“Phụ nữ không cần quyền đặc biệt, mà là quyền con người!” – Clara Zetkin
Chắc hẵn sẽ không có nhiều người phản đối khi tôi khẳng định: Phụ nữ Việt Nam hạnh phúc hơn phụ nữ nước ngoài.
Xin lỗi! Nói lại cho đúng là hạnh phúc hơn phụ nữ nước ngoài trong một ngày trong năm: Ngày 8.3
Nếu không tin? Xin cứ mở FB ra mà xem. Ngày này các chị các cô người Việt trong nước (xin nhấn mạnh đối tượng nhắm đến là những người dư ăn dư để chứ những chị em suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cơm còn chưa đủ ăn chứ lấy đâu mà FB) tưng bừng hớn hở post lên FB toàn là hoa và hoa. Tay ôm hoa, miệng cười tươi như hoa … phù dung (sớm nở tối tàn) vì được đàn ông ca tụng, mời đi ăn, đi cà phê. Cả thế giới này hình như đang nằm dưới chân phụ nữ người Việt vào ngày 8.3 mỗi năm.
Trong khi đó, phụ nữ trên thế giới lại mang đầy ưu tư vào ngày này. Một số chị em chẳng thiết đến hoa, những lời mật ngọt của cánh đàn ông mà lại lầm lũi xuống đường, hô to những lời đòi hỏi quyền lợi cho nữ giới.
Với phụ nữ Tây phương, 8.3 là ngày lịch sử, là một ngày hành động chính trị mà đã hơn 100 năm họ đã bỏ biết bao mồ hôi, nước mắt và ngay cả thân mạng để giành được quyền bỏ phiếu, được đối xử công bằng trong công việc và các thành tựu quan trọng khác.
Ngày này còn được gọi là “Ngày Phụ nữ đấu tranh”. Trọng tâm là để nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong xã hội. Mặc dù vai trò của phụ nữ trong xã hội đã thay đổi kể từ năm 1911. Không còn nghi ngờ gì nữa: Phong trào phụ nữ đã đạt được rất nhiều trong 100 năm qua. Cho đến 100 năm trước, phụ nữ không được phép bỏ phiếu ở Đức, cho đến 50 năm trước ở Tây Đức, họ cần có sự đồng ý của đàn ông nếu họ muốn làm việc. Cho đến năm 1997, hiếp dâm trong hôn nhân không phải là một tội ác. Những việc ngày nay được xem là chuyện “Tất nhiên” thật ra là kết quả của những cuộc đấu tranh kiên nhẫn trong những năm dài. Không thể chối cãi rằng, hiện phụ nữ vẫn còn bị thiệt thòi nhiều mặt.
Cũng vì vậy, phụ nữ Tây phương vẫn xuống đường để chứng minh cho quyền lợi của mình. Bình đẳng giới, chống hành hạ phụ nữ, lương bình đẳng cho công việc như nhau, tiền lương tối thiểu, luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em và hợp pháp hoá phá thai…là những vấn đề vẫn còn phải được đấu tranh. Không những vậy, ngày này hàng năm vẫn được phụ nữ sử dụng để thu hút sự chú ý đến các vấn đề toàn cầu hiện có, chứ không phải là ngày để chờ đợi được khen ngợi, được tán tụng về việc làm vợ, làm mẹ của họ.
Nếu hiểu lịch sử về ngày này cũng như nhìn lại tình trạng nữ quyền ngày hôm nay, sau hơn 100 năm, tôi nghĩ phụ nữ không có lý do để mừng vui, chờ đợi được khen ngợi, được tán tụng mà trái lại, sẽ phải quyết tâm hơn để đòi những quyền lợi vẫn chưa đạt được cho nữ giới.
Đừng chủ quan vì cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ vẫn chưa kết thúc và cũng sẽ không kết thúc trong thiên niên kỷ này. Nhân ngày Phụ nữ Thế giới các vấn nạn còn phải đề cập đến như giáo dục cho trẻ em gái ở các nước như Pakistan, Afghanistan … phải tốt hơn nữa, thêm nữ quyền cho phụ nữ ở Nepal… Trên bình diện quốc tế, trọng tâm hiện nay là phải loại bỏ áp bức và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hình thức này là một trong những vi phạm nhân quyền phổ biến và có hệ thống nhất. Chúng bao gồm, ví dụ, chà đạp danh dự nhân phẩm, cắt xén bộ phận sinh dục nữ, kết hôn cưỡng bức và buôn bán phụ nữ, vẫn còn phổ biến ở một số quốc gia.
Một trăm năm sau, hôm nay vào đầu thế kỷ thứ 21, phụ nữ Việt Nam nghĩ gì, nên có thái độ như thế nào hay vẫn muốn ôm nhận những bó hoa thật tươi và quên đi sự thật đang xảy ra chung quanh mình. Vào ngày 8 tháng 3, phụ nữ Việt Nam đừng nên chờ đợi được đối xử đặc biệt hơn thường ngày mà vì quyền lợi chung, phải có cái nhìn sâu sắc hơn, dùng tiếng nói của mình để thu hút sự chú ý, hướng đến những nơi mà những người nữ khác vẫn chưa có quyền như mình đang được hưởng.
