điện ngăn dòng chảy ở thượng nguồn sông Mê Kông là do con người gây ra. Cả hai vấn đề này, theo tôi Việt Nam giờ đây rất khó mà tác động và thay đổi được. Thiên tai đã đến thì phải chịu còn những cái đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông, nhất là trên đất Trung Quốc vốn còn là cái bẫy, cái gọng kìm mà họ cố tình làm ra để khống chế Việt Nam.
Xét trong bối cảnh và tình hình như vậy, có thể nói muốn xây dựng và phát triển bền vững vùng ĐBSCL thì điều căn cơ và quan trọng trước hết là ta phải tự cứu ta. Nhưng làm sao cứu? Cứu bằng cách nào? Theo tôi, hiện tại không còn cách nào khác là phải tìm về với lịch sử, văn hóa của cha ông trong suốt hành trình 300 năm khai hoang lập địa để học tập cách hòa mình chung sống cùng thiên nhiên, trời đất…
Nên nhớ rằng ĐBSCL đã từng là vùng đất “ma thiêng nước độc”, “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tợ bánh canh” hay “dưới sông sấu lội trên bờ cọp um”… Hơn nữa, “Chúa đóng cửa này sẽ mở cửa khác cho con”!
Trong cái nhìn như thế, tôi cho rằng đã đến lúc cần thay đổi nhận thức và tư duy về mọi vấn đề có liên quan đến ĐBSCL. Cụ thể là, thay vì bàn về các ý tưởng và giải pháp để “phát triển” ĐBSCL chi bằng hãy đề ra ý tưởng và giải pháp hướng đến việc “bảo tồn” và gìn giữ vùng đất này. Vì “bảo tồn” nhìn ở giác độ văn hóa cũng bao hàm trong đó sự “phát triển” rồi. Đặc biệt, khi chúng ta xuất phát từ tâm thế “bảo tồn” và gìn giữ thì sẽ tránh được những giải pháp tuy hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế nhất thời nhưng lại vô tình xâm hại và phá vỡ toàn bộ cấu trúc và hệ sinh thái rất đặc trưng, đặc thù của vùng đất này. Điều đó cũng có nghĩa sẽ làm cho nguy cơ “tan rã” ĐBSCL diễn ra nhanh hơn.
Hãy thử nghĩ xem, nguồn nước ngọt ở ĐBSCL hiện nay không những đang thiếu hụt mà còn bị ô nhiễm thì sự hiện diện của một nhà máy sản xuất giấy như Lee & Man – Hậu Giang (chẳng liên quan gì đến kinh tế nông nghiệp) ngay bên dòng sông Hậu ngày đêm xả thảy ra con sông này thì có thể xem là giải pháp nhằm xây dựng và phát triển bền vững ĐBSCL không?
Tóm lại, một vùng đất vốn trù phú giờ đây đang đứng trước nguy mất đi thì tại sao chúng ta không lo, không nghĩ đến chuyện gìn giữ và bảo tồn? Đương nhiên để ý tưởng “bảo tồn ĐBSCL” trở thành hiện thực thì rất cần một tầm nhìn và “quyết tâm chính trị” và dĩ nhiên là vai trò của các nhà khoa học phải được tiếp tục phát huy nhưng (như đã nói ở trên), tất cả phải trên cơ sở về một tầm nhìn, chiều sâu và “nội lực văn hóa”.
Việt Studies
Không có nhận xét nào