Chính trị gia người Anh Nigel Farage
mới đây đã có bài bình luận về mối quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc
trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang bùng nổ tại châu
Âu. Ông cho rằng đã đến lúc phương Tây cần thật sự nhận thức rõ bản chất
của chính quyền ĐCSTQ và có những hành động thiết thực với thể chế này
để ngăn chặn những thảm hoạ tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Dưới
đây là bài viết của ông:
Chính trị gia Farage (phải) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) |
Phương
Tây đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1939
vì dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Hàng nghìn người đã chết, và con số
sẽ còn tiếp tục tăng. Cú sốc kinh tế đã trở nên thực sự nghiêm trọng.
Thế nhưng, có một quốc gia dường như đang đứng trên mọi chỉ trích: Trung
Quốc. Khi Trung Quốc bắt đầu trục xuất các nhà báo Mỹ, tôi tự hỏi: Vây
rốt cuộc ai là nhân vật phản diện trong chuỗi thảm kịch này?
Tôi
phải thú nhận rằng vào tuần trước, tôi đã ở trong tình trạng trầm cảm
nặng, nặng hơn những lần tôi đã từng bị trong đời bởi những lời nói của
Trưởng ban cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, ông Patrick Vallance. Ông
nói 60% dân số Anh cần mắc viêm phổi Vũ Hán để tạo ra tình trạng “miễn
dịch cộng đồng”, và lúc đó Thủ tướng Boris Johnson đã không có ý định
phản đối điều này. Tôi tính toán khá nhanh và nhận thấy rằng chiến thuật
này có thể khiến 400.000 người trong nước thiệt mạng. Vài ngày sau,
nhóm phản ứng dịch COVID-19 của trường đại học Imperial đã làm một số
ước tính và dự đoán rằng khoảng 260.000 người sẽ chết nếu chính phủ để
dịch tự do lây lan.
Sau
đó, tôi mừng vì chính sách của chính phủ đã thay đổi. Nước Anh đang
hành động giống với nhiều quốc gia khác trong nỗ lực ngăn chặn virus.
Phố Downing [nơi Thủ tướng làm việc] đã nhận ra rằng cho phép dịch bệnh
lan rộng sẽ hạ gục Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Cuối cùng họ cũng nhận
ra điều đó. Chúng ta phải giữ bình tĩnh và hy vọng vào điều tốt nhất.
Tôi
tin rằng sự chú ý bây giờ nên quay trở lại Trung Quốc. Khi Tổng thống
Trump nói về “virus Trung Quốc” (những người khác gọi nó là “virus Vũ
Hán”) ông đã gặp phải làn sóng chỉ trích và bị cáo buộc phân biệt chủng
tộc. Tại Hạ viện Anh, ngoại trưởng nội các đối lập Emily Thornberry đã
chỉ trích ông Trump: “Bây giờ ông ấy đang gọi nó là virus ngoại, đổ lỗi
cho châu Âu vì sự lây lan của nó và hôm nay đổ lỗi cho Trung Quốc.” Tôi
ghét phải chen ngang bà Thornberry, nhưng ông Trump đã đúng. Và đây là
lúc tất cả chúng ta phải thách thức Trung Quốc.
Có
nhiều yếu tố để chúng ta cân nhắc. Đây là lần thứ 3 thế giới phải hứng
chịu một thảm hoạ sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng mà có lẽ đều bắt nguồn
từ Trung Quốc. Đầu tiên là dịch SARS, sau đó là cúm lợn, bây giờ là
virus corona. Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy virus này được tạo ra
có chủ ý, nhưng cũng không thể nói rằng nó không có chút liên quan gì
đến yếu tố con người.
Các
chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng vệ sinh kinh hoàng ở các chợ động
vật hoang dã của Trung Quốc trong nhiều năm, với những loài vật còn
sống, đã chết, sắp chết như dơi, tê tê và những con vật khác được xếp
cạnh nhau. Dịch cơ thể và tất cả vi khuẩn, virus và ký sinh trùng mà
chúng mang theo trộn lẫn vào nhau và có thể đột biến khi tiếp xúc trực
tiếp với những người mua.
Không
chỉ là vấn đề vệ sinh, Trung Quốc thậm chí đã được một số nơi tung hô
nhiệt liệt vì những biện pháp hà khắc được áp đặt để ngăn chặn dịch bệnh
tại tâm dịch Vũ Hán. Dĩ nhiên, các bác sĩ và y tá chiến đấu ở tuyến đầu
chắc chắn xứng đáng được khen ngợi. Nhưng ngoài câu hỏi liệu các biện
pháp này có phải là thứ mà chúng ta nên mô phỏng trong một nền dân chủ,
thì điều này còn đang che khuất sự thật rằng Trung Quốc đã áp chế những
tiếng nói cảnh báo về nạn dịch khi nó mới xuất hiện, bắt giữ và cảnh cáo
những “người thổi còi,” khiến thế giới chậm trễ trong việc phản ứng với
dịch bệnh cả tháng trời với cái giá phải trả là hàng ngàn nhân mạng
khắp thế giới.
Đây
chẳng phải là lúc phương Tây chúng ta cần có một cuộc đối thoại nghiêm
túc về Trung Quốc, bắt đầu với sự thật rằng một số tầng lớp của chế độ
đó, từ thanh tra vệ sinh đến cảnh sát chìm, phải chịu trách nhiệm cho
cơn ác mộng này? Đây chẳng phải đã đến lúc chúng ta cần nhắc nhở mình
rằng Trung Quốc là một chế độ độc tài cộng sản tàn tệ nhất, một xã hội
giám sát và hành quyết hàng ngàn người dân của nó mỗi năm? Tất cả chúng
ta cần xem lại thái độ của mình đối với chế độ Bắc Kinh.
