Ngày 10/3, ông Tập Cận Bình thị sát Vũ Hán, một bức ảnh hiếm hoi
“ngồi một mình” được lan truyền trên mạng. Có người cho rằng ông bị dịch
bệnh làm cho tâm lực tiều tụy, cũng có người nói là do đấu đá quyền lực
gây ra.
Ngày 10/3, ông Tập Cận Bình thị sát Vũ Hán, một bức ảnh hiếm hoi “ngồi một mình” được lan truyền trên mạng. (Ảnh cắt từ video) |
Ông Tập Cận Bình ngồi một mình
Khi
Đài Á Châu Tự do đăng bức ảnh này đã cho biết rằng ông Tập Cận Bình sợ
bị lây nhiễm nên khi nói chuyện với người dân đã giữ khoảng cách. Tuy
nhiên, ở một góc chụp khác, bức ảnh do người dân chộp được khoảnh khắc
ông Tập ngồi một mình lại khiến cho cư dân mạng có nhiều cách hiểu khác
nhau.
Cư dân mạng bình luận:
- Bức ảnh này chụp không tệ. Chụp được dáng vẻ của một người nắm quyền bị dịch bệnh làm cho tâm lực tiều tụy.
- Đột nhiên cảm thấy ông thật đáng thương, rốt cuộc ông sống vì điều gì?
- Căng thẳng, mệt mỏi, hoặc có lẽ có không biết làm sao.
- Vô địch là cô quạnh nhất.
- Người lãnh đạo không thể như thế này! Tôi rất nghi ngờ người này là thế thân!
- Bức ảnh đẹp nhất năm, bức ảnh trên trang bìa về đại quốc chống dịch.
- Cũng có người nói: Chắc là quá mệt vì đấu với kẻ thù chính trị đây?
Chính
quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), đàn áp
người “người thổi còi” tiết lộ tình hình dịch bệnh, sự bất mãn trong và
ngoài thể chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lên cao. Sau
khi ông Tập Cận Bình đến thị sát Vũ Hán cách đây vài ngày, những nghi
ngờ từ cả phe tả và phe hữu trong ĐCSTQ bao gồm cả Thái tử đảng đang bắt
đầu xuất hiện trên mạng.
Đằng sau chuyến thị sát Vũ Hán của ông Tập Cận Bình
Từ
ngày 6/3, một bài viết được lan truyền nhanh chóng trên mạng ký tên tác
giả “Nhậm Chí Cường”. Bài viết nghi ngờ trong phương diện dịch bệnh,
ĐCSTQ “có ý đồ dùng các loại thành tích vĩ đại để che giấu sự thật,
dường như từ sau phê chuẩn ngày 7/1 thì dịch bệnh này mới bắt đầu. Vậy
tháng 12 năm ngoái đã xảy ra chuyện gì? Vì sao không kịp thời công bố
thông tin? Vì sao lại xảy ra việc ngày 1/1 CCTV truy vấn tin tức 8 người
tung tin giả? Vì sao lại có ‘phê bình giáo dục’ người cảnh báo dịch
bệnh vào ngày 3/1? Vì sao lại có việc thông báo thông tin tình hình dịch
bệnh cho Mỹ vào vào 3/1? Vì sao lại không nhắc đến các nguy cơ đã xảy
ra trước ngày 7/1? Vì sao phê chuẩn ngày 7/1 lại không công bố ra xã
hội? Đến nay vẫn chưa công bố! Vì sao sau ngày 7/1 vẫn còn tiếp tục mở
các các loại đại hội toàn quốc tập trung đông người? Vì sao vẫn còn đi
thăm nước ngoài? Vì sao lại đánh trống mừng xuân ở Vân Nam? …”
“Nguyên
nhân dịch bệnh bùng phát có lẽ chưa được điều tra rõ, nhưng sau khi
dịch bệnh xuất hiện, chưa thể kịp thời khiến người dân biết tình hình,
lại có nguyên nhân ở ‘trên không có lệnh dưới không làm’. Cũng đồng thời
có nguyên nhân ở chỗ ‘truyền thông mang họ đảng’, không có tự do báo
chí và tự do ngôn luận, hiện nay lại thêm tội danh ‘mượn cơ hội tấn công
ác ý’ để trừng phạt nghiêm!”
“Hiện
thực có thể thấy được trong lần dịch bệnh này là, đảng đang duy hộ lợi
ích của đảng, quan đang duy hộ lợi ích của quan, quân lại chỉ đang duy
hộ vị trí hạt nhân và lợi ích của mình.” Trong thể chế này, ĐCSTQ không
công bố sự thật và chân tướng, ngược lại dùng phương thức chặn “tin
đồn”, hạn chế và ngăn chặn chân tướng lan truyền, nên mới tạo thành dịch
bệnh lây truyền không thể kiểm soát.
Ông
Nhậm Chí Cường là “Thái tử đảng” của ĐCSTQ, bố của ông là Nhậm Tuyền
Sinh từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thương mại. Mặc dù hiện giờ không thể
khẳng định bài viết nói trên xuất phát từ tay ông Nhậm, tuy nhiên đến
nay vẫn chưa thấy ông lộ diện bác tin đồn.
Cũng
là ngày 6/3, chuyên gia trong chế độ của ĐCSTQ, Chủ tịch Hiệp hội
Nghiên cứu Cải cách Hệ thống Kinh tế ĐCSTQ Chúc Tân Hoa, có bài viết
trên trang CaiXin, yêu cầu chính quyền coi trọng tác dụng của “người
thổi còi”.
Bài
viết nói, ĐCSTQ từ khi thành lập chính quyền đến nay đã trải qua “một
số thăng trầm”, chủ yếu là vì không lắng nghe và tiếp nhận “những cảnh
báo của những nhân sĩ trí thức” trong và ngoài đảng, cuối cùng tạo thành
sai lầm lớn trong lịch sử, bao gồm cả việc Bành Đức Hoài nghi ngờ “Đại
nhảy vọt” mà bị cách chức. Bài viết còn trích dẫn “gia pháp” (kỷ luật
đảng) của ĐCSTQ và chỉ ra, phàm nói những lời giả để che giấu sai lầm
nghiêm trọng, dung túng hoặc ép buộc cấp dưới nói lời giả, “đều buộc
phải trừng phạt theo kỷ luật đảng”.
Cái giá đắt khi tin vào những lời dối trá về dịch bệnh của ĐCSTQ
Cùng
với đó, Giáo sư nghỉ hưu của Đại học Dân tộc Trung ương Triệu Sĩ Lâm,
gần đây cũng đã gửi thư cho lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, nêu ra phê bình
sắc nhọn đối với nhân tố con người và vấn đề mang tính thể chế khiến
cho dịch bệnh lây lan mạnh, ông chỉ ra ông Tập Cận Bình cần gánh trách
nhiệm đầu tiên vì sai lầm trong ứng phó xử lý dịch bệnh. Nhân sĩ thuộc
phe dân chủ này đã viết hai bài “Canh Tý thượng thư”, công bố trên mạng
xã hội và nhận được hưởng ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên sau đó đã bị chính
quyền ngăn chặn hoàn toàn trên mạng ở Đại Lục.
Trước
đó, hồi đầu tháng Hai, Giáo sư Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận cũng
có bài viết với tiêu đề “Người dân phẫn nộ đã không còn sợ hãi” phê bình
“chế độ vô năng” chỉ chăm chăm chịu trách nhiệm với cấp trên, thậm chí
vì lòng riêng để “giữ Giang sơn” mà khiến muôn ngàn dân rơi hầm tai họa,
vậy cho nên nhân họa mới quá cả thiên tai. Hứa Chí Vĩnh, người phát
động Phong trào Công dân mới của Trung Quốc, cũng liên tiếp lên tiếng
yêu cầu các quan chức khiến dịch bệnh mất kiểm soát phải chịu trách
nhiệm, kêu gọi ông Tập Cận Bình ‘hạ đài’ để tạ tội.
Không
chỉ có vậy, ông Trương Duy Vi, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc –
Đại học Phúc Đán, người được coi là văn nhân cánh tả của ĐCSTQ cũng
từng có bài biết bày tỏ bất bình thay cho “người thổi còi” Lý Văn Lượng,
và phê bình quan chức ĐCSTQ nói lời giả dối.
Cái chết của BS Lý Văn Lượng và việc “duy trì sự ổn định” của ĐCSTQ
Hôm
15/2, Tạp chí Cầu thị của ĐCSTQ đăng bài viết nói, ngày 7/1, ông Tập
Cận Bình triệu tập Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị, và “đề xuất yêu cầu”
đối với công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Ngày 23/2, ĐCSTQ
tổ chức hội nghị truyền hình với 170.000 người tham gia, tại hội nghị,
ông Tập nhắc lại cách nói “từ ngày 7/1 đến nay”, sau đó truyền thông nhà
nước nhiều lần nhắc lại cách nói “ngày 7/1”.
Bài
bình luận trên Đài Phát thanh Quốc tế Pháp cho rằng, theo lý mà nói, là
Tổng Bí thư, tức có quyền điều khiển bộ máy tuyên truyền to lớn, cơ bản
không cần bản thân phải bước ra không ngừng lải nhải, dùng nhân xưng
ngôi thứ nhất giải thích đi giải thích lại, từ khoảng thời gian mang
tính dấu mốc – ngày 7/1, “tôi” đã làm gì gì đó, “tôi” triệu tập bao
nhiêu lần hội nghị chuyên nghiên cứu về tình hình dịch bệnh, tình trạng
này rất hiếm xảy ra ở những lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập. Đằng sau
điều này rốt cuộc là đã xảy ra vấn đề gì?
Nhân
sĩ quan sát cho rằng suy đoán hợp lý về tình trạng này là: lần dịch
bệnh này đã làm tăng thêm mâu thuẫn nội bộ của ĐCSTQ. Ông Tập đã bị cô
lập trong đảng, áp lực nội bộ to lớn. Trong nội bộ ĐCSTQ, ông Tập đã trở
thành “người cô đơn”. Các quan chức đã phổ biến nhìn thấy rõ sự thực
con thuyền ĐCSTQ sắp chìm, cũng đã nhìn thấy hành vi cố gắng bảo vệ đảng
của ông Tập là vô dụng và rất ngốc nghếch.
Trí Đạt
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào