Hàng trăm người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã di chuyển tới biên giới với các nước Hy Lạp và Bulgaria vào thứ Sáu (28/2), sau khi Ankara đột nhiên bỏ ngỏ không chặn đường người di cư đến châu Âu nữa.
Động thái này đã khiến cả hai quốc gia láng giềng có biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ gia cố đường biên khi chính phủ các nước khẳng định họ sẽ không cho phép bất cứ ai xâm nhập.
Cảnh sát Hy Lạp đã sử dụng lựu đạn khói tại một cửa khẩu biên giới, trong khi Bulgaria cử thêm 1.000 quân tới biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng họ hy vọng Ankara tuân thủ một thỏa thuận trị giá 6 tỷ euro để ngăn chặn luồng di cư đến các quốc gia thành viên EU.
Theo thỏa thuận năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý chặn dòng người đến EU để đổi lấy tiền. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng 3,6 triệu người tị nạn từ Syria.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau khi có cuộc không kích tối thứ Năm tại tỉnh Idlib tại Syria, làm chết ít nhất 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này mới được tăng cường để hỗ trợ phe đối lập Syria trước một cuộc tấn công của chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói ngắn gọn với các phóng viên rằng: cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, tuần duyên và lính biên phòng đã được lệnh rời vị trí canh gác vào đêm thứ Năm. Hiện chưa có xác nhận chính thức về chính sách mới này.
Thổ Nhĩ Kỳ thường đe dọa mở lại tuyến đường di cư từ Trung Đông. Vào lúc cao điểm năm 2015 đã có hàng ngàn người chết đuối ở Địa Trung Hải và một triệu người đã di cư tới Hy Lạp và Italy, nơi nhiều người vẫn sống trong những trại tị nạn.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ làm đảo lộn thỏa thuận năm 2016 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cắt giảm số lượng người di cư vào châu Âu. Quyết định này dường như được thiết kế để buộc EU và Nato hỗ trợ cho hoạt động quân sự mới của Ankara tại Idlib.
Tại Istanbul, cộng đồng người Syria tại địa phương đã bắt đầu tổ chức những chuyến xe buýt đưa người từ thành phố này tới biên giới.
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Demirören đã phát cảnh 300 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đi bộ trên đường cao tốc và xuyên qua khoảnh rừng ở phía Đông Bắc thổ Nhĩ Kỳ tới biên giới EU vào đầu ngày thứ Sáu. Trong số này có những người Syria, người Iran, người Iraq, người Pakistan, và người Ma rốc.
Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin mọi người đã rời khỏi quận ven biển Ayvacık, tỉnh Çanakkale, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ, trên những chiếc thuyền nhỏ để tới đảo Lesbos của Hy Lạp.
Kênh NTV của Thổ Nhĩ Kỳ phát cảnh quay cho thấy rất nhiều người đeo ba lô và đi bộ qua các cánh đồng và nói rằng họ cố vượt qua biên giới Kapıkule để vào Bulgaria.
Đáp lại, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov tuyên bố rằng các đơn vị quân đội, cảnh sát biên giới và lực lượng bảo vệ quốc gia đã được triển khai đến vùng biên.
Theo The Guardian
Triệu Hằng dịch và biên tập
Hy Lạp và Bulgaria phòng vệ biên giới sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ngỏ tuyến đường di cư |
Động thái này đã khiến cả hai quốc gia láng giềng có biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ gia cố đường biên khi chính phủ các nước khẳng định họ sẽ không cho phép bất cứ ai xâm nhập.
Cảnh sát Hy Lạp đã sử dụng lựu đạn khói tại một cửa khẩu biên giới, trong khi Bulgaria cử thêm 1.000 quân tới biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng họ hy vọng Ankara tuân thủ một thỏa thuận trị giá 6 tỷ euro để ngăn chặn luồng di cư đến các quốc gia thành viên EU.
Theo thỏa thuận năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý chặn dòng người đến EU để đổi lấy tiền. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng 3,6 triệu người tị nạn từ Syria.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau khi có cuộc không kích tối thứ Năm tại tỉnh Idlib tại Syria, làm chết ít nhất 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này mới được tăng cường để hỗ trợ phe đối lập Syria trước một cuộc tấn công của chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói ngắn gọn với các phóng viên rằng: cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, tuần duyên và lính biên phòng đã được lệnh rời vị trí canh gác vào đêm thứ Năm. Hiện chưa có xác nhận chính thức về chính sách mới này.
Thổ Nhĩ Kỳ thường đe dọa mở lại tuyến đường di cư từ Trung Đông. Vào lúc cao điểm năm 2015 đã có hàng ngàn người chết đuối ở Địa Trung Hải và một triệu người đã di cư tới Hy Lạp và Italy, nơi nhiều người vẫn sống trong những trại tị nạn.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ làm đảo lộn thỏa thuận năm 2016 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cắt giảm số lượng người di cư vào châu Âu. Quyết định này dường như được thiết kế để buộc EU và Nato hỗ trợ cho hoạt động quân sự mới của Ankara tại Idlib.
Tại Istanbul, cộng đồng người Syria tại địa phương đã bắt đầu tổ chức những chuyến xe buýt đưa người từ thành phố này tới biên giới.
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Demirören đã phát cảnh 300 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đi bộ trên đường cao tốc và xuyên qua khoảnh rừng ở phía Đông Bắc thổ Nhĩ Kỳ tới biên giới EU vào đầu ngày thứ Sáu. Trong số này có những người Syria, người Iran, người Iraq, người Pakistan, và người Ma rốc.
Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin mọi người đã rời khỏi quận ven biển Ayvacık, tỉnh Çanakkale, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ, trên những chiếc thuyền nhỏ để tới đảo Lesbos của Hy Lạp.
Kênh NTV của Thổ Nhĩ Kỳ phát cảnh quay cho thấy rất nhiều người đeo ba lô và đi bộ qua các cánh đồng và nói rằng họ cố vượt qua biên giới Kapıkule để vào Bulgaria.
Đáp lại, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov tuyên bố rằng các đơn vị quân đội, cảnh sát biên giới và lực lượng bảo vệ quốc gia đã được triển khai đến vùng biên.
Theo The Guardian
Triệu Hằng dịch và biên tập
Không có nhận xét nào