Tổng Bí thư đảng cộng sản kiêm Chủ
tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 19 tháng 3 chủ trì
cuộc họp Tiểu ban Nhân sự đảng.
Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (thứ 2 từ phải sang) tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019 |
Trong
buổi họp, người đứng đầu Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng, đồng thời
cũng là trưởng tiểu ban nhân sự Đại hội đảng XIII, cho biết trong thời
gian tới tiểu ban nhân sự, bộ chính trị, ban chấp hành trung ương tập
trung công sức nhiều hơn cho việc xây dựng phương hướng công tác nhân sự
và việc lựa chọn nhân sự tham gia ban chấp hành trung ương đảng khóa
XIII.
Đáng
quan tâm là phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp cho rằng
công tác nhân sự là nhiệm vụ ‘then chốt’ của ‘then chốt’, có liên quan
đến sự sống còn của đảng, của chế độ.
Nhận xét về phát biểu vừa nêu của ông Tổng Bí thư, Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng:
“Cái
chuẩn bị nhân sự đó họ khuếch trương lên ra vẻ trở thành nghiêm trọng,
quan trọng để tiếp tục đánh lừa người dân là họ vì dân vì nước, nhưng
như chính ông Nguyễn Phú Trọng có nói là vì sự tồn vong của chế độ cộng
sản. Nên dù có là then chốt hay không then chốt cũng chỉ là phục vụ cho
chế độ và tôi tin rằng đó là sự sắp xếp và thỏa thuận trong nội bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam mà họ đã thu xếp cho những cái ghế để sẵn.”
Còn
theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội cho
rằng phát biểu của ông Trọng không sai. Ông giải thích:
“Sự
tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam và của nhà nước cai trị đúng là phụ
thuộc rất nhiều vào nhân sự của đảng lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới thế
nào. Bởi vì một sự thật mà chúng ta đành phải thừa nhận là Đảng Cộng sản
Việt Nam đứng ra cai trị, chưa có những đảng khác để cạnh tranh. Nếu
đội ngũ lãnh đạo của nó tốt thì sẽ tốt hơn cho bản thân họ, nhưng mặt
khác cũng tốt chung cho đất nước.”
Trao
đổi với RFA vào tối ngày 19/3, trước hết, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng
bày tỏ hoài nghi đối với tư cách Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước của ông
Nguyễn Phú Trọng, nhân vật cao cấp nhất trong đảng và về mặt nhà nước:
“Trong
suốt kỳ đất nước cần có mặt ông ta nhất trong lúc nước sôi lửa bỏng,
dịch bệnh xuất hiện và nhiều vấn đề khác như khô hạn ở đồng bằng sông
Cửu Long, dịch bệnh virus Vũ Hán thì không hề thấy ông Tổng Bí thư có
mặt. Biết bao nhiêu người đồn đoán là người đứng đầu nguyên thủ quốc gia
không xuất hiện trong khi ngày hôm nay chuẩn bị cho nhiệm vụ nhân sự
Đảng ông lại nói đấy là nhiệm vụ quan trọng, “then chốt của then chốt”
và ông ta đặt tất cả vấn đề về quyền lực của đảng trong đó ông ta là
người đứng đầu tối cao. Theo ý kiến của tôi là một người dân bình thường
thì tôi chi rằng ông ta không xứng đáng làm nguyên thủ đất nước.”
Nhân sự Đảng có thực sự vì dân hay chỉ đấu đá nội bộ?
Báo
trong nước trích nội dung cuộc họp cho biết công tác nhân sự Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải được tiến hành theo quy
trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công
tâm, thật sự trong sáng, khách quan.
Tuy nhiên, blogger Nguyễn Ngọc Già lại có nhận định khác cho rằng thực tế không đúng như những gì được báo lề đảng đăng tải:
“Truyền
thống của người cộng sản Việt Nam qua nhiều năm là mỗi kỳ Đại hội Đảng
là sự đấu đá giữa các phe phái, phe nào mạnh hơn, phe nào yếu hơn ta
thấy rất rõ.”
Xác
nhận sự việc này, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng khẳng định trước đại hội
đảng Việt Nam, hàng loạt thông tin bên lề về nhân sự Đảng lại được ‘bỏ
nhỏ’, những ‘tin mật’ sẽ được những kênh truyền thông không chính thống
đăng tải:
“Chúng
ta thường thấy trường hợp ở ngoài vỉa hè nhân dân hay đồn đoán những
người nào sẽ nắm chức vụ gì và hầu như những dự đoán đó có vẻ chính xác.
Đấy là những lúc thanh trừng bằng các chiến dịch như đốt lò củi mà ta
thấy rất rõ. Những nhân vật bị thanh trừng đều thuộc nhóm người khác,
những người không bị đụng tới sẽ thuộc một nhóm mới. Trên cơ sở đó, có
thể một số thông tin rò rỉ là để chúng ta thấy rõ những dàn xếp cho việc
chuẩn bị dân sự thực ra là thanh trừng phe nhóm.”
Theo
quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng việc đấu đá nội bộ
như vậy không hẳn là một việc xấu trong tình hình chính trị tại Việt Nam
hiện nay. Ông tiếp lời:
“Chuyện
cạnh tranh giữa những thế lực khác nhau luôn là một chuyện mà ai cũng
biết. Trong lúc không có dân chủ thì có sự cạnh tranh nội bộ một chút
cũng là chuyện lành mạnh, còn hơn là bên Trung Quốc, ông trùm chỉ định
ai thì người đó được vào. Nói cách khác, cạnh tranh nội bộ trong đảng
không có còn dở hơn có.”
Đại
hội Đảng Cộng sản XIII của Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, từ đó
bầu ra các ủy viên trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và người lãnh
đạo đảng là Tổng bí thư.
Blogger
Nguyễn Ngọc Già cho rằng kì lựa chọn nhân sự lãnh đạo đất nước Việt Nam
lần này sẽ có thay đổi tích cực hơn so với những năm trước do không bị
Trung Quốc chi phối. Nguyên nhân được ông cho rằng vị thế của Trung Quốc
hiên nay bị suy sụp quá lớn và đen tối nhất từ trước tới nay đối với
Đảng Cộng sản Trung Quốc qua dịch virus Vũ Hán.
Còn
theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, thực tế tình hình nhân sự đảng ra sao từ
lâu đã không được người dân quan tâm chú ý đến. Ông đưa ra lý do:
“Câu
hỏi quan trọng nhất của người dân khi quan tâm đến hệ thống chính trị
là ai thay ai, người ấy lên có làm cho đời sống nhân dân có tốt hơn
không, có được thêm tự do không? Nhưng qua rất lầu, hơn 7 thập kỷ rồi,
hầu như những câu hỏi đấy không bao giờ được trả lời, chỉ như thế hoặc
xấu hơn. Nên người dân thậm chí cũng không quan tâm đến chuyện nhà nước,
thanh từng nội bộ, ai thay thế ai, ở vị trí nào…"
Vẫn
theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, những điều ông vừa nêu cũng chính là lý do
để thể chế này tồn tại được do nhiều người dân ngày càng tỏ ra vô cảm.
(RFA)
Không có nhận xét nào