Đây chưa phải là lúc mà phụ nữ Việt Nam có thể hãnh diện khoe khoang những bó hoa (phù dung) tươi đẹp vì những gánh nặng bất công vẫn còn đang đè lên đôi vai gầy yếu của họ. Vào ngày 8.3 phụ nữ Việt Nam phải dùng chính tiếng nói của họ đòi hỏi ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ vì bạo lực gia đình vẫn còn đang phổ biến. Phụ nữ, trẻ em gái bị bạo hành, hãm hiếp là những chuyện không lạ tại Việt Nam hiện nay. Lạm dụng tình dục vẫn thường xuyên xảy ra ở mọi cấp độ xã hội.
Phụ nữ Việt Nam có bao giờ tự hỏi vì sao có những xóm làng có đến tám phần mười gia đình có con gái đi lấy chồng người nước ngoài. Có những bó hoa tươi nào cho các phụ nữ Việt phải đứng trần truồng xếp hàng cho đàn ông người Đài, người Hàn lọc lựa như những mớ tôm cá?
Nói cho đúng, thật ra phụ nữ Việt Nam không tự nhiên lại chấp nhận vai trò “hưởng thụ” trong ngày quan trọng này của họ mà đây là kết quả của một quá trình giáo dục, tuyên truyền, một chính sách ru ngủ của chế độ. Không riêng Việt Nam, mà nói chung hầu như tại tất cả các nước đã từng một thời sống sau bức màn sắt Cộng Sản, phụ nữ đều được tô điểm với những cánh hoa “sáng nở tối tàn” như vậy vào ngày 8.3. Các chế độ độc đoán không muốn thấy bất kỳ một hành động phản kháng nào xảy ra trong nước dù đó chỉ là những đòi hỏi không mang tính sống còn cho chế độ.
Cầu mong sao cho phụ nữ Việt Nam có được, không những chỉ một ngày 8.3 trong năm mà được 365 ngày sống thoải mái, hạnh phúc không lo lắng, sợ hãi. Mà nếu hoàn cảnh chưa cho phép thì hãy tận hưởng những gì có được nhưng xin đừng lầm tưởng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8.3 là một ngày Valentine, một ngày sính nhật hay là ngày Mẹ mà phụ nữ vẫn được trân quý hàng năm.
Phương Tôn
Tháng 3. 2020
Theo Khoa Học
Phụ Nữ Việt Nam và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8.3 |
Chắc hẵn sẽ không có nhiều người phản đối khi tôi khẳng định: Phụ nữ Việt Nam hạnh phúc hơn phụ nữ nước ngoài.
Xin lỗi! Nói lại cho đúng là hạnh phúc hơn phụ nữ nước ngoài trong một ngày trong năm: Ngày 8.3
Nếu không tin? Xin cứ mở FB ra mà xem. Ngày này các chị các cô người Việt trong nước (xin nhấn mạnh đối tượng nhắm đến là những người dư ăn dư để chứ những chị em suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cơm còn chưa đủ ăn chứ lấy đâu mà FB) tưng bừng hớn hở post lên FB toàn là hoa và hoa. Tay ôm hoa, miệng cười tươi như hoa … phù dung (sớm nở tối tàn) vì được đàn ông ca tụng, mời đi ăn, đi cà phê. Cả thế giới này hình như đang nằm dưới chân phụ nữ người Việt vào ngày 8.3 mỗi năm.
Trong khi đó, phụ nữ trên thế giới lại mang đầy ưu tư vào ngày này. Một số chị em chẳng thiết đến hoa, những lời mật ngọt của cánh đàn ông mà lại lầm lũi xuống đường, hô to những lời đòi hỏi quyền lợi cho nữ giới.
Với phụ nữ Tây phương, 8.3 là ngày lịch sử, là một ngày hành động chính trị mà đã hơn 100 năm họ đã bỏ biết bao mồ hôi, nước mắt và ngay cả thân mạng để giành được quyền bỏ phiếu, được đối xử công bằng trong công việc và các thành tựu quan trọng khác.
Ngày này còn được gọi là “Ngày Phụ nữ đấu tranh”. Trọng tâm là để nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong xã hội. Mặc dù vai trò của phụ nữ trong xã hội đã thay đổi kể từ năm 1911. Không còn nghi ngờ gì nữa: Phong trào phụ nữ đã đạt được rất nhiều trong 100 năm qua. Cho đến 100 năm trước, phụ nữ không được phép bỏ phiếu ở Đức, cho đến 50 năm trước ở Tây Đức, họ cần có sự đồng ý của đàn ông nếu họ muốn làm việc. Cho đến năm 1997, hiếp dâm trong hôn nhân không phải là một tội ác. Những việc ngày nay được xem là chuyện “Tất nhiên” thật ra là kết quả của những cuộc đấu tranh kiên nhẫn trong những năm dài. Không thể chối cãi rằng, hiện phụ nữ vẫn còn bị thiệt thòi nhiều mặt.
