Daegu, thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc có hơn 2,5 triệu dân, bỗng trở thành tâm dịch virus corona (Covid-19), với 3.601 ca nhiễm trên tổng số 5.186 ca tính đến ngày 03/03/2020. Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới hàng ngày tại Daegu còn cao hơn cả tại tâm dịch Vũ Hán của Trung Quốc.
Từ khi dịch Covid-19 trở nên nghiêm trọng ở Hàn Quốc, chị Thanh Hoài, một phụ nữ Việt, sống cách nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa tại Daegu chỉ hơn một cây số nơi « bệnh nhân số 31 » vẫn đi lễ, thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Facebook cá nhân về tình hình dịch tại Daegu và để trấn an người thân, bạn bè.
« Là một người sống tại Daegu, ngay lúc này mình hiểu hơn bất cứ ai hết những gì Daegu đang trải qua. Mình cố gắng mọi cách để an tâm, nhưng một tiếng có 5 đến 6 xe cứu thương chạy quanh nhà, mình rất đau lòng. Khi mình sợ hãi và trốn biệt trong nhà, cách ly cả người thân, thì những bác sĩ, y tá, những nhân viên cứu hộ... đang ngày đêm chống lại căn bệnh quái ác này ».
Giống như đa số người dân Hàn Quốc, ban đầu chị sợ, « hai hôm đầu tiên sau khi bùng dịch thì cả nhà cũng cuống và quá sốc, mất ăn mất ngủ », hạn chế tối đa ra khỏi nhà. Nhưng sau đó chị đã lấy lại tinh thần, « thay vì ngồi than và khóc như hai hôm trước thì cả nhà mở cửa thông thoáng, cùng dọn nhà », « tuy trong một gia đình nhưng mọi người cũng cố gắng không tiếp xúc quá gần nhau », « chỉ nghe thời sự lúc 10 giờ sáng và 4 giờ chiều thay vì cả ngày như trước ». Và điều quan trọng là « cả nhà đang cùng lạc quan qua cơn dịch, thay vì nói chuyện tiêu cực và lo sợ ».
Về Việt Nam « tránh dịch » ?
Có khoảng 200.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, trong đó có 8.285 người sống tại thành phố Daegu. Đợt dịch này khiến rất nhiều người đặt câu hỏi : Ở lại Hàn Quốc hay về Việt Nam « tránh dịch » ?
Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul, giải thích với RFI Tiếng Việt :
« Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc sẽ được chia ra làm nhiều nhóm, như nhóm cô dâu người Việt, hầu như họ xác định rằng họ cưới chồng, thì họ ở theo chồng. Và những người đã có quốc tịch rồi thì chắc chắn họ sẽ ở lại để chung lưng đấu cật với người Hàn Quốc.
Đối với nhóm lao động, được xuất khẩu lao động sang đây, thì lại chia thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm lao động bình thường, đi sang đây theo visa E7 hoặc visa E9 thì chắc chắn họ sẽ ở lại. Còn về nhóm lao động bất hợp pháp, một số người lao động bất hợp pháp lâu năm thì họ muốn về đợt này, bởi vì về đợt này sẽ rất là dễ. Còn nhóm bất hợp pháp mới ở lại chưa được lâu năm, chắc chắn họ sẽ ở lại Hàn Quốc để họ lao động và kiếm thêm tiền cho tới khi nào họ đủ tiền trả nợ thì họ mới về.
Về sinh viên, thì có hai nhóm sinh viên. Nhóm sinh viên học tiếng được bố mẹ cho sang đây và họ đóng tiền để đi học, cho nên tâm lý của nhóm này là bất ổn hơn là các nhóm khác. Và có một số bạn đã về rồi, còn một số bạn chưa về bởi vì nhóm này, sau khi về thì các bạn sẽ bị hủy visa. Nếu họ muốn quay trở lại đây học tiếng, thì phải làm lại visa B4 từ đầu.
Trong nhóm đại học, cao học và tiến sĩ, có sinh viên được học bổng và có sinh viên đi làm thêm để trang trải cuộc sống, thì hầu như chắc chắn họ sẽ ở lại bởi vì họ còn có công việc ở bên này và các dự án của giáo sư vẫn còn đang dang dở, cho nên có lẽ những sinh viên đang học cao học và tiến sĩ sẽ không trở về ».
Đối với những người có ý định về Việt Nam, thì có rất nhiều lý do thôi thúc họ, như bố mẹ ở Việt Nam lo lắng, muốn con về nước cho an toàn, cũng có người « mượn cớ » dịch Covid-19 để về thăm gia đình hoặc sợ bị trầm cảm nếu cứ tiếp tục phải ở nhà suốt một tháng…
Nhưng chính ý định về Việt Nam « tránh dịch » lại trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người tại Việt Nam tỏ ra lo sợ trước « khả năng lây nhiễm » rất cao từ kiều bào trở về từ Hàn Quốc nên « nhắn nhủ » : « Nếu các bạn suy nghĩ cho đất nước thì nên ở lại Hàn Quốc ». Họ sợ Việt Nam vỡ trận. Điều này từng được ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, bày tỏ : « Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cần có 1.000 người bị nhiễm bệnh thì không thể tìm đủ bác sĩ, y tá để phục vụ, chữa bệnh. Một nghìn người bệnh là giới hạn đỏ của thành phố Hồ Chí Minh. Vượt qua giới hạn này là vỡ trận ».
Từ ngày 23 đến 29/02, tại sân bay Tân Sơn Nhất, đã có gần 8.000 người trở về từ Hàn Quốc. Con số này có thể sẽ còn tăng trong những ngày tới và tạm ngừng khi Vietnam Airlines tạm ngừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ ngày 05/03. Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị phối hợp với Quân khu 7 và Cảng Hàng Không Việt Nam để lập hai bệnh viện dã chiến ngay cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. Tiếp theo, khu cách ly quy mô khoảng 1.000 giường ở Trường Quân sự Quân khu 7 đã sẵn sàng tiếp nhận hành khách cần cách ly từ sân bay Tân Sơn Nhất.
Thành phố Hà Nội cũng có ý định lập thêm hai bệnh viện dã chiến, mỗi bệnh viện có quy mô 600 giường bệnh, dự phòng phương án dịch bệnh lan rộng có thể đáp ứng 3.000 bệnh nhân.
Người Việt « cải chính » thông tín thất thiệt về Covid-19 tại Hàn Quốc
Dịch Covid-19 lây lan ở Hàn Quốc cũng khiến thông tin sai lệch lan truyền với tốc độ nhanh, gây hoang mang trong cộng đồng. Rất nhiều người dân Hàn Quốc không chấp nhận bị coi là « ổ dịch » lớn thứ hai, sau Vũ Hán (Trung Quốc). Ngay cả trang thông tin về dịch Covid-19 của Hàn Quốc, cũng được đặt tên là wuhanvirus.kr, chỉ đích danh nguồn gốc xuất phát của virus corona là từ Vũ Hán. Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul, giải thích :
« Thực ra, người Hàn Quốc, theo những bạn làm cùng Lab với tôi, cũng như ý kiến của những người dân đưa lên mạng xã hội, đương nhiên Hàn Quốc là một nước mạnh, và khi họ bị cách ly như vậy và họ bị coi như là một Vũ Hán, đương nhiên là họ tức giận. Tuy nhiên, họ hiểu được vấn đề là đất nước họ đang gặp phải như thế nào, cách mà các nước khác đối xử với mình như thế nào. Đương nhiên là chính họ cũng đang rất sợ và cũng đang rất lo lắng.
Còn một bộ phận không nhỏ, đương nhiên họ tức giận. Nhưng những người tức giận, phản đối thường là ở tầng lớp lớn tuổi, khi mà họ gần như không hiểu được quá nhiều về bệnh dịch và họ cũng không có những biện pháp để đối mặt với sự thật như này ».
Chị Thanh Hoài là một trong những người tích cực cập nhật thông tin hàng ngày và cải chính tin thất thiệt như « cả thành phố Daegu đang chìm trong đen tối », « siêu thị hết sạch đồ ăn, trống trơn » hay « mọi công việc bị ngừng trệ, hàng quán đóng cửa, trường học phong tỏa ». Ngoài ra, chị còn khuyến khích bạn bè, người thân ủng hộ quỹ của Hội Chữ Thập Đỏ Hàn Quốc dành cho nạn nhân của dịch tại thành phố Daegu và tỉnh Gyeongbuk.
