Cả ba căn bệnh không chỉ bóc trần những lỗ hổng chết người trong chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Những căn bệnh ấy còn bộc lộ các tử huyệt của chế độ, chiếu rọi vào những vụ tham nhũng quyền lực và lãng phí tiền thuế của dân đen.
Những căn bệnh ấy còn bộc lộ các tử huyệt của chế độ |
Đêm
và rạng sáng ngày 7/3/2020 có nét gì đó hao hao với đêm và rạng sáng
ngày 9/1/2020. Cả hai sẽ đi vào lịch sử như “cái đêm hôm ấy đêm gì”. Sự
cố 7/3 không chỉ soi rọi những khuyết tật đáng sợ trong đợt chống dịch,
mà cả hai đại hoạ này sẽ còn được nhắc đến như những cột mốc đáng nhớ
trong cuộc chiến chưa biết đâu là “trận cuối cùng”, chống lại những lỗ
hổng chết người của chế độ. Quyền, tiền và chạy theo thành tích đã gây
ra cuộc hành quyết man rợ ở thôn Hoành, Đồng Tâm giáp Tết Canh Tý. Nay,
cả ba căn bệnh ấy tiếp tục đoạ đầy dân Việt. Cậu ấm cô chiêu (rich kids)
kiểu Hồng Nhung, nấp dưới tiền và quyền, lọt được mọi thủ tục và luật
lệ sau khi rời máy bay, đã gây ra tai hoạ. Một nửa số hành khách cùng
khoang thương gia với Nhung có dấu hiệu lây nhiễm. Kẻ thứ 21 lại là một
phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Tay này khi về thành phố đã
“kịp” họp với 42 trưởng lão ở độ tuổi dễ xẩy ra rủi ro nhất.
Từ
chuyện bệnh nhân số 21 trùm về “ní nuận” (tay Tuấn này không phát âm
nổi chữ “lờ”), thần dân nước Việt biết thêm một số điều nghịch lý. TS.
Nguyễn Ngọc Chu nêu câu hỏi: Tại sao đoàn nước ta đi học tư bản để trình
đại hội đảng kế hoạch xây dựng CNXH, mà không thấy đoàn các nước tư bản
sang ta học hỏi để về xây dựng CNTB ở nước họ, trong khi ta vẫn khẳng
định, CNXH ưu việt hơn? Những người chuẩn bị văn kiện không đi chuyến
công tác này thì có ảnh hưởng gì đến đại hội 13 không? Trước đây, chưa
biết tư bản là gì, thì đi cho biết. Nay mở cửa đã 30 năm, CNTB đã tràn
ngập vào nước ta, lại vào thời đại Internet, ngồi ở nhà cũng thấy được
từng m2 trên thế giới, cớ gì phải đến tận nơi? Từ đó, TS. Chu kết luận:
“Công tác nước ngoài là một hình thức tham nhũng để hưởng thụ… rất nhiều
người đã núp trong vỏ bọc công tác nước ngoài, dùng tiền ngân sách tiêu
xài cho sự xa hoa thịnh vượng cá nhân”.
Trở
lại với các nạn nhân của Hồng Nhung và Quang Thuấn, 42 vị bô lão nói
trên, nhờ cả “quan hệ” lẫn “tiền tệ” ban đầu chưa phải cách ly. Tin xấu
là gia đình các vị ấy và cộng đồng có thể gặp rủi ro, nhưng tin tốt là
(lạy Chúa), chúng ta “sẽ không bị” lý luận dẫn dắt một thời gian. Có
blogger còn viết rằng, ổ virus lý luận ấy còn nguy hại hơn cả Covid-19.
Nhưng nhờ phước ông bà để lại, CNCS Việt Nam chỉ là phiên bản rởm của
Tàu khựa. Nhờ thế, các loại “bò đỏ” (hay dòi bọ đỏ) ở đây chưa có dịp
soán ngôi để bắt toàn dân tụng niệm đủ các loại “trước tác” Xít – Mao –
Lê kiểu như bài viết từ hai giáo sư nọ trên một tạp chí của Trung cộng.
Trong nước hiện nay, “đại diện” xã hội đen kiểu Năm Cam và “đại sứ” cộng
sản đỏ kiểu Nguyễn Thanh Sơn (từ Nga về) được trích dẫn nhiều hơn cả
Marx, bởi “ranh ngôn” khét tiếng: “Ở xứ này không phải cái gì cũng mua
được bằng tiền, nhưng có thể mua được bằng rất nhiều tiền”.
Nhân
8/3, nên nhắc lại để mọi người đừng quên quyền lực của phái yếu. Chỉ
một “tiểu thư” Nguyễn Hồng Nhung cũng đủ để “hất” mọi nỗ lực của các cấp
chính quyền, từ trung ương đến địa phương xuống sông xuống biển. Ở đây,
vấn đề không phải là thiếu pháp luật mà là thiếu tinh thần thượng tôn
pháp luật. Và hậu quả nhãn tiền là lãnh đạo họp khẩn giữa nửa đêm như
thời chiến. Một số nhà trong phố, một building khu cao tầng và hàng trăm
người tiếp xúc gần/xa với cô gái đã bị cách ly. Cả thành phố sững sờ,
hoang mang, rồi bật dậy rất nhanh từ bài học Vũ Hán. “Quân tử phòng
thân…” nên nhà nhà, người người “thi đua” tích trữ lương thực từ đêm đến
sáng. Các dãy thanh toán trong siêu thị xếp hàng rồng rắn. Giấy vệ sinh
cùng mỳ sợi, các loại dầu ăn và xà bông… biến mất khỏi các kệ hàng. Các
mệ sồn sồn bỏ khiêu vũ, ngồi nhà giã ruốc cho con cháu. Cả thành phố
như chuẩn bị đi sơ tán giống thời chiến tranh phá hoại.
Thị
trưởng Nguyễn Đức Chung như “gà mắc tóc”, hai ngày rồi mà vẫn chưa xác
định đủ danh tính 21 người cùng ngồi hạng thương gia. Chỉ cần cú nhấp
chuột là có đủ tất cả thông số của 21vị ấy. Điều cắc cớ là ông thị
trưởng chuyên thạo điều tra hình sự đã không dám công bố, vì bọn họ hầu
hết đều là VIP. Có tiền, có quyền, hoặc có cả hai, khi tên tuổi họ xuất
hiện, sẽ kéo theo danh tính của những người bị nghi là lây nhiễm tăng
cấp số nhân. Như thế, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích chống dịch.
Sắp công bố “hết dịch”, nay lại “mắc dịch” thì thật đau đầu cho những kẻ
nhiễm virus “bệnh thành tích”. Trước đây, ai cầm đèn chạy trước ô tô,
thông tin sớm chuyện dịch bệnh, nhà cai trị cho lên bờ xuống ruộng. Giờ
thì sắp nói “đại dịch” rồi, thách ai định phạt, cứ cởi khẩu trang ra mà
cãi. Dịch đã vươn tới tận trung ương, tới ông to bà nhớn, đâu phải chỉ
“đặc sản” cho dân nghèo. Ít nhiều, đó chính là sự bình đẳng trước dịch.
Thật
ra chính quyền dường như cũng đã thấy bất an trước nguy cơ Covid-19 trở
lại. Một mặt do dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn trên thế giới, mặt
khác chính những người trong bộ máy hiểu rõ, dịch bệnh trong nước không
hẳn đã ổn, như các số liệu “trưng ra” để lấy thành tích. Hơn nữa, nhiều
khác biệt và những đối chọi ngược nhau trong các phát ngôn của những
người có trách nhiệm cho thấy, chính quyền nắm giữ nhiều thông tin đáng
lo ngại hơn những gì người dân được biết. Dưới bề nổi của “tảng băng”
thành tích, vẫn để lọt lưới hàng rào kiểm soát cửa khẩu sân bay, không
yêu cầu dân minh từ nước ngoài về khai báo y tế, nhân viên cơ quan này
không thực hiện đúng quy trình khi tiếp xúc với bệnh nhân. Ngay cả “tiểu
thư” Nhung dù bị một bộ phận dân mạng đòi “cắt trọc bôi vôi”, nhưng bộ
phận khác tỏ thương hại, vì biết đâu, cô cũng chỉ là “con dê tế thần”.
Nhà nước đang “ngấp nghé” muốn tuyên “dịch bệnh trở lại”.
Theo
một thuyết âm mưu, cơn hoảng loạn “Covid-19 trở lại” có thể xuất phát
từ một nguyên nhân còn “ẩn dấu”. Chuẩn bị “nổ” về “hết dịch” thì nghe
tin, sau WB (12 tỷ USD), đến lượt IMF vừa tung gói hỗ trợ 50 tỷ USD cho
các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch. Việt Nam bị loại khỏi danh sách, vì
chính phủ sắp tuyên bố hết dịch. “Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê!”
Quyền, tiền và bệnh thành tích móc ngoặc với nhau như thế thì liệu gỡ có
phải chuyện dễ? Nếu cần tranh biếm hoạ, có thể vẽ con virus đang bám
đuổi một người chạy hụt hơi về phía trước để mô tả tâm trạng hoảng loạn
hiện nay của cả người dân lẫn giới cầm quyền. “Cuộc săn đuổi của quyền,
tiền và bệnh thành tích” sẽ được chú thích bên dưới bức tranh đắt giá,
theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Giấc mơ “biến nguy thành cơ”, khôi
phục du lịch nói riêng và kinh tế nói chung của Thủ tướng Phúc trước
thời điểm quý một năm 2020 tan thành mây khói!
Trở
lại bài viết của hai giáo sư Tàu nói về chủ nghĩa Mác sẽ đánh bại
corona! Số tượng Mác – Lê trên thế giới quả là không nhiều. Và mấy ai
thấy tượng đài nào vướng Covid-19 chưa, kể cả khu tượng đài Lê Nin xây
ước tính 12 tỷ ở Nghệ An? Đọc tiêu đề bài viết của hai giáo sư Tàu cũng
khiến thiên hạ cười rớt hàm. Ở ta, có thể đưa bài “Ngạo nghễ Việt Nam”
làm đối ứng để xưng tụng. Cho dù vẫn biết rằng, “bài ca” chặn dịch của
chính quyền nặng về phần “diễn” lập trường chính trị hơn là phản ánh kết
quả thực chất. Thành tích là đỉnh cao có thể đo đếm. Quyền lực thì luôn
có tính nhiệm kỳ. Tiền tài lại càng là trạng thái động. Ba thứ thoảng
qua ấy thực ra không bền vững chút nào. Con virus corona có thể phá hủy
chúng khá nhanh, đặc biệt tại những nơi mà ba thứ ấy quyện lại đậm đặc
như ở ta. Nhìn sang Tàu, không thể không đặt câu hỏi: “Nhiệm vụ của
những Virus Vũ Hán là gì trong tình thế chính trị toàn cầu hiện nay?”
Lập Quyền Dân
------------------
Tìm hiểu thêm tại:
(Viet-studies)
Không có nhận xét nào