Một doanh nhân bất động sản của
Trung Quốc đã mất tích sau khi chỉ trích nỗ lực chống virus corona Vũ
Hán của Chủ tịch Tập Cận Bình và gọi ông Tập là “tên hề”, Reuters dẫn
lời ba người bạn của doanh nhân này cho biết.
Theo Reuters, những người bạn của ông Ren Zhiqiang (Nhậm Chí Cường), 69 tuổi, cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản nhà nước Huayuan và từng là 1 đảng viên ĐCSTQ, đã không thể liên lạc được với ông từ ngày 12/3.
“Nhiều người bạn của chúng tôi đang tìm kiếm ông ấy,” nữ doanh nhân Wang Ying và là bạn thân của ông Ren nói với Reuters, cho biết họ đang “cực kỳ lo lắng.”
“Ren Zhiqiang là một nhân vật của công chúng và sự mất tích của ông được nhiều người biết đến. Những tổ chức nào chịu trách nhiệm cho việc này cần đưa ra một lời giải thích hợp lý và hợp pháp càng sớm càng tốt”, bà nói với Reuters.
Reuters cho biết đã gọi điện tới số di động của ông Ren, nhưng không ai nhấc máy. Hãng này cũng liên hệ với sở cảnh sát Bắc Kinh và văn phòng thông tin hội đồng nhà nước Trung Quốc nhưng cũng chưa nhận được phản hồi.
Trước đó, ông Ren đã chia sẻ một bài viết với các bạn bè của mình, trong đó đề cập đến bài phát biểu mà ông Tập nói hôm 23/2 trong cuộc họp trực tuyến với 170 nghìn Đảng viên khắp cả nước.
Mặc dù bài viết không đề cập đến tên ông Tập Cận Bình, nhưng ông Ren nói rằng sau khi nghe bài phát biểu, ông “thấy không phải là một hoàng đế đứng đó để khoe bộ quần áo mới của ông ta, mà là tên hề cởi trần và khăng khăng tiếp tục làm hoàng đế.”
Ông Ren cũng nói rằng nó cho thấy “cuộc khủng hoảng về quản trị” trong đảng và rằng việc thiếu tự do báo chí cũng như ngôn luận đã không thể chặn đứng dịch bệnh sớm hơn và làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Ông Ren mất tích trong bối cảnh nhà nước Trung Quốc thắt chặt kiểm duyệt việc thảo luận về dịch bệnh trên truyền thông địa phương và mạng xã hội trong những tuần gần đây.
Được mệnh danh là “Cannon Ren” (Khẩu đại bác), ông Ren thường có các bài phê bình đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, chỉ trích công khai các chính sách của chính phủ.
Năm 2016, ông Ren từng bị quản chế trong 1 năm. Chính phủ đã ra lệnh cho Weibo (nền tảng giống như Twitter) đóng tài khoản của ông Ren, lúc đó có hơn 30 triệu người theo dõi, với lý do phát tán thông tin bất hợp pháp.
Bắc Kinh hiện đang nỗ lực tái hiện lại “cuộc chiến” chống virus corona với hình ảnh ông Tập như người anh hùng đã lãnh đạo dẫn dắt người dân chiến thắng. Truyền thông nước này cũng đang thực hiện chiến lược “đổ lỗi cho Mỹ đã phát tán virus” và biến Trung Quốc thành “người hùng” của thế giới.
Lê Xuân
Ông Ren Zhiqiang (Ảnh: Wikipedia) |
Theo Reuters, những người bạn của ông Ren Zhiqiang (Nhậm Chí Cường), 69 tuổi, cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản nhà nước Huayuan và từng là 1 đảng viên ĐCSTQ, đã không thể liên lạc được với ông từ ngày 12/3.
“Nhiều người bạn của chúng tôi đang tìm kiếm ông ấy,” nữ doanh nhân Wang Ying và là bạn thân của ông Ren nói với Reuters, cho biết họ đang “cực kỳ lo lắng.”
“Ren Zhiqiang là một nhân vật của công chúng và sự mất tích của ông được nhiều người biết đến. Những tổ chức nào chịu trách nhiệm cho việc này cần đưa ra một lời giải thích hợp lý và hợp pháp càng sớm càng tốt”, bà nói với Reuters.
Reuters cho biết đã gọi điện tới số di động của ông Ren, nhưng không ai nhấc máy. Hãng này cũng liên hệ với sở cảnh sát Bắc Kinh và văn phòng thông tin hội đồng nhà nước Trung Quốc nhưng cũng chưa nhận được phản hồi.
Trước đó, ông Ren đã chia sẻ một bài viết với các bạn bè của mình, trong đó đề cập đến bài phát biểu mà ông Tập nói hôm 23/2 trong cuộc họp trực tuyến với 170 nghìn Đảng viên khắp cả nước.
Mặc dù bài viết không đề cập đến tên ông Tập Cận Bình, nhưng ông Ren nói rằng sau khi nghe bài phát biểu, ông “thấy không phải là một hoàng đế đứng đó để khoe bộ quần áo mới của ông ta, mà là tên hề cởi trần và khăng khăng tiếp tục làm hoàng đế.”
Ông Ren cũng nói rằng nó cho thấy “cuộc khủng hoảng về quản trị” trong đảng và rằng việc thiếu tự do báo chí cũng như ngôn luận đã không thể chặn đứng dịch bệnh sớm hơn và làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Ông Ren mất tích trong bối cảnh nhà nước Trung Quốc thắt chặt kiểm duyệt việc thảo luận về dịch bệnh trên truyền thông địa phương và mạng xã hội trong những tuần gần đây.
Được mệnh danh là “Cannon Ren” (Khẩu đại bác), ông Ren thường có các bài phê bình đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, chỉ trích công khai các chính sách của chính phủ.
Năm 2016, ông Ren từng bị quản chế trong 1 năm. Chính phủ đã ra lệnh cho Weibo (nền tảng giống như Twitter) đóng tài khoản của ông Ren, lúc đó có hơn 30 triệu người theo dõi, với lý do phát tán thông tin bất hợp pháp.
Bắc Kinh hiện đang nỗ lực tái hiện lại “cuộc chiến” chống virus corona với hình ảnh ông Tập như người anh hùng đã lãnh đạo dẫn dắt người dân chiến thắng. Truyền thông nước này cũng đang thực hiện chiến lược “đổ lỗi cho Mỹ đã phát tán virus” và biến Trung Quốc thành “người hùng” của thế giới.
Lê Xuân
Không có nhận xét nào