Hiện tại, chị đang phải sống cách xa chồng do chồng làm việc ở một thành phố khác và rời Daegu trước khi xảy ra dịch nên không thể trở về. Điều đáng quý là vì lợi ích chung của cộng đồng, chị đã từ chối đến đoàn tụ với chồng trong căn hộ thuê gần nơi làm việc vì nếu chẳng may bị nhiễm và lây cho chồng thì hoạt động sản xuất của công ty sẽ bị đình trệ.
Đối với những người Việt ở lại Hàn Quốc trong thời điểm này, đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc lập một đường dây nóng riêng để cung cấp thông tin và trấn an tinh thần công dân. Nhưng theo anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul,đó chỉ là những thông tin khá chung chung, trong khi hai tổng đài « 1339 hoặc 1345 đều có người Việt trực nên khi cần thiết, người Việt có thói quen gọi trực tiếp đến các tổng đài của Hàn Quốc hơn. Ngoài việc đưa ra một số đường dây nóng, thì hiện tại, đại sứ quán Việt Nam chưa thấy có một biện pháp gì như là gợi ý đưa công dân về nước ».
Trang Thông tin Hàn Quốc, có rất đông độc giả, đưa ra nhận định : Dù bạn chọn cách ở lại Hàn hay về Việt Nam, chúng ta vẫn phải có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm thể hiện ý thức của một công dân vì cộng đồng. Riêng với Trần Công, anh sẽ ở lại :
« Bản thân tôi, tôi nghĩ rằng người Hàn Quốc trước đây hay có câu nói với sinh viên du học là « ăn rồi chuồn », có nghĩa là chúng tôi đến đây học và sử dụng các cơ sở vật chất của họ. Sau đó, học xong, chúng tôi đi và chúng tôi chưa hề có cống hiến gì tại đất nước Hàn Quốc. Cho nên, nếu như lúc này mà về, thì mình sẽ thể hiện rằng mình là một người sợ chết và nhát gan. Cho nên, câu nói đó rất là đúng !
Tuy nhiên, bản thân tôi, tôi nghĩ là mình sẽ ở lại Hàn Quốc, ở lại cũng với những người Hàn Quốc, để sau này mình cũng không phải hổ thẹn khi mà nhận tấm bằng, hay là không phải hổ thẹn khi mà mình quyết định định cư ở Hàn Quốc, hoặc suy nghĩ đến tương lai ở Hàn Quốc ».
RFI
Nhân viên khử trùng máy bay của hàng hàng không Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 21/02/2020. REUTERS/Kham |
Từ khi dịch Covid-19 trở nên nghiêm trọng ở Hàn Quốc, chị Thanh Hoài, một phụ nữ Việt, sống cách nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa tại Daegu chỉ hơn một cây số nơi « bệnh nhân số 31 » vẫn đi lễ, thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Facebook cá nhân về tình hình dịch tại Daegu và để trấn an người thân, bạn bè.
« Là một người sống tại Daegu, ngay lúc này mình hiểu hơn bất cứ ai hết những gì Daegu đang trải qua. Mình cố gắng mọi cách để an tâm, nhưng một tiếng có 5 đến 6 xe cứu thương chạy quanh nhà, mình rất đau lòng. Khi mình sợ hãi và trốn biệt trong nhà, cách ly cả người thân, thì những bác sĩ, y tá, những nhân viên cứu hộ... đang ngày đêm chống lại căn bệnh quái ác này ».
Giống như đa số người dân Hàn Quốc, ban đầu chị sợ, « hai hôm đầu tiên sau khi bùng dịch thì cả nhà cũng cuống và quá sốc, mất ăn mất ngủ », hạn chế tối đa ra khỏi nhà. Nhưng sau đó chị đã lấy lại tinh thần, « thay vì ngồi than và khóc như hai hôm trước thì cả nhà mở cửa thông thoáng, cùng dọn nhà », « tuy trong một gia đình nhưng mọi người cũng cố gắng không tiếp xúc quá gần nhau », « chỉ nghe thời sự lúc 10 giờ sáng và 4 giờ chiều thay vì cả ngày như trước ». Và điều quan trọng là « cả nhà đang cùng lạc quan qua cơn dịch, thay vì nói chuyện tiêu cực và lo sợ ».
Về Việt Nam « tránh dịch » ?
Có khoảng 200.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, trong đó có 8.285 người sống tại thành phố Daegu. Đợt dịch này khiến rất nhiều người đặt câu hỏi : Ở lại Hàn Quốc hay về Việt Nam « tránh dịch » ?
Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul, giải thích với RFI Tiếng Việt :
« Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc sẽ được chia ra làm nhiều nhóm, như nhóm cô dâu người Việt, hầu như họ xác định rằng họ cưới chồng, thì họ ở theo chồng. Và những người đã có quốc tịch rồi thì chắc chắn họ sẽ ở lại để chung lưng đấu cật với người Hàn Quốc.
Đối với nhóm lao động, được xuất khẩu lao động sang đây, thì lại chia thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm lao động bình thường, đi sang đây theo visa E7 hoặc visa E9 thì chắc chắn họ sẽ ở lại. Còn về nhóm lao động bất hợp pháp, một số người lao động bất hợp pháp lâu năm thì họ muốn về đợt này, bởi vì về đợt này sẽ rất là dễ. Còn nhóm bất hợp pháp mới ở lại chưa được lâu năm, chắc chắn họ sẽ ở lại Hàn Quốc để họ lao động và kiếm thêm tiền cho tới khi nào họ đủ tiền trả nợ thì họ mới về.
Về sinh viên, thì có hai nhóm sinh viên. Nhóm sinh viên học tiếng được bố mẹ cho sang đây và họ đóng tiền để đi học, cho nên tâm lý của nhóm này là bất ổn hơn là các nhóm khác. Và có một số bạn đã về rồi, còn một số bạn chưa về bởi vì nhóm này, sau khi về thì các bạn sẽ bị hủy visa. Nếu họ muốn quay trở lại đây học tiếng, thì phải làm lại visa B4 từ đầu.
Trong nhóm đại học, cao học và tiến sĩ, có sinh viên được học bổng và có sinh viên đi làm thêm để trang trải cuộc sống, thì hầu như chắc chắn họ sẽ ở lại bởi vì họ còn có công việc ở bên này và các dự án của giáo sư vẫn còn đang dang dở, cho nên có lẽ những sinh viên đang học cao học và tiến sĩ sẽ không trở về ».
Đối với những người có ý định về Việt Nam, thì có rất nhiều lý do thôi thúc họ, như bố mẹ ở Việt Nam lo lắng, muốn con về nước cho an toàn, cũng có người « mượn cớ » dịch Covid-19 để về thăm gia đình hoặc sợ bị trầm cảm nếu cứ tiếp tục phải ở nhà suốt một tháng…
Nhưng chính ý định về Việt Nam « tránh dịch » lại trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người tại Việt Nam tỏ ra lo sợ trước « khả năng lây nhiễm » rất cao từ kiều bào trở về từ Hàn Quốc nên « nhắn nhủ » : « Nếu các bạn suy nghĩ cho đất nước thì nên ở lại Hàn Quốc ». Họ sợ Việt Nam vỡ trận. Điều này từng được ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, bày tỏ : « Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cần có 1.000 người bị nhiễm bệnh thì không thể tìm đủ bác sĩ, y tá để phục vụ, chữa bệnh. Một nghìn người bệnh là giới hạn đỏ của thành phố Hồ Chí Minh. Vượt qua giới hạn này là vỡ trận ».
Từ ngày 23 đến 29/02, tại sân bay Tân Sơn Nhất, đã có gần 8.000 người trở về từ Hàn Quốc. Con số này có thể sẽ còn tăng trong những ngày tới và tạm ngừng khi Vietnam Airlines tạm ngừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ ngày 05/03. Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị phối hợp với Quân khu 7 và Cảng Hàng Không Việt Nam để lập hai bệnh viện dã chiến ngay cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. Tiếp theo, khu cách ly quy mô khoảng 1.000 giường ở Trường Quân sự Quân khu 7 đã sẵn sàng tiếp nhận hành khách cần cách ly từ sân bay Tân Sơn Nhất.
Thành phố Hà Nội cũng có ý định lập thêm hai bệnh viện dã chiến, mỗi bệnh viện có quy mô 600 giường bệnh, dự phòng phương án dịch bệnh lan rộng có thể đáp ứng 3.000 bệnh nhân.
