Vào thứ Tư (25/3), Bộ trưởng
Quốc phòng Hoa Kỳ, Mark T. Esper, đã ký lệnh cho đóng băng hoạt động của
các đơn vị quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới trong 60 ngày. Quyết định
này đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán hiện đã cướp đi
sinh mạng của hàng chục ngàn người trên thế giới.
Theo mệnh lệnh này, các quân nhân đóng quân ở nước ngoài giữ nguyên vị trí, và các hoạt động triển khai quân tạm dừng trong vòng 60 ngày. Mệnh lệnh cũng đóng băng hoạt động di chuyển quân đã được lên kế hoạch từ trước của các đơn vị quân đội tại Mỹ.
Mệnh lệnh của người đứng đầu Lầu Năm Góc áp dụng cho cả nhân viên dân sự và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng như người nhà của họ.
Quân đội Hoa Kỳ đã theo dõi chặt chẽ diễn biến của COVID-19 kể từ khi virus Vũ Hán bắt đầu lây lan và định hình một dịch bệnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Hôm thứ Ba (24/3), Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng 3 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán. Những quân nhân này đã được đưa đi khỏi tàu để điều trị bệnh, nhằm tránh lây lan loại virus chết người cho khoảng 5000 quân nhân khác trên tàu.
Theo cập nhật của Worldometers, tính tới 7h45 phút (giờ Việt Nam), ngày 26/3, Hoa Kỳ ghi nhận 68.203 bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán, tăng 13.347 so với 24 giờ trước, trong đó có 1.027 người tử vong, tăng 247 người so với thống kê trước đó 1 ngày.
Đặc phái viên Hoa Kỳ nói Trung Quốc gây nguy hiểm cho thế giới
Theo Reuters, Đại sứ Hoa Kỳ tại Luân Đôn cho biết Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho thế giới bằng cách đàn áp thông tin về sự bùng phát của virus Vũ Hán khiến cho virus này lan rộng ra khắp thế giới.
“Đầu tiên họ cố gắng trấn áp tin tức”, Đại sứ Woody Johnson viết trong một bài báo đăng trên tờ The Times hôm 26/3, nói thêm rằng Bắc Kinh đã chia sẻ thông tin quan trọng về dịch bệnh cho thế giới một cách “chọn lọc” trong khi gây trở ngại cho các cơ quan y tế quốc tế.
“Nếu Trung Quốc hành động đúng vào đúng thời điểm, nhiều người dân hơn và phần còn lại của thế giới, có thể đã tránh được tác động nghiêm trọng nhất của căn bệnh này”, Đại sứ viết.
Nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất đạo luật ‘Không Trung Quốc’
Taiwan News hôm 26/3 đưa tin, ông Matt Gaetz, Nghị sĩ Hoa Kỳ hôm 24/3 đã giới thiệu đạo luật ‘Không Trung Quốc’ đến Nghị viện Mỹ để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ không nhận được viện trợ về ảnh hưởng của virus Vũ Hán.
Trong thông cáo báo chí từ văn phòng của nghị sĩ Gaetz, nghị sĩ cho biết mục đích của “Đạo luật Không Trung Quốc” là đảm bảo các công ty nhà nước Trung Quốc tại Hoa Kỳ không nhận được tiền đóng thuế của người Mỹ từ các gói viện trợ của Nghị viện.
Theo dự luật, không có khoản tiền nào được sử dụng cho năm 2020 có thể được sử dụng vì lợi ích của bất kỳ doanh nghiệp Trung Quốc nào, hoặc bất kỳ công dân Hoa Kỳ hoặc nước ngoài nào chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
Theo Reuters, vào hôm 25/3, tàu khu trục USS McCampbell của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh quân đội Trung Quốc gần đây liên tục diễn tập gần hòn đảo.
“Chuyến di chuyển qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ Anthony Junco hôm 25/3 cho biết.
Chiến hạm Mỹ di chuyển về hướng bắc và được lực lượng vũ trang Đài Loan theo dõi. “Đây là nhiệm vụ bình thường, không có gì đáng lo ngại”, cơ quan phòng vệ hòn đảo ra thông cáo cho hay.
Đây là lần thứ ba tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay
9 bác sĩ tử vong, nhiều bệnh viện Philippines quá tải
Theo AFP, 9 bác sĩ ở Philippines đã tử vong vì virus Vũ Hán, trong khi nhiều bệnh viện quá tải và nhân viên y tế tuyến đầu không đủ thiết bị bảo hộ.
“Giá tôi được quyền quyết định, tôi sẽ cho xét nghiệm những nhân viên y tế tuyến đầu và xét nghiệm lại cho họ sau 7 ngày. Các bác sĩ có thể là những mầm bệnh”, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Philippines Benito Atienza hôm nay (26/3) cho hay.
Philippines hiện có hơn 630 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 38 trường hợp đã tử vong. Thông báo về các bác sĩ tử vong đã làm gia tăng thêm lo ngại rằng quy mô cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán ở Philippines tồi tệ hơn nhiều so với các báo cáo chính thức.
Trung Quốc: Sau virus Vũ Hán, tới virus hanta gây chết người
Một người đàn ông ở Trung Quốc tử vong đầu tuần này khi đang đi xe buýt trở lại tỉnh Sơn Đông để làm việc. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông này dương tính với virus hanta, khiến giới chức trách phải tiến hành xét nghiệm thêm 32 người khác trên cùng chuyến xe với nạn nhân, theo Global Times.
Hiện chưa có kết quả xét nghiệm của 32 người liên đới. Triệu chứng của bệnh này bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, ớn lạnh. Các triệu chứng sau đó có thể có ho, khó thở.
Theo Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), căn bệnh này lây lan từ chuột, không thể lây từ người sang người, nhưng thường được truyền sang bệnh nhân khi họ hít thở không khí bị nhiễm virus từ phân chuột. Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus do bị một con chuột bệnh cắn, hoặc sờ phải vật gì đã bị nhiễm nước tiểu, phân, hay nước bọt của chuột rồi chạm vào mắt, mũi, miệng. Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus khi ăn phải thực phẩm bị dính phân, nước tiểu, nước bọt của con chuột bệnh.
Tổng giám đốc WHO khen ông Trump
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư (25/3) đã ca ngợi vai trò lãnh đạo của Tổng thống Trump trong việc xử lý sự bùng phát của virus Vũ Hán, nói rằng ông chủ Nhà Trắng đang “đảm nhận trách nhiệm” dẫn dắt nước Mỹ phản ứng với đại dịch toàn cầu, theo Fox News.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi các nguyên thủ quốc gia lãnh đạo “toàn bộ chính phủ” để đối phó với COVID-19 và nói rằng ông Trump đang làm điều đó.
“Đó chính xác là những gì ông ấy đang làm, và chúng tôi đánh giá cao điều này, bởi vì chiến đấu với đại dịch này cần có cam kết chính trị”, ông Tedros nói trong một cuộc họp báo buổi chiều tại Geneva.
Ông Tedros nói rằng ông và Tổng thống Trump gần đây đã có những trao đổi về dịch COVID-19 và Tổng thống Mỹ đang “làm tất cả những gì có thể”. Tổng giám đốc WHO cho biết thêm: “Tôi tin rằng các cam kết và lãnh đạo chính trị có thể mang tới sự thay đổi hoặc có thể chặn đứng đại dịch này”.
Phó thủ tướng Tây Ban Nha nhiễm nCoV
Theo tuyên bố hôm ngày 25/3 của chính phủ Tây Ban Nha, Phó thủ tướng Carmen Calvo, 63 tuổi, ban đầu cho kết quả âm tính với nCoV, tuy nhiên, xét nghiệm lần hai hôm 24/3 cho thấy bà đã nhiễm virus.
Theo Reuters, bà Carmen Calvo đang trong tình trạng ổn định và đang được điều trị. Hai ngày trước đó, bà nhập viện với lý do nhiễm trùng đường hô hấp.
Hơn 3 tỷ người trên thế giới bị phong tỏa vì virus Vũ Hán
Theo AFP, tính tới thứ Tư (25/3), đã có hơn 3 tỷ người trên thế giới phải sống trong điều kiện bị phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán, trong khi số người chết vì loại virus nguy hiểm này tăng vọt tại châu Âu và Mỹ.
Theo thống kê của Worldometers, số người chết và nhiễm bệnh trong đại dịch COVID-19 tính tới 5h:11, ngày 26/3 (giờ Việt Nam) ở 198/204 nước và vùng lãnh thổ, lần lượt là 21.148 và 466.752.
“COVID-19 đang đe dọa toàn bộ nhân loại, và toàn bộ nhân loại phải chiến đấu chống lại”, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres nói và kêu gọi gói tài chính 2 tỷ USD để giúp đỡ người nghèo trên thế giới trong đại dịch. “Hành động toàn cầu và đoàn kết là rất quan trọng. Phản ứng của từng quốc gia sẽ không đủ”, ông Antonio nói thêm.
Vi phạm lệnh chống nCoV, hơn 900 người Tây Ban Nha bị bắt
Tây Ban Nha đã bắt giữ hơn 900 người vi phạm các mệnh lệnh của chính phủ về phòng chống dịch COVID-19, trong bối cảnh số người chết vì virus Vũ Hán tính tới hết ngày thứ Tư (25/3) ở nước này đã vượt qua Trung Quốc, theo Fox News.
Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha, Fernando Grande-Marlaska, nói rằng 926 người vi phạm lệnh hạn chế đi lại đã bị bắt giữ. Theo báo báo của cảnh sát, có 102.000 người có biểu hiện bất tuân các lệnh phòng chống dịch của chính phủ.
Theo thống kê của Worldometers, tính tới 7h07 ngày 26/3 (giờ Việt Nam), Tây Ban Nha ghi nhận 49.515 ca nhiễm virus Vũ Hán và 656 ca tử vong.
Pháp rút quân khỏi Iraq vì vì ảnh hưởng của virus Vũ Hán
Do sự bùng phát của dịch COVID-19, Pháp sẽ rút tất cả các đơn vị quân đội đang đồn trú ở Iraq cho đến khi có thông báo mới, bà Florence Parly, Bộ trưởng Quân lực Pháp, cho biết hôm thứ Tư (25/3).
“Pháp đã đưa ra quyết định hồi hương [binh sĩ] cho đến khi có thông báo mới về nhân sự được triển khai trong chiến dịch Chammal ở Iraq”, Reuters dẫn lời bà Florence, và cho biết thêm rằng có khoảng 100 trăm binh sĩ Pháp ở Iraq sẽ được hồi hương.
Hiện Iraq, nơi lực lượng của Pháp đồn trú, tính tới sáng ngày 26/3, có 346 người nhiễm virus Vũ Hán, trong số đó 29 người đã tử vong.
Theo thống kê của Worldometers, tính tới 7h07 ngày 26/3 (giờ Việt Nam), Pháp ghi nhận 25.233 ca nhiễm virus Vũ Hán và 1.331ca tử vong.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 26 tháng 3 năm 2020 |
Theo mệnh lệnh này, các quân nhân đóng quân ở nước ngoài giữ nguyên vị trí, và các hoạt động triển khai quân tạm dừng trong vòng 60 ngày. Mệnh lệnh cũng đóng băng hoạt động di chuyển quân đã được lên kế hoạch từ trước của các đơn vị quân đội tại Mỹ.
Mệnh lệnh của người đứng đầu Lầu Năm Góc áp dụng cho cả nhân viên dân sự và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng như người nhà của họ.
Quân đội Hoa Kỳ đã theo dõi chặt chẽ diễn biến của COVID-19 kể từ khi virus Vũ Hán bắt đầu lây lan và định hình một dịch bệnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Hôm thứ Ba (24/3), Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng 3 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán. Những quân nhân này đã được đưa đi khỏi tàu để điều trị bệnh, nhằm tránh lây lan loại virus chết người cho khoảng 5000 quân nhân khác trên tàu.
Theo cập nhật của Worldometers, tính tới 7h45 phút (giờ Việt Nam), ngày 26/3, Hoa Kỳ ghi nhận 68.203 bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán, tăng 13.347 so với 24 giờ trước, trong đó có 1.027 người tử vong, tăng 247 người so với thống kê trước đó 1 ngày.
Đặc phái viên Hoa Kỳ nói Trung Quốc gây nguy hiểm cho thế giới
Theo Reuters, Đại sứ Hoa Kỳ tại Luân Đôn cho biết Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho thế giới bằng cách đàn áp thông tin về sự bùng phát của virus Vũ Hán khiến cho virus này lan rộng ra khắp thế giới.
“Đầu tiên họ cố gắng trấn áp tin tức”, Đại sứ Woody Johnson viết trong một bài báo đăng trên tờ The Times hôm 26/3, nói thêm rằng Bắc Kinh đã chia sẻ thông tin quan trọng về dịch bệnh cho thế giới một cách “chọn lọc” trong khi gây trở ngại cho các cơ quan y tế quốc tế.
“Nếu Trung Quốc hành động đúng vào đúng thời điểm, nhiều người dân hơn và phần còn lại của thế giới, có thể đã tránh được tác động nghiêm trọng nhất của căn bệnh này”, Đại sứ viết.
Nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất đạo luật ‘Không Trung Quốc’
Taiwan News hôm 26/3 đưa tin, ông Matt Gaetz, Nghị sĩ Hoa Kỳ hôm 24/3 đã giới thiệu đạo luật ‘Không Trung Quốc’ đến Nghị viện Mỹ để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ không nhận được viện trợ về ảnh hưởng của virus Vũ Hán.
Trong thông cáo báo chí từ văn phòng của nghị sĩ Gaetz, nghị sĩ cho biết mục đích của “Đạo luật Không Trung Quốc” là đảm bảo các công ty nhà nước Trung Quốc tại Hoa Kỳ không nhận được tiền đóng thuế của người Mỹ từ các gói viện trợ của Nghị viện.
Theo dự luật, không có khoản tiền nào được sử dụng cho năm 2020 có thể được sử dụng vì lợi ích của bất kỳ doanh nghiệp Trung Quốc nào, hoặc bất kỳ công dân Hoa Kỳ hoặc nước ngoài nào chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
Theo Reuters, vào hôm 25/3, tàu khu trục USS McCampbell của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh quân đội Trung Quốc gần đây liên tục diễn tập gần hòn đảo.
“Chuyến di chuyển qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ Anthony Junco hôm 25/3 cho biết.
Chiến hạm Mỹ di chuyển về hướng bắc và được lực lượng vũ trang Đài Loan theo dõi. “Đây là nhiệm vụ bình thường, không có gì đáng lo ngại”, cơ quan phòng vệ hòn đảo ra thông cáo cho hay.
Đây là lần thứ ba tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay
9 bác sĩ tử vong, nhiều bệnh viện Philippines quá tải
Theo AFP, 9 bác sĩ ở Philippines đã tử vong vì virus Vũ Hán, trong khi nhiều bệnh viện quá tải và nhân viên y tế tuyến đầu không đủ thiết bị bảo hộ.
“Giá tôi được quyền quyết định, tôi sẽ cho xét nghiệm những nhân viên y tế tuyến đầu và xét nghiệm lại cho họ sau 7 ngày. Các bác sĩ có thể là những mầm bệnh”, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Philippines Benito Atienza hôm nay (26/3) cho hay.
Philippines hiện có hơn 630 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 38 trường hợp đã tử vong. Thông báo về các bác sĩ tử vong đã làm gia tăng thêm lo ngại rằng quy mô cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán ở Philippines tồi tệ hơn nhiều so với các báo cáo chính thức.
Trung Quốc: Sau virus Vũ Hán, tới virus hanta gây chết người
Một người đàn ông ở Trung Quốc tử vong đầu tuần này khi đang đi xe buýt trở lại tỉnh Sơn Đông để làm việc. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông này dương tính với virus hanta, khiến giới chức trách phải tiến hành xét nghiệm thêm 32 người khác trên cùng chuyến xe với nạn nhân, theo Global Times.
Hiện chưa có kết quả xét nghiệm của 32 người liên đới. Triệu chứng của bệnh này bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, ớn lạnh. Các triệu chứng sau đó có thể có ho, khó thở.
Theo Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), căn bệnh này lây lan từ chuột, không thể lây từ người sang người, nhưng thường được truyền sang bệnh nhân khi họ hít thở không khí bị nhiễm virus từ phân chuột. Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus do bị một con chuột bệnh cắn, hoặc sờ phải vật gì đã bị nhiễm nước tiểu, phân, hay nước bọt của chuột rồi chạm vào mắt, mũi, miệng. Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus khi ăn phải thực phẩm bị dính phân, nước tiểu, nước bọt của con chuột bệnh.
Tổng giám đốc WHO khen ông Trump
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư (25/3) đã ca ngợi vai trò lãnh đạo của Tổng thống Trump trong việc xử lý sự bùng phát của virus Vũ Hán, nói rằng ông chủ Nhà Trắng đang “đảm nhận trách nhiệm” dẫn dắt nước Mỹ phản ứng với đại dịch toàn cầu, theo Fox News.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi các nguyên thủ quốc gia lãnh đạo “toàn bộ chính phủ” để đối phó với COVID-19 và nói rằng ông Trump đang làm điều đó.
“Đó chính xác là những gì ông ấy đang làm, và chúng tôi đánh giá cao điều này, bởi vì chiến đấu với đại dịch này cần có cam kết chính trị”, ông Tedros nói trong một cuộc họp báo buổi chiều tại Geneva.
Ông Tedros nói rằng ông và Tổng thống Trump gần đây đã có những trao đổi về dịch COVID-19 và Tổng thống Mỹ đang “làm tất cả những gì có thể”. Tổng giám đốc WHO cho biết thêm: “Tôi tin rằng các cam kết và lãnh đạo chính trị có thể mang tới sự thay đổi hoặc có thể chặn đứng đại dịch này”.
Phó thủ tướng Tây Ban Nha nhiễm nCoV
Theo tuyên bố hôm ngày 25/3 của chính phủ Tây Ban Nha, Phó thủ tướng Carmen Calvo, 63 tuổi, ban đầu cho kết quả âm tính với nCoV, tuy nhiên, xét nghiệm lần hai hôm 24/3 cho thấy bà đã nhiễm virus.
Theo Reuters, bà Carmen Calvo đang trong tình trạng ổn định và đang được điều trị. Hai ngày trước đó, bà nhập viện với lý do nhiễm trùng đường hô hấp.
Hơn 3 tỷ người trên thế giới bị phong tỏa vì virus Vũ Hán
Theo AFP, tính tới thứ Tư (25/3), đã có hơn 3 tỷ người trên thế giới phải sống trong điều kiện bị phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán, trong khi số người chết vì loại virus nguy hiểm này tăng vọt tại châu Âu và Mỹ.
Theo thống kê của Worldometers, số người chết và nhiễm bệnh trong đại dịch COVID-19 tính tới 5h:11, ngày 26/3 (giờ Việt Nam) ở 198/204 nước và vùng lãnh thổ, lần lượt là 21.148 và 466.752.
“COVID-19 đang đe dọa toàn bộ nhân loại, và toàn bộ nhân loại phải chiến đấu chống lại”, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres nói và kêu gọi gói tài chính 2 tỷ USD để giúp đỡ người nghèo trên thế giới trong đại dịch. “Hành động toàn cầu và đoàn kết là rất quan trọng. Phản ứng của từng quốc gia sẽ không đủ”, ông Antonio nói thêm.
Vi phạm lệnh chống nCoV, hơn 900 người Tây Ban Nha bị bắt
Tây Ban Nha đã bắt giữ hơn 900 người vi phạm các mệnh lệnh của chính phủ về phòng chống dịch COVID-19, trong bối cảnh số người chết vì virus Vũ Hán tính tới hết ngày thứ Tư (25/3) ở nước này đã vượt qua Trung Quốc, theo Fox News.
Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha, Fernando Grande-Marlaska, nói rằng 926 người vi phạm lệnh hạn chế đi lại đã bị bắt giữ. Theo báo báo của cảnh sát, có 102.000 người có biểu hiện bất tuân các lệnh phòng chống dịch của chính phủ.
Theo thống kê của Worldometers, tính tới 7h07 ngày 26/3 (giờ Việt Nam), Tây Ban Nha ghi nhận 49.515 ca nhiễm virus Vũ Hán và 656 ca tử vong.
Pháp rút quân khỏi Iraq vì vì ảnh hưởng của virus Vũ Hán
Do sự bùng phát của dịch COVID-19, Pháp sẽ rút tất cả các đơn vị quân đội đang đồn trú ở Iraq cho đến khi có thông báo mới, bà Florence Parly, Bộ trưởng Quân lực Pháp, cho biết hôm thứ Tư (25/3).
“Pháp đã đưa ra quyết định hồi hương [binh sĩ] cho đến khi có thông báo mới về nhân sự được triển khai trong chiến dịch Chammal ở Iraq”, Reuters dẫn lời bà Florence, và cho biết thêm rằng có khoảng 100 trăm binh sĩ Pháp ở Iraq sẽ được hồi hương.
Hiện Iraq, nơi lực lượng của Pháp đồn trú, tính tới sáng ngày 26/3, có 346 người nhiễm virus Vũ Hán, trong số đó 29 người đã tử vong.
Theo thống kê của Worldometers, tính tới 7h07 ngày 26/3 (giờ Việt Nam), Pháp ghi nhận 25.233 ca nhiễm virus Vũ Hán và 1.331ca tử vong.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào