Cuộc họp chính phủ ngày 23-03 vừa qua bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đề xuất chính phủ tạm dừng xuất khẩu gạo, sau đó Thủ tướng Phúc ra công văn hoả tốc dừng xuất, sau đó một ngày là ngày 24-03 tức ngày hôm qua Trần Tuấn Anh lại gửi đề nghị thủ tướng dừng lại cái lệnh ngừng xuất ấy. Hôm nay, sau khi họp nội các Nguyễn Xuân Phúc lại ra văn bản chỉ đạo là cử các đoàn kiểm tra liên ngành để xem trong kho của các doanh nghiệp ở các địa phương còn bao nhiêu gạo, về địa phương xem vụ mùa trồng trọt ra sao để đánh giá nguồn cung, lập báo cáo thủ tướng trước ngày 28 để ra quyết định nên dừng hay không. Trong thời gian còn 3 ngày nữa, các hợp đồng mới sẽ dừng ký, hợp đồng cũ sẽ xem xét mà bán hay không.
Chỉ trong 3 ngày, mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc liên tục ra các chỉ đạo trái chiều nhau, điều đó cho thấy năng lực của Nguyễn Xuân Phúc và đám nội các ngoài ăn và phá, đi oánh Golf ra chẳng biết con mẹ gì cả.
Đường đường là một Thủ tướng mà đến bây giờ một quyết sách mang tầm chiến lược, thời khắc quan trọng đến an ninh lương thực của cả quốc gia cần đến sự sáng suốt của lãnh đạo, mà khi đụng chuyện chỉ biết gãi đầu và sai lính đi đếm coi còn bao nhiêu gạo trong kho, tầm nhìn chỉ thế thôi sao?
Người làm nông Việt Nam rất khó khăn vì tất cả phải tự làm ra mà không có sự giúp đỡ và hỗ trợ của chính phủ. Kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, khi làm ra sản phẩm thì bị thương lái ép giá rẻ bèo mà không có sự can thiệp nào của chính phủ, giúp để thoát khỏi tình trạng đó. Khi được mùa thì không sao, khi mất mùa thì chính phủ mặc kệ coi như nông dân chỉ biết khóc và van trời vậy.
Bởi thế, ông thủ tướng Phúc mới nói “đã đến lúc nông dân tự cứu lấy mình trước khi đợi nhà nước cứu” là vậy.
Nhìn Thái Lan bài học gì cho Việt Nam?
Không phải tự nhiên mà Thái Lan là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới, có sản lượng cũng như chất lượng nông sản đều ở top đầu thế giới.
Là một nước có nền nông nghiệp phát triển, Thái Lan cũng từng trải qua những giai đoạn khó khăn và trăn trở.
Điều làm nên sự khác biệt với Việt Nam là nông dân Thái Lan có một triết lý đúng đắn về làm nông. Triết lý này có tên là “Nền kinh tế sung túc”.
Triết lý này do cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đưa ra. Trong bài phát biểu nhân dịp sinh nhật ngày 4-12-1997, ông giải thích rõ:
"Gần đây, có nhiều dự án đã được triển khai, nhiều nhà máy được xây dựng, người ta nghĩ Thái Lan sẽ trở thành một con hổ bé, rồi thành một con hổ lớn. Mọi người phấn khích về chuyện trở thành một con hổ… Là hổ không quan trọng, điều quan trọng đối với chúng ta là có một nền kinh tế sung túc. Một nền kinh tế sung túc nghĩa là có đủ để nuôi chính chúng ta…".
Từ khi lên ngôi Vua, ông hay tổ chức vi hành trên khắp mọi miền đất nước, đến nỗi người dân Thái Lan lan truyền câu nói không nơi nào trên đất nước Thái lại chưa từng in dấu chân của Vua Bhumibol Adulyadej. Không chỉ là nhà lãnh đạo, nhà Vua Bhumibol Adulyadej còn là một nhà sáng chế. Ông có rất nhiều phát minh hỗ trợ nông dân, trong đó đáng chú ý nhất là kỹ thuật làm mưa nhân tạo, đã giúp cho nông dân giải quyết vào mùa khi gặp hạn hán.
Thái Lan là một quốc gia coi trọng về nông nghiệp, chính vì thế chính phủ quốc gia này rất quan tâm đến người nông dân.
Khi chưa có dịch bệnh, đầu tháng 11-2019 Bộ Thương mại Thái Lan đã phê duyệt quỹ hỗ trợ nông dân trị giá 4,38 tỷ baht (khoảng 145 triệu USD) trong năm tài khóa 2020, tập trung 10 sản phẩm nông nghiệp chính của nước này. Trong đó, gạo chủ yếu.
Cuối tháng 8-2019, Chính phủ Thái Lan đã thông qua khoản ngân sách 59 tỷ baht (hơn 1,94 tỷ USD) dành cho các chương trình bảo đảm giá và trợ cấp cho gạo và dầu cọ. Trong đó, 13,3 tỷ baht dành cho chương trình bảo đảm giá gạo, 21,4 tỷ baht dành cho dầu cọ và 25 tỷ baht để trợ cấp chi phí sản xuất cho người trồng lúa. Với sự hỗ trợ này, Chính phủ Thái Lan cam kết không để người nông dân trồng lúa bị thương lái ép giá.
Cục trưởng Cục Nội thương, Bộ Thương mại Thái Lan, ông Whichai Phochanakij cho biết sẽ thông qua quỹ hỗ trợ nông dân để tạo một liên kết thị trường cho cây trồng trong mùa thu hoạch, đồng thời trì hoãn đưa sản phẩm ồ ạt ra thị trường vào thời điểm không thuận lợi nhằm kiềm chế sự sụt giảm giá và đẩy nhanh xuất khẩu. Đối với các sản phẩm có giá tiếp tục giảm, thí dụ gạo trắng, sẽ cần các biện pháp bổ sung như tăng dự trữ trong kho và hạn mức tín dụng thấp hơn cho các doanh nghiệp giúp trì hoãn việc bán gạo. “Quỹ hỗ trợ nông dân là một hoat động độc lập, không liên quan các chương trình bảo lãnh và bảo đảm giá của chính phủ đối với một số sản phẩm nông nghiệp”, ông Whichai nói.
Đấy mới là các lãnh đạo của Nhân dân vì nhân dân. Tính toán hết những gì sắp đến và sẽ đến với nông dân để hỗ trợ họ, không những làm giàu cho người nông mà cho cả đất nước.
Việt Nam sẽ học được gì?
Có lẽ, tuyên bố của Thủ tướng là Nông dân tự cứu lấy mình trước khi đợi nhà nước cứu thì đã đủ hiểu tâm và tầm của lãnh đạo VN như thế nào, ngoài sự bỏ rơi và mặc kệ người nông dân thì còn gì khác?
Tất nhiên, việc lằng nhằng dừng hay xuất khẩu gạo của VN mấy ngày qua đang đôi co chỉ là trò hề của chính phủ bất tài đang diễn. Trong giai đoạn nhu cầu thế giới đang tăng mà VN xuất ồ ạt chưa có một đánh giá tác động, không dựa trên một số liệu cụ thể khoa học nào để bán tháo mà kiếm lãi, còn dịch bệnh hạn hán như thế nào thì không cần biết.
Chính phủ Việt Nam ngoài học để ăn cướp mồ hôi nước mắt của dân để tư lợi ra chắc có lẽ, chẳng còn gì khác!
Phạm Minh Vũ
Phạm Minh Vũ – Gạo và tầm nhìn lãnh đạo Việt Nam |
Chỉ trong 3 ngày, mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc liên tục ra các chỉ đạo trái chiều nhau, điều đó cho thấy năng lực của Nguyễn Xuân Phúc và đám nội các ngoài ăn và phá, đi oánh Golf ra chẳng biết con mẹ gì cả.
Đường đường là một Thủ tướng mà đến bây giờ một quyết sách mang tầm chiến lược, thời khắc quan trọng đến an ninh lương thực của cả quốc gia cần đến sự sáng suốt của lãnh đạo, mà khi đụng chuyện chỉ biết gãi đầu và sai lính đi đếm coi còn bao nhiêu gạo trong kho, tầm nhìn chỉ thế thôi sao?
Người làm nông Việt Nam rất khó khăn vì tất cả phải tự làm ra mà không có sự giúp đỡ và hỗ trợ của chính phủ. Kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, khi làm ra sản phẩm thì bị thương lái ép giá rẻ bèo mà không có sự can thiệp nào của chính phủ, giúp để thoát khỏi tình trạng đó. Khi được mùa thì không sao, khi mất mùa thì chính phủ mặc kệ coi như nông dân chỉ biết khóc và van trời vậy.
Bởi thế, ông thủ tướng Phúc mới nói “đã đến lúc nông dân tự cứu lấy mình trước khi đợi nhà nước cứu” là vậy.
Nhìn Thái Lan bài học gì cho Việt Nam?
Không phải tự nhiên mà Thái Lan là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới, có sản lượng cũng như chất lượng nông sản đều ở top đầu thế giới.
Là một nước có nền nông nghiệp phát triển, Thái Lan cũng từng trải qua những giai đoạn khó khăn và trăn trở.
Điều làm nên sự khác biệt với Việt Nam là nông dân Thái Lan có một triết lý đúng đắn về làm nông. Triết lý này có tên là “Nền kinh tế sung túc”.
Triết lý này do cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đưa ra. Trong bài phát biểu nhân dịp sinh nhật ngày 4-12-1997, ông giải thích rõ:
"Gần đây, có nhiều dự án đã được triển khai, nhiều nhà máy được xây dựng, người ta nghĩ Thái Lan sẽ trở thành một con hổ bé, rồi thành một con hổ lớn. Mọi người phấn khích về chuyện trở thành một con hổ… Là hổ không quan trọng, điều quan trọng đối với chúng ta là có một nền kinh tế sung túc. Một nền kinh tế sung túc nghĩa là có đủ để nuôi chính chúng ta…".
Từ khi lên ngôi Vua, ông hay tổ chức vi hành trên khắp mọi miền đất nước, đến nỗi người dân Thái Lan lan truyền câu nói không nơi nào trên đất nước Thái lại chưa từng in dấu chân của Vua Bhumibol Adulyadej. Không chỉ là nhà lãnh đạo, nhà Vua Bhumibol Adulyadej còn là một nhà sáng chế. Ông có rất nhiều phát minh hỗ trợ nông dân, trong đó đáng chú ý nhất là kỹ thuật làm mưa nhân tạo, đã giúp cho nông dân giải quyết vào mùa khi gặp hạn hán.
Thái Lan là một quốc gia coi trọng về nông nghiệp, chính vì thế chính phủ quốc gia này rất quan tâm đến người nông dân.
Khi chưa có dịch bệnh, đầu tháng 11-2019 Bộ Thương mại Thái Lan đã phê duyệt quỹ hỗ trợ nông dân trị giá 4,38 tỷ baht (khoảng 145 triệu USD) trong năm tài khóa 2020, tập trung 10 sản phẩm nông nghiệp chính của nước này. Trong đó, gạo chủ yếu.
Cuối tháng 8-2019, Chính phủ Thái Lan đã thông qua khoản ngân sách 59 tỷ baht (hơn 1,94 tỷ USD) dành cho các chương trình bảo đảm giá và trợ cấp cho gạo và dầu cọ. Trong đó, 13,3 tỷ baht dành cho chương trình bảo đảm giá gạo, 21,4 tỷ baht dành cho dầu cọ và 25 tỷ baht để trợ cấp chi phí sản xuất cho người trồng lúa. Với sự hỗ trợ này, Chính phủ Thái Lan cam kết không để người nông dân trồng lúa bị thương lái ép giá.
Cục trưởng Cục Nội thương, Bộ Thương mại Thái Lan, ông Whichai Phochanakij cho biết sẽ thông qua quỹ hỗ trợ nông dân để tạo một liên kết thị trường cho cây trồng trong mùa thu hoạch, đồng thời trì hoãn đưa sản phẩm ồ ạt ra thị trường vào thời điểm không thuận lợi nhằm kiềm chế sự sụt giảm giá và đẩy nhanh xuất khẩu. Đối với các sản phẩm có giá tiếp tục giảm, thí dụ gạo trắng, sẽ cần các biện pháp bổ sung như tăng dự trữ trong kho và hạn mức tín dụng thấp hơn cho các doanh nghiệp giúp trì hoãn việc bán gạo. “Quỹ hỗ trợ nông dân là một hoat động độc lập, không liên quan các chương trình bảo lãnh và bảo đảm giá của chính phủ đối với một số sản phẩm nông nghiệp”, ông Whichai nói.
Đấy mới là các lãnh đạo của Nhân dân vì nhân dân. Tính toán hết những gì sắp đến và sẽ đến với nông dân để hỗ trợ họ, không những làm giàu cho người nông mà cho cả đất nước.
Việt Nam sẽ học được gì?
Có lẽ, tuyên bố của Thủ tướng là Nông dân tự cứu lấy mình trước khi đợi nhà nước cứu thì đã đủ hiểu tâm và tầm của lãnh đạo VN như thế nào, ngoài sự bỏ rơi và mặc kệ người nông dân thì còn gì khác?
Tất nhiên, việc lằng nhằng dừng hay xuất khẩu gạo của VN mấy ngày qua đang đôi co chỉ là trò hề của chính phủ bất tài đang diễn. Trong giai đoạn nhu cầu thế giới đang tăng mà VN xuất ồ ạt chưa có một đánh giá tác động, không dựa trên một số liệu cụ thể khoa học nào để bán tháo mà kiếm lãi, còn dịch bệnh hạn hán như thế nào thì không cần biết.
Chính phủ Việt Nam ngoài học để ăn cướp mồ hôi nước mắt của dân để tư lợi ra chắc có lẽ, chẳng còn gì khác!
Phạm Minh Vũ
Không có nhận xét nào