Người Việt « cải chính » thông tín thất thiệt về Covid-19 tại Hàn Quốc
Dịch Covid-19 lây lan ở Hàn Quốc cũng khiến thông tin sai lệch lan truyền với tốc độ nhanh, gây hoang mang trong cộng đồng. Rất nhiều người dân Hàn Quốc không chấp nhận bị coi là « ổ dịch » lớn thứ hai, sau Vũ Hán (Trung Quốc). Ngay cả trang thông tin về dịch Covid-19 của Hàn Quốc, cũng được đặt tên là wuhanvirus.kr, chỉ đích danh nguồn gốc xuất phát của virus corona là từ Vũ Hán. Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul, giải thích :
« Thực ra, người Hàn Quốc, theo những bạn làm cùng Lab với tôi, cũng như ý kiến của những người dân đưa lên mạng xã hội, đương nhiên Hàn Quốc là một nước mạnh, và khi họ bị cách ly như vậy và họ bị coi như là một Vũ Hán, đương nhiên là họ tức giận. Tuy nhiên, họ hiểu được vấn đề là đất nước họ đang gặp phải như thế nào, cách mà các nước khác đối xử với mình như thế nào. Đương nhiên là chính họ cũng đang rất sợ và cũng đang rất lo lắng.
Còn một bộ phận không nhỏ, đương nhiên họ tức giận. Nhưng những người tức giận, phản đối thường là ở tầng lớp lớn tuổi, khi mà họ gần như không hiểu được quá nhiều về bệnh dịch và họ cũng không có những biện pháp để đối mặt với sự thật như này ».
Chị Thanh Hoài là một trong những người tích cực cập nhật thông tin hàng ngày và cải chính tin thất thiệt như « cả thành phố Daegu đang chìm trong đen tối », « siêu thị hết sạch đồ ăn, trống trơn » hay « mọi công việc bị ngừng trệ, hàng quán đóng cửa, trường học phong tỏa ». Ngoài ra, chị còn khuyến khích bạn bè, người thân ủng hộ quỹ của Hội Chữ Thập Đỏ Hàn Quốc dành cho nạn nhân của dịch tại thành phố Daegu và tỉnh Gyeongbuk.
Hiện tại, chị đang phải sống cách xa chồng do chồng làm việc ở một thành phố khác và rời Daegu trước khi xảy ra dịch nên không thể trở về. Điều đáng quý là vì lợi ích chung của cộng đồng, chị đã từ chối đến đoàn tụ với chồng trong căn hộ thuê gần nơi làm việc vì nếu chẳng may bị nhiễm và lây cho chồng thì hoạt động sản xuất của công ty sẽ bị đình trệ.
Đối với những người Việt ở lại Hàn Quốc trong thời điểm này, đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc lập một đường dây nóng riêng để cung cấp thông tin và trấn an tinh thần công dân. Nhưng theo anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul,đó chỉ là những thông tin khá chung chung, trong khi hai tổng đài « 1339 hoặc 1345 đều có người Việt trực nên khi cần thiết, người Việt có thói quen gọi trực tiếp đến các tổng đài của Hàn Quốc hơn. Ngoài việc đưa ra một số đường dây nóng, thì hiện tại, đại sứ quán Việt Nam chưa thấy có một biện pháp gì như là gợi ý đưa công dân về nước ».
Trang Thông tin Hàn Quốc, có rất đông độc giả, đưa ra nhận định : Dù bạn chọn cách ở lại Hàn hay về Việt Nam, chúng ta vẫn phải có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm thể hiện ý thức của một công dân vì cộng đồng. Riêng với Trần Công, anh sẽ ở lại :
« Bản thân tôi, tôi nghĩ rằng người Hàn Quốc trước đây hay có câu nói với sinh viên du học là « ăn rồi chuồn », có nghĩa là chúng tôi đến đây học và sử dụng các cơ sở vật chất của họ. Sau đó, học xong, chúng tôi đi và chúng tôi chưa hề có cống hiến gì tại đất nước Hàn Quốc. Cho nên, nếu như lúc này mà về, thì mình sẽ thể hiện rằng mình là một người sợ chết và nhát gan. Cho nên, câu nói đó rất là đúng !
Tuy nhiên, bản thân tôi, tôi nghĩ là mình sẽ ở lại Hàn Quốc, ở lại cũng với những người Hàn Quốc, để sau này mình cũng không phải hổ thẹn khi mà nhận tấm bằng, hay là không phải hổ thẹn khi mà mình quyết định định cư ở Hàn Quốc, hoặc suy nghĩ đến tương lai ở Hàn Quốc ».
RFI
Không có nhận xét nào