Cũng vì vậy, phụ nữ Tây phương vẫn xuống đường để chứng minh cho quyền lợi của mình. Bình đẳng giới, chống hành hạ phụ nữ, lương bình đẳng cho công việc như nhau, tiền lương tối thiểu, luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em và hợp pháp hoá phá thai…là những vấn đề vẫn còn phải được đấu tranh. Không những vậy, ngày này hàng năm vẫn được phụ nữ sử dụng để thu hút sự chú ý đến các vấn đề toàn cầu hiện có, chứ không phải là ngày để chờ đợi được khen ngợi, được tán tụng về việc làm vợ, làm mẹ của họ.
Nếu hiểu lịch sử về ngày này cũng như nhìn lại tình trạng nữ quyền ngày hôm nay, sau hơn 100 năm, tôi nghĩ phụ nữ không có lý do để mừng vui, chờ đợi được khen ngợi, được tán tụng mà trái lại, sẽ phải quyết tâm hơn để đòi những quyền lợi vẫn chưa đạt được cho nữ giới.
Đừng chủ quan vì cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ vẫn chưa kết thúc và cũng sẽ không kết thúc trong thiên niên kỷ này. Nhân ngày Phụ nữ Thế giới các vấn nạn còn phải đề cập đến như giáo dục cho trẻ em gái ở các nước như Pakistan, Afghanistan … phải tốt hơn nữa, thêm nữ quyền cho phụ nữ ở Nepal… Trên bình diện quốc tế, trọng tâm hiện nay là phải loại bỏ áp bức và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hình thức này là một trong những vi phạm nhân quyền phổ biến và có hệ thống nhất. Chúng bao gồm, ví dụ, chà đạp danh dự nhân phẩm, cắt xén bộ phận sinh dục nữ, kết hôn cưỡng bức và buôn bán phụ nữ, vẫn còn phổ biến ở một số quốc gia.
Một trăm năm sau, hôm nay vào đầu thế kỷ thứ 21, phụ nữ Việt Nam nghĩ gì, nên có thái độ như thế nào hay vẫn muốn ôm nhận những bó hoa thật tươi và quên đi sự thật đang xảy ra chung quanh mình. Vào ngày 8 tháng 3, phụ nữ Việt Nam đừng nên chờ đợi được đối xử đặc biệt hơn thường ngày mà vì quyền lợi chung, phải có cái nhìn sâu sắc hơn, dùng tiếng nói của mình để thu hút sự chú ý, hướng đến những nơi mà những người nữ khác vẫn chưa có quyền như mình đang được hưởng.
Đây chưa phải là lúc mà phụ nữ Việt Nam có thể hãnh diện khoe khoang những bó hoa (phù dung) tươi đẹp vì những gánh nặng bất công vẫn còn đang đè lên đôi vai gầy yếu của họ. Vào ngày 8.3 phụ nữ Việt Nam phải dùng chính tiếng nói của họ đòi hỏi ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ vì bạo lực gia đình vẫn còn đang phổ biến. Phụ nữ, trẻ em gái bị bạo hành, hãm hiếp là những chuyện không lạ tại Việt Nam hiện nay. Lạm dụng tình dục vẫn thường xuyên xảy ra ở mọi cấp độ xã hội.
Phụ nữ Việt Nam có bao giờ tự hỏi vì sao có những xóm làng có đến tám phần mười gia đình có con gái đi lấy chồng người nước ngoài. Có những bó hoa tươi nào cho các phụ nữ Việt phải đứng trần truồng xếp hàng cho đàn ông người Đài, người Hàn lọc lựa như những mớ tôm cá?
Nói cho đúng, thật ra phụ nữ Việt Nam không tự nhiên lại chấp nhận vai trò “hưởng thụ” trong ngày quan trọng này của họ mà đây là kết quả của một quá trình giáo dục, tuyên truyền, một chính sách ru ngủ của chế độ. Không riêng Việt Nam, mà nói chung hầu như tại tất cả các nước đã từng một thời sống sau bức màn sắt Cộng Sản, phụ nữ đều được tô điểm với những cánh hoa “sáng nở tối tàn” như vậy vào ngày 8.3. Các chế độ độc đoán không muốn thấy bất kỳ một hành động phản kháng nào xảy ra trong nước dù đó chỉ là những đòi hỏi không mang tính sống còn cho chế độ.
Cầu mong sao cho phụ nữ Việt Nam có được, không những chỉ một ngày 8.3 trong năm mà được 365 ngày sống thoải mái, hạnh phúc không lo lắng, sợ hãi. Mà nếu hoàn cảnh chưa cho phép thì hãy tận hưởng những gì có được nhưng xin đừng lầm tưởng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8.3 là một ngày Valentine, một ngày sính nhật hay là ngày Mẹ mà phụ nữ vẫn được trân quý hàng năm.
Phương Tôn
Tháng 3. 2020
Theo Khoa Học
Không có nhận xét nào