Đang có đề xuất tổ chức Quốc hội dành
5% ghế cho các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã đến tuổi hưu
nhưng vẫn còn đủ khả năng công tác làm Đại biểu QH.
Nên dành 5% ghế Quốc hội cho ứng viên độc lập |
Tiến
sĩ Nguyễn Ngọc Chu, một người hay phản biện chính sách lo rằng, đó rồi
sẽ lại là những gương mặt cũ mèm ở các bộ ban ngành đoàn thể lâu nay mà
thôi. Tôi có ý kiến như sau.
Đại
biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí nguyện vọng của dân chúng,
đại diện cho các nhóm cử tri, các ngành nghề, thành phần trong xã hội,
đó là những nhóm người có chung lợi ích và khác với những nhóm khác.
Ví
như đại biểu đại diện cho công nhân, đó có thể là những lãnh đạo công
đoàn có uy tín, có đại biểu đại diện cho nông dân là người đã đạt thành
tựu về trồng cấy chăn nuôi được nhiều người biết đến, hoặc có đại biểu
đại diện cho nhóm ngành bất động sản, đại biểu khác đại diện cho nhóm
ngành vật tư y tế, hoặc có đại biểu đơn thuần đại diện quyền lợi cho
người dân bình thường mà đối với từng chính sách họ có thể tùy nghi ủng
hộ hay phản đối.
Trong
đời sống luôn có những vấn đề cần giải quyết đối với các nhóm dân
chúng, hoặc đang bình thường thì cần cải thiện cho tốt hơn, trong khi
chúng ta biết rằng nguồn lực quốc gia là có giới hạn, không phải vô tận,
ngân sách luôn hạn hẹp so với nhu cầu, cho nên các đại biểu đại diện
cho các nhóm quyền lợi sẽ phải đấu tranh với nhau để giành lợi ích cho
nhóm mà mình đại diện.
Bằng
cách lên tiếng cho vấn đề cần giải quyết, đưa ra các dự án luật, liên
tục rêu rao cho vấn đề để nhận được sự quan tâm của xã hội và thấy được
tính quan trọng.
Chung
cuộc Quốc hội sẽ biểu quyết theo đa số cho những vấn đề được đánh giá
là quan trọng và cấp thiết hơn, trong quá trình đó các đại biểu và đằng
sau đó là các nhóm lợi ích, các đảng phái phe nhóm chính trị sẽ phải
thỏa hiệp với nhau.
Như
thế Đại biểu quốc hội phải là một người đấu tranh cho quyền lợi, và
thường trước khi được bầu họ thường là những nhà hoạt động vì lợi ích
cộng đồng, bản chất cũng là những người đấu tranh cho quyền lợi.
Như
thế, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có thích hợp làm Đại
biểu QH không, họ có thể làm tốt vai trò đấu tranh cho quyền lợi không,
và khi họ đã quá tuổi hưu?
Vẫn
biết rằng tổ chức quyền lực ở ta khác các nước cho nên vai trò bản chất
của ĐBQH cũng khác, nhưng sự khác không nhiều và nó ít hơn những điểm
giống nhau về chức năng vai trò của đại biểu với nghị sĩ các nước.
Quốc
hội VN hiện nay không thiếu về nguồn lực phản biện, không thiếu về nhân
sự phản biện, không thiếu về tri thức phản biện, không thiếu về công
tác tổ chức phản biện, những cái đó có ở các chuyên gia, nhà khoa học,
nhà quản lý. Cái mà ta thiếu là mức độ tận tâm quyết liệt với các lợi
ích mà Đại biểu vốn được cho là đại diện.
Chỉ
có sự tận tâm quyết liệt với lợi ích, mà mọi ngành nghề lĩnh vực đều có
những đại biểu như vậy, thì mới mong nâng được chất lượng hiệu quả của
sinh hoạt nghị trường.
Vì
lý do đó tôi cho rằng nên dành con số 5% đó cho các ứng viên đại biểu
độc lập, những người không được cơ cấu mà bằng sự tự tin vào năng lực uy
tín của mình nên đã tự đứng ra ứng cử.
Làm
việc này QH sẽ có được nguồn năng lực chất lượng ngoài xã hội, gia tăng
gia vị đậm đà cho sinh hoạt nghị trường. Nhưng để làm được cũng đòi hỏi
khả năng tầm vóc, bản lĩnh nhân cách lớn mới có thể làm được.
Ngô Ngọc Trai
(FB Ngô Ngọc Trai)
Không có nhận xét nào