Đã
quá lâu rồi không có một nhà lãnh đạo nào trên thế giới dám nói lời
phản đối lại họ, ít nhiều đều chấp nhận “mắt nhắm mắt mở” để gắn kết với
chế độ đó. Những ưu tiên của toàn cầu hóa được xem quan trọng hơn rất
nhiều lần so với nhân quyền. Điều này đã sai hoàn toàn.
Cánh
Tả gào lên và la ó ông Trump hay, trên thực tế, bất kỳ ai ở phía cánh
Hữu. Tất cả chúng ta [người bên cánh Hữu] đều bị bôi nhọ là những kẻ
phân biệt chủng tộc, phát xít và homophobes [kỳ thị đồng tính luyến ái].
Nhiều người trong chúng ta cũng bị quy cho là transphobic [kỳ thị người
chuyển giới]. Thế nhưng, trong khi cánh Tả hào hứng tấn công chúng ta
liên tục bằng cách đệ trình rất nhiều vấn đề, họ hiếm khi nói một lời
nào về Trung Quốc. Việc đàn áp người Hồi giáo Trung Quốc thì sao? Tây
Tạng thì sao? Có lẽ Emily Thornberry sẽ làm việc hiệu quả hơn bằng cách
tấn công Chủ tịch Tập thay vì Donald Trump.
Tương
tự, các nhóm vận động môi trường rất vui khi gây ra sự hỗn loạn trong
xã hội bất cứ khi nào họ muốn. Các nhóm giống như Extinction Rebellion
đã đưa các thành phố Anh vào tình trạng bế tắc. Tuy nhiên, họ rất hiếm
khi lên tiếng chống lại Trung Quốc – nước phải chịu trách nhiệm cho phần
lớn sự ô nhiễm trên thế giới. Tôi thấy mâu thuẫn này thật kỳ lạ.
Trớ
trêu thêm nữa, nhà lãnh đạo Serbia Alexander Vucic đã phàn nàn trong
tuần này rằng EU sẽ không giúp quốc gia của ông và ca ngợi người bạn mới
tốt nhất – Chủ tịch Tập. Tương tự, Ý đã cảm kích nhận sự giúp đỡ của
Trung Quốc trong việc cung cấp các vật tư y tế. Sẽ tốt hơn nếu những
hành động trợ giúp này của Trung Quốc ít nhất đi kèm với việc thừa nhận
trách nhiệm khi để tình hình dịch bệnh leo thang lúc ban đầu. Thật ra
cũng khó mà đổ lỗi cho người Serbia và người Ý khi họ nhận sự giúp đỡ
này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán toàn cầu là thời
điểm tốt nhất để chúng ta thiết lập mục tiêu: điều chỉnh lại mối quan hệ
của chúng ta với chế độ chuyên chế giết người của ĐCSTQ, chế độ đã mang
lại sự khốn khổ cho thế giới như ngày hôm nay.
Các
chuỗi cung ứng của phương Tây đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Hãy xem
Trung Quốc hiện đang tận dụng cuộc khủng hoảng mà họ gây ra để mở rộng
sự ảnh hưởng tại châu Âu, điều đó khiến người ta lạnh cả sống lưng. Ông
Boris Johnson cần phải thấy rằng quyết định mời công ty Trung Quốc
Huawei xây dựng mạng 5G của Anh là một sai lầm. Tôi đã chỉ ra trước đó
rằng rất nhiều thành viên của tầng lớp các doanh nghiệp lớn của chúng
ta, của dịch vụ công, và thực tế của tầng lớp chính trị tại Anh đang làm
việc cho Trung Quốc. Họ nên rút ra và suy nghĩ lại. Lợi ích tài chính
không được đặt trên lợi ích quốc gia. Sự đúng đắn chính trị từ các hợp
đồng kinh doanh với Trung Quốc đã khiến chúng ta không thể nói sự thật
một cách cởi mở về cuộc khủng hoảng giống như sự việc đang xảy ra. Điều
này có tính phá hoại rất cao.
Tôi
không có ý xấu gì chống lại người dân Trung Quốc; cũng không chống các
bác sĩ Trung Quốc đang chiến đấu với đại dịch tại Vũ Hán, cũng không
chống lại các nhà khoa học Trung Quốc đang kề vai sát cánh với các đồng
nghiệp trên khắp thế giới để giải mã căn bệnh này. Nhưng thực tế, Trung
Quốc là một quốc gia ý thức hệ với những mục đích thâm sâu, và Chủ tịch
Tập – hiện đang ở vị trí lãnh đạo tuyệt đối trong xã hội Trung Quốc –
không phải là bạn của chúng ta.
Nigel Farage
*
Nigel Farage là một chính trị gia và phát thanh viên người Anh. Ông là
lãnh đạo của Đảng Brexit từ năm 2019, và từng là Thành viên của Nghị
viện Châu Âu (MEP) cho vùng Đông Nam nước Anh từ năm 1999 cho đến khi
Vương quốc Anh rời khỏi EU vào năm 2020. Ngoài các hoạt động của Đảng
Brexit và MEP, ông là Phó Chủ tịch của Tổ chức ủng hộ Brexit. Ông cũng
là lãnh đạo của Đảng Độc lập Anh (UKIP) từ năm 2006 đến 2009 và từ năm
2010 đến 2016.
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào