Chuyện về giáo sư, giáo sãi ở Việt
Nam ta tưởng như đã quá nhàm. Giáo sư ta ở Việt Nam tồi tệ đến mức mà
đồng chí của họ khinh miệt bảo là “ăn không nên đọi, nói không nên
lời”[i]. Nhưng bỗng nhiên, con virus Vũ Hán lại moi ra mấy đồng chí từ
trong “đống rơm”, khơi lại chuyện, khiến kẻ viết bài này không thể không
góp đôi lời.
Virus Vũ Hán và chủ lò ấp “tiến sỹ” |
Công
bằng mà nói, có những giáo sư, trong đó có những người còn rất trẻ tuổi
đời, đáng trân trọng vì những đóng góp về khoa học của mình cho xã hội.
Lĩnh vực nào cũng có những tấm gương vừa là nhà chuyên môn giỏi (chủ
yếu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên). Họ vừa là những chuyên gia trong
lĩnh vực của mình, vừa là trí thức vì họ có khả năng thức tỉnh xã hội.
Nhưng số đó vô cùng ít ỏi và rất tiếc bị gộp chung vào trong cái sọt “Gà sống thiến sót” (GSTS). Khổ thân họ.
Từ
hệ quả của dịch viêm phổi Vũ Hán, bệnh nhân số 21 – đ/c GS Nguyễn Quang
Thuấn bỗng trở nên nổi tiếng. Và, thế là người ta bới cái “đống rơm”
kia xem các “tác phẩm” hay “công trình khoa học” của ông ta là những gì.
Ta
không ngạc nhiên về cái đống “trước tác” được liệt kê của ông ta. Đơn
giản vì ông ta chỉ học Kinh tế – Chính trị Mác-Lê tại một khoa của
trường Tổng hợp Hà Nội, mà khi đó chẳng mấy thí sinh thèm thi vào. Thời
đó, kinh tế đều dựa trên Kế hoạch 5 năm của ĐCS, rập khuôn Liên Xô,
Trung Quốc, còn cần gì đến “kinh tế gia”, chứ đừng nói đến kinh tế thị
trường. Những ai đã học đại học ở VN đều không lạ gì về nội dung cái môn
“Kinh tế – Chính trị Mác-Lê.
Sau
khi học sau đại học tại Liên Xô, sư phụ của Mác-Lê phong cho phó tiến
sĩ. Tại sao lại gọi là “Phó” tiến sỹ đã có nhiều lời giải thích. Song,
cách giải thích của một ông ở Bộ Giáo dục cho là súc tích nhất: “Vì chưa
phải là tiến sỹ thì là ‘Phó Tiến Sĩ’, như Phó chủ tịch, Phó chủ
nhiệm…”. Vui thật!
Cũng
phải nói ngay rằng không phải chỉ có đ/c GSTS Thuấn như vậy. Nhiều
“luận án TS” thậm chí không bằng một bài tập lớn của sinh viên đại học,
nghe đã thấy phát sốt [ii].
***
Ấy
vậy mà sau khi Liên Xô lăn ra chết, những người học ở Nga Xô về đều tự
nhận mình “biết tuốt”. Người học Kinh tế – Chính trị Mác-Lê ở Nga Xô thì
khẳng định mình rất hiểu kinh tế thị trường, người học Sinh học thì bảo
Liên Xô giỏi về genetics, … người như ông Bùi Hiền (dạy tiếng Nga), Hồ
Ngọc Đại (tâm lý) đều xông xông định viết sách giáo khoa hay cải tiến
chữ viết tiếng Việt, … (Không biết sau cuộc họp với ban thẩm định SGK và
được GS Trần Đình Sử chỉ mặt về đạo đức[iii], ông Đại, dạng người mục
hạ vô nhân, đã bớt thói hung hăng chưa). Đơn giản vì họ rất sợ người
khác quên mất họ.
Những
sản phẩm “Made in USSR” bỗng trở lại thành kiêu binh, vì người đứng đầu
ĐCSVN “xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng chí Tổng thống Putin”,[iv]
(Thông cáo của Tổng LS Nga tại Đà Nẵng).
Cần
phải nói thêm một chút về cái gọi là “phó tiến sĩ”. Trong tiếng Nga,
những người có chứng nhận này thời đó viết là “Кандидат” (candidate), ở
bậc “ứng viên” của chương trình tiến sĩ. Nó được UNSCO ISCED xếp bậc 8,
tức là ngang với trình độ năm thứ Ba đại học[v], (hết PTTH là bậc 6)
nhưng được người Nga dịch ngang sang tiếng Anh và các tiếng khác là
tương đương Ph.D.
Rồi,
chỉ sau một đêm tất cả “phó tiến sĩ” trở thành “tiến sĩ”. Cái này là
nhờ đ/c PTS Trần Hồng Quân, khi đó là Bộ trưởng bộ GD-ĐT. Bản thân ông
ta cũng muốn xóa cái “PTS” của mình. Thế là các PTS khác được ăn theo
thành TS, mở đường cho PGS/GS, … Từ nay là “Thiến sót” (TS) chứ không
phải “Phun thuốc sâu” (PTS) nữa. (Ngoài lề một chút: khi còn là Bộ
trưởng, đ/c Quân vô cùng căm ghét trường tư, nay gặm hết ghế Bộ trưởng,
anh ta quay sang quyết liệt ủng hộ trường tư, vì nay anh là … trưởng
chòm).
Cũng
chính vì lẽ đó, có hai loại tiến sĩ; các tiến sĩ học đầy đủ đành phải
gọi là “TSKH” để phân biệt với tiến sĩ ăn theo đ/c Trần Hồng Quân.
Khi
đã thành tiến sĩ sau một đêm, họ chỉ cần một vài bài báo thuê mấy tạp
chí trong nước, vô danh cũng được, đăng, là đủ tiêu chuẩn xét thành PGS
rồi chẳng mấy thành GS.
Anh
hàng xóm tôi từng làm ở phòng quản lý nghiên cứu khoa học của một
trường nọ, phải mấy lần mang tiền của trường trả cho mấy tạp chí vô danh
kia để thuê họ đăng bài cho các quan cấp trên. Anh kể, có ba lần bị ban
biên tập bắt mang về sửa vì … “nhiều lỗi chính tả và câu cú què cụt,
tối nghĩa”. Tạp chí lá cải còn chê như thế, thì đủ biết chất lượng GSTS
thế nào.
***
Vắn
tắt vài dòng về GSTS thế thôi, vì đã có nhiều hài kịch về chuyện này
rồi. Vả lại, giáo sư kiểu như GS Thuấn không phải là thiểu số ở
CHXHCNVN, với những “luận án” không dám cho ai đọc[vi].
Dù
sao, ông Thuấn còn mấy “tác phẩm” về kinh tế Mac-Lê, trong khi có những
GSTS khác cả đời chưa viết đươc một bài báo đáng đọc. Người quen tôi
cũng là GSTS, nhưng sau 40 năm ông vẫn chỉ có mỗi cái “luận án PTS” mà
không dám nộp cho thư viện trường, ngoài mấy bài vài trăm chữ lấy lệ,
kiểu “Thử bàn về …” in trong tuần san của trường mà chỉ … ma đọc. Tôi
không thể hiểu làm sao các ông, các bà qua được cửa hội đồng chức danh
GS?!
Những người này đã và đang tiếp tục phá họai xã hội, kinh tế và nền giáo dục nước nhà vốn đã nát.
Những
người này tiếp tục sản sinh ra những tiến sĩ, thạc sĩ, “ăn không nên
đọi, nói không nên lời”. Riêng Viện Hàn … nồi do ông Thuấn làm “chủ tịt”
được vinh dự trao cho “lò ấp TS”[vii].
Viết
đến đây, tôi chợt nhớ đến lời của thầy giáo cũ: “Muốn biết rượu có ngon
không, ta phải nếm chứ đừng nhìn mác dán ngoài vỏ chai”.
Quá đúng! Nhất là thời đồ đểu này trên quê hương Việt Nam.
Lý Trần
[i] https://vtc.vn/giao-duc/nhieu-nguoi-la-giao-su-pho-giao-su-ma-an-khong-nen-doi-noi-khong-nen-loi-ar389401.html
[ii] https://soha.vn/danh-sach-de-tai-luan-an-tien-si-khong-the-tin-noi-o-viet-nam-20160421103809692.htm
[iii] https://youtu.be/QmYoSPv5UiQ
[iv] https://rusconsdanang.mid.ru/vi/informacia-dla-predprinimatelej-i-investorov/-/asset_publisher/mhxhbIxGibqD/content/peregovory-prezidenta-rossijskoj-federacii-v-v-putina-s-general-nym-sekretarem-ck-kompartii-v-etnama-nguen-fu-congom
[v] https://en.wikipedia.org/wiki/International_Standard_Classification_of_Education
[vi] http://hatranminhdung.blogspot.com/2009/09/khac-ten-16000-tien-si-xin-can-xin-can.html
[vii] https://dantri.com.vn/lo-ap-tien-si.tag
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào