Ở
Trung Quốc đương đại, sự thay đổi chính trị sâu sắc vẫn có thể – và đã
– diễn ra ngay cả khi không có sự thay đổi chế độ hoặc dân chủ hóa
kiểu phương Tây. Ví dụ rõ ràng nhất là thời kỳ cải cách và mở cửa bắt
đầu vào năm 1978 dưới sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Đặng từ chối
chấp nhận các cuộc bầu cử đa đảng, nhưng về cơ bản, ông đã thay đổi
đường hướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng như sự phân bổ
quyền lực trong đó.
Dịch coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán vào tháng 12 năm
2019 có thể đẩy nhanh một bước ngoặt lịch sử tương tự. Sự bùng nổ của
COVID-19 không chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua đối với ĐCSTQ. Thế
giới nên được chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra sau đó.
Thông thường, một cơn bùng phát dịch bệnh, ngay cả khi được xử lý sai, cũng sẽ khó phá vỡ chế độ Trung Quốc. Trong bốn thập niên qua, ĐCSTQ đã vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng, từ thảm kịch Thiên An Môn năm 1989 và đại dịch SARS 2002-2003, đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Một số nhà phê bình chế độ từ lâu đã dự đoán sự sụp đổ sắp xảy ra của nó, để rồi được chứng minh là sai. Trước Chủ tịch Tập Cận Bình, phong cách quản trị của Trung Quốc mang tính thích nghi và phi tập trung, điều mà tôi gọi là “tùy cơ ứng biến có định hướng”. Ngoài ra, xã hội dân sự, bao gồm cả báo chí “lề trái”, đều mở rộng nhanh chóng.
Lần này thì khác. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã thắt chặt kiểm soát chính trị ở trong nước và khuếch trương tham vọng siêu cường ở nước ngoài. Những chính sách này đã khiến các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc lo lắng, các cường quốc phương Tây báo động, và gây ra căng thẳng gay gắt với Hoa Kỳ, tất cả những điều này đã góp phần làm kinh tế suy thoái nói chung.
Sự bùng phát COVID-19 bổ sung thêm một nguồn căng thẳng mới và không thể đoán trước cho các thách thức đang gia tăng của chế độ. Do dịch bệnh kéo dài, Trung Quốc sẽ phải vật lộn để mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh, đối diện những khó khăn kinh tế lớn hơn khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa, công nhân mất việc làm và lạm phát tăng. Mặc dù giới lãnh đạo Trung Quốc rất giỏi trong việc giải quyết một cuộc khủng hoảng tại một thời điểm nhất định, nhưng hiếm khi họ phải đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra gần như cùng lúc như vậy.
Trong một bài bình luận gần đây, Kevin Rudd, cựu thủ tướng Úc, hiện là chủ tịch Hội Châu Á, đã lập luận rằng “cuộc khủng hoảng, khi được giải quyết, sẽ không thay đổi cách Trung Quốc được cai trị trong tương lai”. Nhưng tiên lượng đó là quá lạc quan. Thật vậy, các vết nứt đã xuất hiện bên trong vai trò lãnh đạo tối cao của Tập Cận Bình.
Ví dụ, khi sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng giấu dịch ban đầu của chính phủ lên đến đỉnh điểm, ông Tập đã biến mất khỏi ánh mắt công chúng. Sau cuộc gặp với Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 28 tháng 1, ông đã không xuất hiện cho đến cuộc tiếp đón cấp nhà nước Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 5 tháng 2. Đối với một nhà lãnh đạo thường chiếm sóng tin tức của Trung Quốc mỗi ngày, sự vắng mặt của ông Tập trong bối cảnh hoảng loạn quốc gia trở nên nổi bật, khiến một số nhà quan sát Trung Quốc suy đoán rằng sự kiểm soát quyền lực của ông có thể đang gặp thách thức.
Nếu điều đó dường như là không tưởng thì chúng ta cần nhớ rằng những năm qua đã chứng kiến những sự kiện mà ít ai lường trước được. Chẳng hạn, có ai dự đoán được một ông trùm bất động sản Mỹ lại sẽ đối đầu với một thái tử đảng Trung Quốc trong một cuộc cạnh tranh siêu cường gây chấn động toàn cầu, hay Trung Quốc có thể thay Hoa Kỳ trở thành người bảo trợ cho toàn cầu hóa tư bản? Thời điểm bấp bênh hiện tại cũng có thể dẫn tới những thay đổi chính trị sâu sắc hơn.
Có ba khả năng nổi bật. Kịch bản cực đoan nhất, trường hợp xấu nhất là chế độ sụp đổ. Những người chỉ trích Trung Quốc chưa nên vội hả hê, bởi vì sự tan rã đột ngột của một chế độ độc đoán không nhất thiết dẫn đến dân chủ hóa; trong nhiều trường hợp, nó dẫn đến nội chiến, như chúng ta đã thấy ở Iraq sau khi Hoa Kỳ buộc phải loại bỏ Saddam Hussein, cũng như ở Libya thời hậu Qaddafi. Một cuộc đấu tranh quyền lực dữ dội trong nội bộ Trung Quốc sẽ là thảm họa đối với toàn thế giới.
May mắn thay, kịch bản này không thể xảy ra. Mặc dù Trung Quốc đang chịu áp lực chưa từng thấy, nền kinh tế của nước này vẫn không hoàn toàn đứng im. Như Shang-Jin Wei của Đại học Columbia đã chỉ ra, ngành công nghiệp thương mại điện tử phát triển cao của Trung Quốc cho phép cư dân nước này tiếp tục mua sắm tại nhà. Và trong khi hàng chục ngàn người Trung Quốc bị nhiễm virut và nhiều người khác đang tức giận với chính phủ, thì đại đa số dân chúng chưa đến mức tuyệt vọng.
Kịch bản thứ hai là một sự thay đổi trong lãnh đạo ở cấp cao nhất. Ông Tập không thể né tránh chỉ trích vì tạo ra phản ứng dữ dội đối với các chính sách kìm kẹp trong nước và các hành động xác quyết của mình ở nước ngoài, những điều vốn đã làm suy giảm sự ủng hộ dành cho ông ngay cả trước khi dịch COVID-19 bắt đầu. Với cái chết của Li Wenliang (Lý Văn Lượng), một bác sĩ bị chính quyền nhà nước khiển trách vì cảnh báo người dân về virus, những thất bại của phương pháp tiếp cận từ trên xuống của ông Tập đã được phơi trần. Tin tức về việc bác sĩ Lý qua đời đã tạo ra một cơn bão chỉ trích trên mạng đối với chính phủ, và việc ông Tập không xuất hiện trên tuyến đầu của cuộc chiến đã làm giảm uy tín của ông trong vai trò một nhà lãnh đạo vì dân.
Về nguyên tắc, việc ông Tập bãi bỏ các giới hạn nhiệm kỳ trong hiến pháp cho phép ông ở lại nắm chức chủ tịch nước trọn đời. Nhưng liệu ông có thực sự sẽ ở lại sau khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2022 hay không bây giờ là một câu hỏi mở.
Do sự tập trung quyền lực trong hệ thống Trung Quốc, nhà lãnh đạo tối cao có tác động rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của xã hội, cũng như chính sách đối ngoại. Nếu một nhà lãnh đạo mới lên tiếp quản vào năm 2022 – hoặc thậm chí trước đó – thì kết quả rất có thể sẽ là việc tái thiết lập tất cả các ưu tiên chính sách của ông Tập, buộc phần còn lại của thế giới phải xem xét lại suy nghĩ của mình về Trung Quốc và vai trò toàn cầu của nó.
Trong kịch bản thứ ba, ông Tập bám chặt vào chiếc ghế của mình, nhưng nó bị rỗng dần và quyền lực được chuyển sang các phe phái cạnh tranh khác nhau. Một dàn xếp như vậy đã từng có tiền lệ. Sau khi Đại nhảy vọt, chiến dịch cuồng tín của Mao Trạch Đông trong giai đoạn 1958-62 nhằm “bắt kịp nước Anh trong mười năm”, giết chết 30 triệu nông dân, Mao bị buộc phải nghỉ hưu nhưng vẫn là lãnh đạo tối cao trên danh nghĩa. (Sau đó, ông ta trở lại, mở ra một thảm họa kéo dài một thập niên: Cuộc đại cách mạng văn hóa).
Giờ đây đã rõ ràng là chính trị và việc quản trị Trung Quốc sẽ không còn giống như trước khi COVID-19 bùng phát. Huyền thoại mà ông Tập và những người ủng hộ ông đã duy trì về ưu điểm của việc kiểm soát tập quyền đã bị phá hủy. Lời nói chia tay của bác sĩ Lý – “Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói” – sẽ vẫn khắc sâu trong tâm trí của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, những người đã tự nhận thấy rằng kiểm duyệt có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của chính họ.
Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19? |
Thông thường, một cơn bùng phát dịch bệnh, ngay cả khi được xử lý sai, cũng sẽ khó phá vỡ chế độ Trung Quốc. Trong bốn thập niên qua, ĐCSTQ đã vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng, từ thảm kịch Thiên An Môn năm 1989 và đại dịch SARS 2002-2003, đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Một số nhà phê bình chế độ từ lâu đã dự đoán sự sụp đổ sắp xảy ra của nó, để rồi được chứng minh là sai. Trước Chủ tịch Tập Cận Bình, phong cách quản trị của Trung Quốc mang tính thích nghi và phi tập trung, điều mà tôi gọi là “tùy cơ ứng biến có định hướng”. Ngoài ra, xã hội dân sự, bao gồm cả báo chí “lề trái”, đều mở rộng nhanh chóng.
Lần này thì khác. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã thắt chặt kiểm soát chính trị ở trong nước và khuếch trương tham vọng siêu cường ở nước ngoài. Những chính sách này đã khiến các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc lo lắng, các cường quốc phương Tây báo động, và gây ra căng thẳng gay gắt với Hoa Kỳ, tất cả những điều này đã góp phần làm kinh tế suy thoái nói chung.
Sự bùng phát COVID-19 bổ sung thêm một nguồn căng thẳng mới và không thể đoán trước cho các thách thức đang gia tăng của chế độ. Do dịch bệnh kéo dài, Trung Quốc sẽ phải vật lộn để mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh, đối diện những khó khăn kinh tế lớn hơn khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa, công nhân mất việc làm và lạm phát tăng. Mặc dù giới lãnh đạo Trung Quốc rất giỏi trong việc giải quyết một cuộc khủng hoảng tại một thời điểm nhất định, nhưng hiếm khi họ phải đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra gần như cùng lúc như vậy.
Trong một bài bình luận gần đây, Kevin Rudd, cựu thủ tướng Úc, hiện là chủ tịch Hội Châu Á, đã lập luận rằng “cuộc khủng hoảng, khi được giải quyết, sẽ không thay đổi cách Trung Quốc được cai trị trong tương lai”. Nhưng tiên lượng đó là quá lạc quan. Thật vậy, các vết nứt đã xuất hiện bên trong vai trò lãnh đạo tối cao của Tập Cận Bình.
Ví dụ, khi sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng giấu dịch ban đầu của chính phủ lên đến đỉnh điểm, ông Tập đã biến mất khỏi ánh mắt công chúng. Sau cuộc gặp với Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 28 tháng 1, ông đã không xuất hiện cho đến cuộc tiếp đón cấp nhà nước Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 5 tháng 2. Đối với một nhà lãnh đạo thường chiếm sóng tin tức của Trung Quốc mỗi ngày, sự vắng mặt của ông Tập trong bối cảnh hoảng loạn quốc gia trở nên nổi bật, khiến một số nhà quan sát Trung Quốc suy đoán rằng sự kiểm soát quyền lực của ông có thể đang gặp thách thức.
Nếu điều đó dường như là không tưởng thì chúng ta cần nhớ rằng những năm qua đã chứng kiến những sự kiện mà ít ai lường trước được. Chẳng hạn, có ai dự đoán được một ông trùm bất động sản Mỹ lại sẽ đối đầu với một thái tử đảng Trung Quốc trong một cuộc cạnh tranh siêu cường gây chấn động toàn cầu, hay Trung Quốc có thể thay Hoa Kỳ trở thành người bảo trợ cho toàn cầu hóa tư bản? Thời điểm bấp bênh hiện tại cũng có thể dẫn tới những thay đổi chính trị sâu sắc hơn.
Có ba khả năng nổi bật. Kịch bản cực đoan nhất, trường hợp xấu nhất là chế độ sụp đổ. Những người chỉ trích Trung Quốc chưa nên vội hả hê, bởi vì sự tan rã đột ngột của một chế độ độc đoán không nhất thiết dẫn đến dân chủ hóa; trong nhiều trường hợp, nó dẫn đến nội chiến, như chúng ta đã thấy ở Iraq sau khi Hoa Kỳ buộc phải loại bỏ Saddam Hussein, cũng như ở Libya thời hậu Qaddafi. Một cuộc đấu tranh quyền lực dữ dội trong nội bộ Trung Quốc sẽ là thảm họa đối với toàn thế giới.
May mắn thay, kịch bản này không thể xảy ra. Mặc dù Trung Quốc đang chịu áp lực chưa từng thấy, nền kinh tế của nước này vẫn không hoàn toàn đứng im. Như Shang-Jin Wei của Đại học Columbia đã chỉ ra, ngành công nghiệp thương mại điện tử phát triển cao của Trung Quốc cho phép cư dân nước này tiếp tục mua sắm tại nhà. Và trong khi hàng chục ngàn người Trung Quốc bị nhiễm virut và nhiều người khác đang tức giận với chính phủ, thì đại đa số dân chúng chưa đến mức tuyệt vọng.
Kịch bản thứ hai là một sự thay đổi trong lãnh đạo ở cấp cao nhất. Ông Tập không thể né tránh chỉ trích vì tạo ra phản ứng dữ dội đối với các chính sách kìm kẹp trong nước và các hành động xác quyết của mình ở nước ngoài, những điều vốn đã làm suy giảm sự ủng hộ dành cho ông ngay cả trước khi dịch COVID-19 bắt đầu. Với cái chết của Li Wenliang (Lý Văn Lượng), một bác sĩ bị chính quyền nhà nước khiển trách vì cảnh báo người dân về virus, những thất bại của phương pháp tiếp cận từ trên xuống của ông Tập đã được phơi trần. Tin tức về việc bác sĩ Lý qua đời đã tạo ra một cơn bão chỉ trích trên mạng đối với chính phủ, và việc ông Tập không xuất hiện trên tuyến đầu của cuộc chiến đã làm giảm uy tín của ông trong vai trò một nhà lãnh đạo vì dân.
Về nguyên tắc, việc ông Tập bãi bỏ các giới hạn nhiệm kỳ trong hiến pháp cho phép ông ở lại nắm chức chủ tịch nước trọn đời. Nhưng liệu ông có thực sự sẽ ở lại sau khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2022 hay không bây giờ là một câu hỏi mở.
Do sự tập trung quyền lực trong hệ thống Trung Quốc, nhà lãnh đạo tối cao có tác động rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của xã hội, cũng như chính sách đối ngoại. Nếu một nhà lãnh đạo mới lên tiếp quản vào năm 2022 – hoặc thậm chí trước đó – thì kết quả rất có thể sẽ là việc tái thiết lập tất cả các ưu tiên chính sách của ông Tập, buộc phần còn lại của thế giới phải xem xét lại suy nghĩ của mình về Trung Quốc và vai trò toàn cầu của nó.
Trong kịch bản thứ ba, ông Tập bám chặt vào chiếc ghế của mình, nhưng nó bị rỗng dần và quyền lực được chuyển sang các phe phái cạnh tranh khác nhau. Một dàn xếp như vậy đã từng có tiền lệ. Sau khi Đại nhảy vọt, chiến dịch cuồng tín của Mao Trạch Đông trong giai đoạn 1958-62 nhằm “bắt kịp nước Anh trong mười năm”, giết chết 30 triệu nông dân, Mao bị buộc phải nghỉ hưu nhưng vẫn là lãnh đạo tối cao trên danh nghĩa. (Sau đó, ông ta trở lại, mở ra một thảm họa kéo dài một thập niên: Cuộc đại cách mạng văn hóa).
Giờ đây đã rõ ràng là chính trị và việc quản trị Trung Quốc sẽ không còn giống như trước khi COVID-19 bùng phát. Huyền thoại mà ông Tập và những người ủng hộ ông đã duy trì về ưu điểm của việc kiểm soát tập quyền đã bị phá hủy. Lời nói chia tay của bác sĩ Lý – “Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói” – sẽ vẫn khắc sâu trong tâm trí của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, những người đã tự nhận thấy rằng kiểm duyệt có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của chính họ.
Yuen Yuen Ang
Nguồn: Yuen Yuen Ang, “Is Political Change Coming to China?”, Project Syndicate, 14/02/2020.
Biên dịch: Trần Hùng
Biên dịch: Trần Hùng
*Yuen Yuen Ang là giáo sư ngành Khoa học chính trị tại Đại học Michigan, Ann Arbor. Bà là tác giả của các cuốn sách How China Escaped the Poverty Trap và China’s Gilded Age (sắp xuất bản).
(Nghiên cứu Quốc tế)
Không có nhận xét nào