Joe Biden nổi lên như một
ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua đề cử của đảng Dân chủ để đối đầu
với Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11
tới.
Nhưng đối thủ cuối cùng của ông là Bernie Sanders rất muốn làm nổi bật hồ sơ chính trị của cựu phó tổng thống Mỹ, với tư cách là từng người trong cuộc ở Washington, để cáo buộc là ông không bắt kịp dòng chính của đảng Dân chủ thời nay.
Bài viết này phân tích những thách thức mà ông Biden sẽ còn phải đối mặt trong cuộc đua trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ. Một số lập luận tấn công của ông Sanders nhắm vào ông Biden đã được ông Trump sử dụng trong chiến dịch tranh cử của mình.
An sinh xã hội
"Đây là vấn đề: Joe Biden nhiều lần ủng hộ việc cắt giảm An sinh xã hội. Còn tôi thì đã dành cả sự nghiệp của mình để chiến đấu nhằm bảo vệ và mở rộng nó", gần đây ông Sanders tweet như vậy.
Tấn công vào hồ sơ phức tạp của ông Biden trong việc hỗ trợ chương trình phúc lợi xã hội mà chính phủ Hoa Kỳ dành cho người về hưu là một chủ đề thượng nghị sĩ bang Vermont khai triển trong những ngày gần đây, khi ông tìm cách thúc đẩy chiến dịch tranh cử của mình.
Cải cách các chương trình được gọi là "quyền lợi" từ lâu đã trở thành con ngáo ộp chính trị đối với các ứng cử viên cũng như các dân biểu. Và sự nghiệp chính trị kéo dài hàng thập niên của ông Biden đã làm rõ điểm này.
Là một thượng nghị sĩ, trước khi giữ chức phó tổng thống, ông Biden lập luận rằng, an sinh xã hội phải chia sẻ chính sách khắc khổ của chính phủ.
"Khi tôi lập luận rằng, chúng ta nên đóng băng chi tiêu liên bang, điều đó cũng có nghĩa là an sinh xã hội", ông nói vào năm 1995. "Tôi muốn nói đóng băng chi tiêu phải bao gồm mọi điều trong chính phủ. Và tôi đã không chỉ cố gắng một lần, tôi cố gắng hai lần, ba lần, và cả đến lần thứ tư."
Khi bị thách thức về điểm này trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã thẳng thừng bác bỏ việc ông ủng hộ cắt giảm an sinh xã hội. Chiến dịch tranh cử của ông nói rằng, nếu được bầu, ông Biden sẽ mở rộng chương trình An sinh xã hội, và tài trợ việc này bằng cách đánh thêm thuế lên người giàu có.
Nhưng hồ sơ chính trị của ông có thể bị mang ra để tấn công vào ông.
Quyền phá thai
"Joe Biden trong quá khứ đã bỏ phiếu cho cái được gọi là Cải tổ Hyde (Hyde Amendment), với quy định rằng phụ nữ không được dùng tiền trợ cấp y tế để bảo vệ quyền sinh sản của họ và phá thai", Sanders nói với những người ủng hộ tại một cuộc vận động.
Một phân tích thăm dò ý kiến những người vừa đi bầu của trang dự báo chính trị FiveThirtyEight cho thấy, phụ nữ da trắng là nhóm cử tri bỏ phiếu lớn nhất trong hôm Siêu Thứ Ba đã xoay đổi vận may chiến dịch tranh cử của Biden.
Vì tầm quan trọng của cử tri nữ, hầu như không ai ngạc nhiên khi phiếu bầu của Biden về quyền sinh sản bị soi xét kỹ lưỡng. Sanders đã mài giũa mũi nhọn tấn công vào cựu phó tổng thống liên quan đến quan điểm về phá thai, vốn đã thay đổi trong vài thập niên qua. Lúc còn là thượng nghị sĩ, năm 1981, Biden đã bỏ phiếu ủng hộ một cải tổ cho phép các tiểu bang lật ngược phán quyết của Tối cao Pháp viện bảo đảm cho phụ nữ Hoa Kỳ quyền phá thai. Mới gần đây, năm ngoái, Biden nói rằng ông vẫn ủng hộ Cải tổ Hyde (cấm công quỹ được sử dụng cho việc phá thai), nhưng đã đảo ngược quan điểm sau khi thấy rằng, ông là ứng viên duy nhất đang trong cuộc đua tranh cử của đảng Dân chủ có quan điểm như vậy.
Quyền được phá thai là vấn đề quan trọng với phụ nữ đảng Dân chủ, nhưng cáo buộc của Sanders về hồ sơ chính trị của Biden dường như không gây ảnh hưởng lắm. Một cuộc thăm dò của YouGov/Economist cho thấy rằng, sự hỗ trợ từ phụ nữ nói chung đối với cựu phó tổng thống cao hơn so với thượng nghị sĩ bang Vermont một chút. Phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi ủng hộ Sanders. Những người lớn hơn 45 tuổi lại ủng hộ Biden - và nhóm này chịu khó bỏ phiếu hơn.
Thỏa thuận thương mại
"Có ai nghĩ rằng, Joe có thể đến tiểu bang Michigan hoặc Wisconsin hoặc Indiana hoặc Minnesota và nói bỏ phiếu cho tôi không, tôi đã bỏ phiếu cho những thỏa thuận thương mại khủng khiếp đó?" - ông Sanders nói với người ủng hộ vào tháng Ba. "Tôi không nghĩ vậy."
Chủ trương chống thương mại tự do đã tỏ ra hiệu quả với ông Sanders vào năm 2016, khi những chỉ trích tương tự với bà Hillary Clinton đã giúp vị thượng nghị sĩ này - một người bảo hộ và theo chủ nghĩa dân túy - giành chiến thắng bất ngờ ở Michigan trước đối thủ của ông.
Ông Biden cho biết, ông ủng hộ việc bỏ phiếu cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), mà những người chỉ trích cho rằng sẽ làm yếu đi nền sản xuất tại Mỹ. Biden lập luận rằng, ông là một "thương nhân công bằng", người tin rằng "chúng ta nên đối xử với các quốc gia khác theo cách họ đối xử với chúng ta", chứ không phải là "thương nhân tự do".
Việc tấn công Biden của Sander kỳ này có vẻ ít hiệu quả hơn so với khoảng bốn năm trước. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, 67% người tự mô tả mình thuộc đảng Dân chủ hiện nay nói rằng, NAFTA có lợi cho Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận này sẽ được lập lại trong cuộc tranh cử vào tháng 11. "Hãy tin tôi, Trump sẽ và đã nói về hồ sơ chính trị của Joe về thương mại", Sanders nói với CNN. "Chỉ cần nhìn vào sự thật - nếu quý vị đang đi vào vùng trung tâm của nước Mỹ ... thật khó để bào chữa, khi Trump đã biến thương mại thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của mình."
Tiền của giới nhà giàu
Mũi nhọn tấn công sắc bén nhất của Sanders vào Biden là quan hệ của cựu phó tổng thống với tiền bạc của giới lợi ích. Biden đã "giải cứu những kẻ lừa đảo ở Phố Wall, người gần như đã phá hủy nền kinh tế của chúng ta 12 năm trước", Sanders cáo buộc vào tối thứ Hai, một ngày khi chứng khoán Mỹ trải qua sự sụp đổ mạnh mẽ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trên sân khấu tranh luận, Sanders cáo buộc rằng ông Biden đã lấy tiền từ những người ủng hộ giàu có, trái ngược với chiến dịch gây quỹ của thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont chủ yếu thông qua quyên góp những khoản tiền nhỏ.
Trong khi đó, Biden định vị mình là người cổ võ cho quyền lợi của quần chúng, lập luận rằng không phải ông mà là ông Trump - người đang nằm 'trong túi' của Phố Wall.
Một lần, Biden nói rằng ông sẽ tránh lấy tiền từ các ủy ban hành động chính trị - các nhóm tư nhân có thể quyên góp số tiền lớn cho chiến dịch tranh cử mà ít bị giám sát - nhưng rồi ông đã buộc phải đảo ngược chuyện này, khi giấc mơ vào Nhà Trắng của ông bị hụt tiền trước hôm Siêu Thứ Ba.
Một phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông đã bảo vệ quyết định này và nói rằng: "Những người tận tâm đánh bại Donald Trump đang tổ chức quyên tiền cho Biden theo những cách thức được luật pháp hiện hành cho phép".
Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup cho thấy, chỉ 23% người Mỹ hài lòng với luật tài trợ tranh cử, nhưng nhiều người thuộc đảng Dân chủ có thể coi tiền của giới siêu giàu là điều cần thiết để đối đầu với chiến dịch tranh cử vốn được tài trợ dồi dào của ông Trump.
Chiến tranh Iraq
"Joe sẽ phải giải thích với người dân Mỹ - những người đã quá mệt mỏi với những cuộc chiến không hồi kết khiến chúng ta phải tốn quá nhiều sinh mạng, làm mất ổn định quá nhiều khu vực trên thế giới, khiến chúng ta phải trả hàng nghìn tỉ đôla - tại sao Biden lại là người lãnh đạo chúng ta tham gia vào cuộc chiến ở Iraq ", ông Sanders đặt vấn đề vào tuần trước.
Sanders luôn vạch ra rằng, với tư cách là một nghị sĩ, ông đã bỏ phiếu chống lại cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ. Về điểm này, ông Biden công nhận, "đó là một sai lầm và tôi thừa nhận điều đó" - ông nói.
Với kết quả sơ bộ tính đến nay, có vẻ như cảm xúc lẫn lộn của cử tri về cuộc chiến (một nửa số người Mỹ cho rằng, đó là một sai lầm, theo Gallup), sai lầm này có vẻ sẽ không khiến ông Biden phải trả giá nhiều bởi rất nhiều người đã đưa ra phán đoán sai tương tự và, nói một cách chính trị, chuyện này đã xảy ra rất lâu rồi.
Liệu cuộc chiến Iraq có thể bị ông Trump dùng làm vũ khí để tấn công ông Biden trong cuộc bầu cử tháng 11? Trước việc tổng thống thất bại trong việc giảm 'dấu chân' của quân đội Mỹ trong khu vực, đây có thể là một rủi ro với ông Trump, nhưng điều đó chưa bao giờ ngăn vị tổng thống đương nhiệm ném một cú đấm vào đối thủ.
BBC News
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Joe Biden trong một cuộc vận động tranh cử |
Nhưng đối thủ cuối cùng của ông là Bernie Sanders rất muốn làm nổi bật hồ sơ chính trị của cựu phó tổng thống Mỹ, với tư cách là từng người trong cuộc ở Washington, để cáo buộc là ông không bắt kịp dòng chính của đảng Dân chủ thời nay.
Bài viết này phân tích những thách thức mà ông Biden sẽ còn phải đối mặt trong cuộc đua trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ. Một số lập luận tấn công của ông Sanders nhắm vào ông Biden đã được ông Trump sử dụng trong chiến dịch tranh cử của mình.
An sinh xã hội
"Đây là vấn đề: Joe Biden nhiều lần ủng hộ việc cắt giảm An sinh xã hội. Còn tôi thì đã dành cả sự nghiệp của mình để chiến đấu nhằm bảo vệ và mở rộng nó", gần đây ông Sanders tweet như vậy.
Tấn công vào hồ sơ phức tạp của ông Biden trong việc hỗ trợ chương trình phúc lợi xã hội mà chính phủ Hoa Kỳ dành cho người về hưu là một chủ đề thượng nghị sĩ bang Vermont khai triển trong những ngày gần đây, khi ông tìm cách thúc đẩy chiến dịch tranh cử của mình.
Cải cách các chương trình được gọi là "quyền lợi" từ lâu đã trở thành con ngáo ộp chính trị đối với các ứng cử viên cũng như các dân biểu. Và sự nghiệp chính trị kéo dài hàng thập niên của ông Biden đã làm rõ điểm này.
Là một thượng nghị sĩ, trước khi giữ chức phó tổng thống, ông Biden lập luận rằng, an sinh xã hội phải chia sẻ chính sách khắc khổ của chính phủ.
"Khi tôi lập luận rằng, chúng ta nên đóng băng chi tiêu liên bang, điều đó cũng có nghĩa là an sinh xã hội", ông nói vào năm 1995. "Tôi muốn nói đóng băng chi tiêu phải bao gồm mọi điều trong chính phủ. Và tôi đã không chỉ cố gắng một lần, tôi cố gắng hai lần, ba lần, và cả đến lần thứ tư."
Khi bị thách thức về điểm này trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã thẳng thừng bác bỏ việc ông ủng hộ cắt giảm an sinh xã hội. Chiến dịch tranh cử của ông nói rằng, nếu được bầu, ông Biden sẽ mở rộng chương trình An sinh xã hội, và tài trợ việc này bằng cách đánh thêm thuế lên người giàu có.
Nhưng hồ sơ chính trị của ông có thể bị mang ra để tấn công vào ông.
Quyền phá thai
"Joe Biden trong quá khứ đã bỏ phiếu cho cái được gọi là Cải tổ Hyde (Hyde Amendment), với quy định rằng phụ nữ không được dùng tiền trợ cấp y tế để bảo vệ quyền sinh sản của họ và phá thai", Sanders nói với những người ủng hộ tại một cuộc vận động.
Một phân tích thăm dò ý kiến những người vừa đi bầu của trang dự báo chính trị FiveThirtyEight cho thấy, phụ nữ da trắng là nhóm cử tri bỏ phiếu lớn nhất trong hôm Siêu Thứ Ba đã xoay đổi vận may chiến dịch tranh cử của Biden.
Vì tầm quan trọng của cử tri nữ, hầu như không ai ngạc nhiên khi phiếu bầu của Biden về quyền sinh sản bị soi xét kỹ lưỡng. Sanders đã mài giũa mũi nhọn tấn công vào cựu phó tổng thống liên quan đến quan điểm về phá thai, vốn đã thay đổi trong vài thập niên qua. Lúc còn là thượng nghị sĩ, năm 1981, Biden đã bỏ phiếu ủng hộ một cải tổ cho phép các tiểu bang lật ngược phán quyết của Tối cao Pháp viện bảo đảm cho phụ nữ Hoa Kỳ quyền phá thai. Mới gần đây, năm ngoái, Biden nói rằng ông vẫn ủng hộ Cải tổ Hyde (cấm công quỹ được sử dụng cho việc phá thai), nhưng đã đảo ngược quan điểm sau khi thấy rằng, ông là ứng viên duy nhất đang trong cuộc đua tranh cử của đảng Dân chủ có quan điểm như vậy.
Quyền được phá thai là vấn đề quan trọng với phụ nữ đảng Dân chủ, nhưng cáo buộc của Sanders về hồ sơ chính trị của Biden dường như không gây ảnh hưởng lắm. Một cuộc thăm dò của YouGov/Economist cho thấy rằng, sự hỗ trợ từ phụ nữ nói chung đối với cựu phó tổng thống cao hơn so với thượng nghị sĩ bang Vermont một chút. Phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi ủng hộ Sanders. Những người lớn hơn 45 tuổi lại ủng hộ Biden - và nhóm này chịu khó bỏ phiếu hơn.
Thỏa thuận thương mại
"Có ai nghĩ rằng, Joe có thể đến tiểu bang Michigan hoặc Wisconsin hoặc Indiana hoặc Minnesota và nói bỏ phiếu cho tôi không, tôi đã bỏ phiếu cho những thỏa thuận thương mại khủng khiếp đó?" - ông Sanders nói với người ủng hộ vào tháng Ba. "Tôi không nghĩ vậy."
Chủ trương chống thương mại tự do đã tỏ ra hiệu quả với ông Sanders vào năm 2016, khi những chỉ trích tương tự với bà Hillary Clinton đã giúp vị thượng nghị sĩ này - một người bảo hộ và theo chủ nghĩa dân túy - giành chiến thắng bất ngờ ở Michigan trước đối thủ của ông.
Ông Biden cho biết, ông ủng hộ việc bỏ phiếu cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), mà những người chỉ trích cho rằng sẽ làm yếu đi nền sản xuất tại Mỹ. Biden lập luận rằng, ông là một "thương nhân công bằng", người tin rằng "chúng ta nên đối xử với các quốc gia khác theo cách họ đối xử với chúng ta", chứ không phải là "thương nhân tự do".
Việc tấn công Biden của Sander kỳ này có vẻ ít hiệu quả hơn so với khoảng bốn năm trước. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, 67% người tự mô tả mình thuộc đảng Dân chủ hiện nay nói rằng, NAFTA có lợi cho Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận này sẽ được lập lại trong cuộc tranh cử vào tháng 11. "Hãy tin tôi, Trump sẽ và đã nói về hồ sơ chính trị của Joe về thương mại", Sanders nói với CNN. "Chỉ cần nhìn vào sự thật - nếu quý vị đang đi vào vùng trung tâm của nước Mỹ ... thật khó để bào chữa, khi Trump đã biến thương mại thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của mình."
Tiền của giới nhà giàu
Mũi nhọn tấn công sắc bén nhất của Sanders vào Biden là quan hệ của cựu phó tổng thống với tiền bạc của giới lợi ích. Biden đã "giải cứu những kẻ lừa đảo ở Phố Wall, người gần như đã phá hủy nền kinh tế của chúng ta 12 năm trước", Sanders cáo buộc vào tối thứ Hai, một ngày khi chứng khoán Mỹ trải qua sự sụp đổ mạnh mẽ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trên sân khấu tranh luận, Sanders cáo buộc rằng ông Biden đã lấy tiền từ những người ủng hộ giàu có, trái ngược với chiến dịch gây quỹ của thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont chủ yếu thông qua quyên góp những khoản tiền nhỏ.
Trong khi đó, Biden định vị mình là người cổ võ cho quyền lợi của quần chúng, lập luận rằng không phải ông mà là ông Trump - người đang nằm 'trong túi' của Phố Wall.
Một lần, Biden nói rằng ông sẽ tránh lấy tiền từ các ủy ban hành động chính trị - các nhóm tư nhân có thể quyên góp số tiền lớn cho chiến dịch tranh cử mà ít bị giám sát - nhưng rồi ông đã buộc phải đảo ngược chuyện này, khi giấc mơ vào Nhà Trắng của ông bị hụt tiền trước hôm Siêu Thứ Ba.
Một phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông đã bảo vệ quyết định này và nói rằng: "Những người tận tâm đánh bại Donald Trump đang tổ chức quyên tiền cho Biden theo những cách thức được luật pháp hiện hành cho phép".
Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup cho thấy, chỉ 23% người Mỹ hài lòng với luật tài trợ tranh cử, nhưng nhiều người thuộc đảng Dân chủ có thể coi tiền của giới siêu giàu là điều cần thiết để đối đầu với chiến dịch tranh cử vốn được tài trợ dồi dào của ông Trump.
Chiến tranh Iraq
"Joe sẽ phải giải thích với người dân Mỹ - những người đã quá mệt mỏi với những cuộc chiến không hồi kết khiến chúng ta phải tốn quá nhiều sinh mạng, làm mất ổn định quá nhiều khu vực trên thế giới, khiến chúng ta phải trả hàng nghìn tỉ đôla - tại sao Biden lại là người lãnh đạo chúng ta tham gia vào cuộc chiến ở Iraq ", ông Sanders đặt vấn đề vào tuần trước.
Sanders luôn vạch ra rằng, với tư cách là một nghị sĩ, ông đã bỏ phiếu chống lại cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ. Về điểm này, ông Biden công nhận, "đó là một sai lầm và tôi thừa nhận điều đó" - ông nói.
Với kết quả sơ bộ tính đến nay, có vẻ như cảm xúc lẫn lộn của cử tri về cuộc chiến (một nửa số người Mỹ cho rằng, đó là một sai lầm, theo Gallup), sai lầm này có vẻ sẽ không khiến ông Biden phải trả giá nhiều bởi rất nhiều người đã đưa ra phán đoán sai tương tự và, nói một cách chính trị, chuyện này đã xảy ra rất lâu rồi.
Liệu cuộc chiến Iraq có thể bị ông Trump dùng làm vũ khí để tấn công ông Biden trong cuộc bầu cử tháng 11? Trước việc tổng thống thất bại trong việc giảm 'dấu chân' của quân đội Mỹ trong khu vực, đây có thể là một rủi ro với ông Trump, nhưng điều đó chưa bao giờ ngăn vị tổng thống đương nhiệm ném một cú đấm vào đối thủ.
BBC News
Không có nhận xét nào