Có lẽ chúng ta cần vượt qua lối nói
chung chung “Đại dịch này là do nước Trung Quốc”. Ta cần chỉ mặt đặt tên
ai mới chính là kẻ có tội.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình |
Một
đất nước có bao giờ làm gì đâu, chỉ có những con người và nhóm người cụ
thể, như Hitler, đảng Quốc xã, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình,
Kissinger, Pol Pot…mới là những kẻ đã gây ra sự việc.
Không phải quốc gia Rwanda, mà chỉ một số người cụ thể mới chính là những kẻ đã thực hiện tội ác diệt chủng.
Đúng
vậy. Chỉ một số kẻ ở Trung Quốc, phe nhóm của ông Tập Cận Bình và chính
ông ta, đã cố tình giấu nhẹm thông tin và dập tắt những nỗ lực chống
dịch kịp thời để rồi mãi cho đến nay ta vẫn không biết rõ thực chất điều
gì đã xảy ra.
Quá trễ mất rồi?
Riêng
tôi, tôi nghi ngờ cái tuyên bố của họ rằng là “không có ca nào mới”.
Không phải chính quyền Bắc Kinh (mà cụ thể là Tập Cận Bình) cũng luôn
khăng khăng rằng là làm gì có vụ Thảm sát Thiên An Môn và hơn triệu
người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù, rằng là toàn bộ vùng biển Đông Nam Á đều
“thuộc về” Trung Quốc đó sao. Ngây dại gì mà tin!
Mặc
cho họ có tuyên truyền nhồi sọ giỏi đến đâu, dù là bằng cách Trung Quốc
Nhật Báo (China Daily) nhét tiền “bẩn” vào miệng mấy tờ báo Mỹ hay đăng
quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội Facebook, vốn đang bị cho là suy đồi
đạo đức, chúng ta cần phải buộc những thế lực hủ bại chịu trách nhiệm.
Cũng
vậy, chúng ta cần phải chỉ rõ tội trạng “lập lờ đánh lận con đen” của
ông Donald Trump (không phải của nước Mỹ) và trách nhiệm của Trump đối
với những phản ứng tệ hại chết người của nội các Trump nói riêng và
chính quyền liên bang nói chung.
Hơn
hết, ta cần phải truy vấn tại sao hệ thống y tế công ở Mỹ và cả ở nhiều
nước châu Âu, vốn đáng lẽ là rất hiệu quả và hiện đại lại trở nên vô
dụng khi đương đầu với đại dịch. Sự chuẩn bị xã hội và ngân sách công
đâu rồi?
Đã
tiêu tán cho chiến tranh Iran, Afghanistan, gói giải cứu tài chính năm
2008, cắt giảm thuế cho giới siêu giàu hay đang nằm đâu đó trong những
tài khoản ngân hàng bí mật. Năng lực của nhà nước đã và đang ở mức nào?
Quá trễ mất rồi, trễ ít nhất là cả một thế hệ!
Điều không bao giờ được quên
Nhưng
quan trọng là ta phải nhận ra rằng để cho đại dịch này xảy ra như hôm
nay là tội lỗi của ông Tập Cận Bình và phe đảng sùng bái ông ta.
Sự
thật là nếu như các nhà chức trách ở Vũ Hán quản lý hiệu quả những khu
chợ động vật hoang dã tiềm ẩn đầy dịch bệnh, vốn được cho mở lại trong
suốt 17 năm (những 17 năm!) kể từ dịch SARS 1, và phản ứng một cách có
trách nhiệm với những mối nguy hiểm cụ thể từ tháng 11 và 12/2019 và
suốt cả tháng một năm 2020, thì chúng ta đã không phải chứng kiến hàng
ngàn người đang chết, và có lẽ là hàng triệu người sớm sẽ phải bỏ mạng
trên khắp thế giới.
Hàng
triệu người trên thế giới nhiều khả năng sẽ chết vì sự sai lầm của Tập
Cận Bình trong công tác quản lý chợ và trong việc đã đàn áp phản ứng
hiệu quả, kể cả việc cố tình cho phép hàng ngàn chuyến bay đi khắp nơi
được khởi hành từ tâm dịch. Đây là điều chúng ta không bao giờ được
quên!
Chúng
ta phải vạch mặt chiến dịch của chế độ Tập Cận Bình vốn đang ra sức
‘lòe’ cả thế giới về tuyên bố đại thắng dịch bệnh, tuyên bố về năng lực
siêu phàm, đang nhìn xuống khinh mạn các nước đang chết dần và suy sụp
về kinh tế lẫn xã hội trong cơn đại dịch mà chính chế độ hủ bại mà ông
ta dung dưỡng, gây ra.
Cũng đừng ảo tưởng
Chúng
ta đương nhiên cũng không quên rằng cũng có một số người Trung Hoa Đại
Lục chân chính, kể cả một số đảng viên trong đảng của Tập và hàng ngàn
người Trung Quốc khác, đã cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo và tiến
hành những biện pháp y tế cộng đồng hiệu quả.
Chính họ cũng đã bị bịt miệng và thậm chí đang chịu cảnh tù đày.
Ta cũng không nên ảo tưởng rằng những giá trị Khổng giáo hay độc đoán ít nhiều lại hiệu quả hơn trong việc dập dịch.
Đài
Loan và Hàn Quốc là những xã hội dân chủ. Khổng giáo, như Lưu Hiểu Ba
đã chỉ ra, là nguồn nguy hiểm chết người vì chính nó tạo điều kiện cho
sự đàn áp một cách có hệ thống và đẫm máu, như vụ Thảm sát Thiên An Môn
1989 và việc bôi xóa sự kiện này khỏi lịch sử.
Chính Khổng giáo đã góp phần tạo ra một nền văn hoá cúi đầu đang dung dưỡng sự bất tài, dối lừa và tàn bạo hiện nay.
Khả
năng hợp tác vì lợi ích cộng đồng trong thời bình cũng như thời kỳ
khủng hoảng cần phải có mức độ tín nhiệm xã hội nhất định, vốn đôi khi
cao hơn ở Đông Á và một vài nước dân chủ xã hội Châu Âu so với những nơi
khác.
Sô-vanh cộng sản, Khổng giáo và hành động cần làm?
Chúng
ta cần hỏi tại sao người Đài Loan và người Hàn Quốc sống trong những xã
hội dân chủ và người Trung Quốc lục địa, người Singapore và Hồng Kông
sống dưới những chế độ có phần độc tài hơn, lại có thể phối hợp với nhau
khi cần vì lợi ích chung nhưng lại ít nhiều không hiệu quả trong việc
giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng (chẳng hạn như Trung Quốc
vẫn để cho môi trường bị ô nhiễm chết người, vẫn tiêu thụ chất melamine,
sản xuất và xuất khẩu thuốc men và thức ăn độc hại hay như việc tạo
điều kiện dẫn đến điều được cho là dơi lây bệnh sang người…)
Cần phải có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này, nếu như chúng ta còn muốn sống trong một thế giới an toàn hơn.
Chúng ta cũng cần phải hỏi tại sao những người lên tiếng cảnh báo lại tiếp tục bị bịt miệng để rồi hệ quả là rủi ro lan rộng.
Nếu
vị bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng và vị bác sĩ người Mỹ Helen Chu,
những người sớm phát hiện ra dịch bệnh đang lan rộng ở nước họ mà không
bị đàn áp thì chúng ta đã ở tình thế tốt hơn bây giờ.
Cả hai, cũng như tất cả chúng ta, đều là nạn nhân của chủ nghĩa sô-vanh sùng bái tinh thần bè phái cực đoan.
Nói cách khác, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng như việc đổ lỗi cho toàn bộ các quốc gia không giúp giải quyết được vấn đề.
Tương tự, ca ngợi thể chế độc đoán hay ‘văn hoá Khổng giáo’ là một điều vô nghĩa. Đủ rồi, hãy thôi đi!
Thay vì vậy, hãy buộc những người có chức quyền phải chịu trách nhiệm.
Hãy lên tiếng nói ủng hộ, bỏ phiếu và đòi hỏi một chính phủ minh bạch, có trách nhiệm và hiệu quả.
Hãy nhớ người đàn ông vô danh đứng trước bánh xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn ngày đó. Hãy nhớ Rosa Parks*!
Jonathan London
*
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu xã
hội học và chính trị người Mỹ đang giảng dạy tại Đại học Leiden, Hà
Lan.
(BBC)
Không có nhận xét nào