Người Việt từ nước ngoài đổ về nước trốn dịch khi các quốc gia châu Âu đang trở thành tâm dịch cúm Vũ Hán và lần lượt đóng cửa biên giới ở khắp nơi.
Người Việt về nước trốn dịch: có tính già hoá non? |
Một nữ tiếp viên ẵm cháu bé hai tuổi từ Đức về Việt Nam trốn dịch với bà chỉ mới cách đây một tuần lễ đã đốn tim cả cộng đồng mạng. Mẹ của bé 2 tháng tuổi phải dứt vú mẹ lúc ấy có lẽ cũng đã không ngờ chưa đầy một tuần lễ sau, các nhà hàng, quán bar, chợ búa đều phải đóng cửa, người người phải giữ khoảng cách để chống lây lan dịch bệnh. (1)
Khi dịch cúm Vũ Hán chỉ mới chớm phát ở châu Âu, con số tăng theo hàng chục mỗi ngày tại nước sở tại, cộng với con số người nhiễm bệnh mới tăng theo cấp số nhân ở Ý làm cho ai cũng bất an. Còn Việt Nam, cả tháng trời từ sau tết con số người nhiễm bệnh chỉ có 16 người, và đều được chữa khỏi. Chỉ vậy thôi đã cho họ niềm tin rằng dịch bệnh ở Việt Nam đã thực sự êm. Êm hơn nhiều so với những con số đầy biến động mà không thấy nói ai được chữa lành.
Hệ thống y tế của Việt Nam và Châu Âu có nhiều điểm khác biệt. Điều làm cho nhiều người gốc Việt bất an khi ở Tây Âu là cách chữa bệnh có phần quan liêu, xa cách của các bác sỹ ở đây. Bệnh nhẹ thì sẽ được tự chữa ở nhà, bệnh nặng mà chưa nguy hiểm tính mạng thì phải xếp hàng chờ người nguy hiểm tới tính mạng được chữa trước.
Cả với bệnh cúm Vũ Hán. Chỉ tới khi nguy cấp mới được nhập viện để chữa trị, và dĩ nhiên được chữa trị hoàn toàn miễn phí vì đã có đóng bảo hiểm rồi. ( Anh Quốc còn chữa trị miễn phí cả cho những người ngoại quốc không có bảo hiểm).
Anh và Hà Lan là hai quốc gia khi ấy đã thiên về phương pháp miễn dịch cộng đồng khiến không ít người hoảng sợ. Chính vì vậy mà họ lại hoảng loạn bỏ chạy.
Oái ăm là các nước tư bản thay đổi chính sách xoành xoạch trong những ngày này, Anh vì bị chỉ trích nên đã từ bỏ khái niệm miễn dịch cộng đồng, nội các và quốc hội Hà Lan vẫn còn đang cãi nhau có nên tiếp tục miễn dịch cộng đồng hay sẽ phong toả toàn quốc.
Những du học sinh vội vã quay về nước trong những ngày qua có lẽ không thể đoán được chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, Châu Âu lại ban lệnh cấm tất cả các chuyến bay từ ngoài châu Âu trong vòng ít nhất 30 ngày. Du học sinh cũng không biết được ngày nào quay trở lại được châu Âu nếu như dịch bệnh cứ kéo dài.
Những người mẹ, người cha đã cho con về quê không ngờ con số những người nhiễm bệnh ở Việt Nam đang tăng lên đột ngột tới 76 người chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ.
Con số 76 có vẻ thấp là do Việt Nam chưa áp dụng xét nghiệm đại trà. Hiện có đến 41.918 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), nhưng chỉ có 4.288 trường hợp nghi ngờ đã được loại trừ, tức chỉ mới hơn 10%. (2) Nếu tất cả đều được xét nghiệm chắc hẳn con số lây nhiễm sẽ không dừng lại ở con số 100.
Chỉ một người nhiễm bệnh, thì Sài Gòn đã phải cách ly 280 người theo như ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành uỷ cho biết.(3) Hay như Ninh Thuận cả một thôn trên 5.000 người đã bị cách ly cả 4 tuần lễ.(4) Sẽ có những thành phố bị phong toả hoàn toàn trong những ngày tới khi số bệnh nhân tăng lên theo cấp số nhân?
Giờ đây, có lẽ khi phải ngồi nhà trong căn phòng vắng lặng tiếng con khóc, tiếng con cười, bầu sữa căng cứng, người mẹ ấy mới là người thật đau lòng. Thời gian có thừa nhưng muốn về thăm con cũng không được: biên giới đóng cửa, Việt Nam không còn tiếp nhận chuyến bay từ châu Âu nữa.
Liệu họ đã có tính già hoá non?
Khi dịch cúm Vũ Hán chỉ mới chớm phát ở châu Âu, con số tăng theo hàng chục mỗi ngày tại nước sở tại, cộng với con số người nhiễm bệnh mới tăng theo cấp số nhân ở Ý làm cho ai cũng bất an. Còn Việt Nam, cả tháng trời từ sau tết con số người nhiễm bệnh chỉ có 16 người, và đều được chữa khỏi. Chỉ vậy thôi đã cho họ niềm tin rằng dịch bệnh ở Việt Nam đã thực sự êm. Êm hơn nhiều so với những con số đầy biến động mà không thấy nói ai được chữa lành.
Hệ thống y tế của Việt Nam và Châu Âu có nhiều điểm khác biệt. Điều làm cho nhiều người gốc Việt bất an khi ở Tây Âu là cách chữa bệnh có phần quan liêu, xa cách của các bác sỹ ở đây. Bệnh nhẹ thì sẽ được tự chữa ở nhà, bệnh nặng mà chưa nguy hiểm tính mạng thì phải xếp hàng chờ người nguy hiểm tới tính mạng được chữa trước.
Cả với bệnh cúm Vũ Hán. Chỉ tới khi nguy cấp mới được nhập viện để chữa trị, và dĩ nhiên được chữa trị hoàn toàn miễn phí vì đã có đóng bảo hiểm rồi. ( Anh Quốc còn chữa trị miễn phí cả cho những người ngoại quốc không có bảo hiểm).
Anh và Hà Lan là hai quốc gia khi ấy đã thiên về phương pháp miễn dịch cộng đồng khiến không ít người hoảng sợ. Chính vì vậy mà họ lại hoảng loạn bỏ chạy.
Oái ăm là các nước tư bản thay đổi chính sách xoành xoạch trong những ngày này, Anh vì bị chỉ trích nên đã từ bỏ khái niệm miễn dịch cộng đồng, nội các và quốc hội Hà Lan vẫn còn đang cãi nhau có nên tiếp tục miễn dịch cộng đồng hay sẽ phong toả toàn quốc.
Những du học sinh vội vã quay về nước trong những ngày qua có lẽ không thể đoán được chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, Châu Âu lại ban lệnh cấm tất cả các chuyến bay từ ngoài châu Âu trong vòng ít nhất 30 ngày. Du học sinh cũng không biết được ngày nào quay trở lại được châu Âu nếu như dịch bệnh cứ kéo dài.
Những người mẹ, người cha đã cho con về quê không ngờ con số những người nhiễm bệnh ở Việt Nam đang tăng lên đột ngột tới 76 người chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ.
Con số 76 có vẻ thấp là do Việt Nam chưa áp dụng xét nghiệm đại trà. Hiện có đến 41.918 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), nhưng chỉ có 4.288 trường hợp nghi ngờ đã được loại trừ, tức chỉ mới hơn 10%. (2) Nếu tất cả đều được xét nghiệm chắc hẳn con số lây nhiễm sẽ không dừng lại ở con số 100.
Chỉ một người nhiễm bệnh, thì Sài Gòn đã phải cách ly 280 người theo như ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành uỷ cho biết.(3) Hay như Ninh Thuận cả một thôn trên 5.000 người đã bị cách ly cả 4 tuần lễ.(4) Sẽ có những thành phố bị phong toả hoàn toàn trong những ngày tới khi số bệnh nhân tăng lên theo cấp số nhân?
Giờ đây, có lẽ khi phải ngồi nhà trong căn phòng vắng lặng tiếng con khóc, tiếng con cười, bầu sữa căng cứng, người mẹ ấy mới là người thật đau lòng. Thời gian có thừa nhưng muốn về thăm con cũng không được: biên giới đóng cửa, Việt Nam không còn tiếp nhận chuyến bay từ châu Âu nữa.
Liệu họ đã có tính già hoá non?
Không có nhận xét nào