Dưới đây là bài bình luận của
Brian Cates đăng trên The Epoch Times về mối quan hệ giữa chiến lược
“Một vành đai – Một con đường” của ĐCSTQ với tình hình đại dịch viêm
phổi Vũ Hán đang bùng phát khắp thế giới. Liệu chúng có gì liên quan đến
nhau?
(Ảnh: Shutterstock) |
Trong
khi cả thế giới đang vật lộn để đối phó với hậu quả của virus Trung
Cộng, Ý đã trở thành một trong những nơi chết chóc nhất khi số người
chết do virus ở Ý hiện tại đã vượt quá con số chính thức do các quan
chức của ĐCSTQ đưa ra.
Tính
đến 29/3, Trung Quốc thừa nhận có tổng cộng 3.300 người chết vì dịch
bệnh, trong khi số người tử vong ở Ý vượt xa với hơn 10.000 trường hợp,
và con số này còn tiếp tục tăng nhanh.
Một
nước khác cũng đang chịu tổn thất nặng nề là Iran, với 2.517 người
chết. Giống như Trung Quốc, nhiều người tin rằng số liệu của Iran không
phải số liệu thật. Tây Ban Nha và Pháp cũng bị ảnh hưởng nặng, với lần
lượt 5.982 và 2.314 người chết.
Nhìn
vào những con số trên, nhiều người hẳn đã có suy nghĩ rằng số liệu do
ĐCSTQ và Iran công bố có thể thấp hơn nhiều lần so với thực tế, bởi các
chính quyền độc tài này thường che giấu thông tin.
Vậy một câu hỏi đặt ra, tại sao Ý lại có số ca tử vong cao như vậy?
Vì sao là Ý?
Đã
có nhiều suy đoán và bình luận về việc này, theo đó các giả thuyết đặt
ra hầu như tập trung quanh việc Ý có tỷ lệ dân số già cao, hay về chất
lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Trên
thực tế, lý do then chốt khiến Ý rơi vào tình trạng khốn đốn trong đại
dịch như hiện nay không phải vì dân số già hoặc chế độ chăm sóc sức khoẻ
không đạt chuẩn, mà nó có thể tóm gọn trong một từ: Toàn Cầu Hoá.
Tầng lớp chính trị tinh hoa của Ý đã phạm phải hai sai lầm chủ yếu.
Sai
lầm thứ nhất là cho phép số lượng khổng lồ người Trung Quốc di dân vào
Ý. Hiện nay, ước chừng có ít nhất 320.000 người Trung Quốc sinh sống ở
Ý, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, nơi dịch bệnh bùng phát tồi tệ
nhất. (Con số chính thức về lượng người Trung Quốc tại Ý có thể cao hơn
nhiều do nạn buôn lậu người bất hợp pháp).
Sai
lầm thứ hai là tham gia vào thỏa thuận kinh tế với ĐCSTQ, gọi là “Sáng
kiến Vành đai và Con đường” (BRI, còn được gọi là “Một Vành đai, Một Con
đường”). ĐCSTQ đã sử dụng chính sách kinh tế này tại những quốc gia như
Ý để đối đầu lại với Mỹ và nhằm mục tiêu thống trị thế giới.
Trong
một bài báo xuất bản hồi tháng Một với tựa đề “Sáng kiến Vành đai và
Con đường vĩ đại của Trung Quốc,” Uỷ ban Đối ngoại Ý đã viết:
“Sáng
kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, đôi khi được nhắc tới là Con
đường Tơ lụa mới, là một trong những dự án hạ tầng tham vọng nhất từng
được tạo ra. Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt đầu dự án này từ năm 2013, nó
là bộ sưu tập khổng lồ của các sáng kiến về phát triển và đầu tư kéo dài
từ Đông Á tới châu Âu nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của
Trung Quốc.”
Mở cửa cho đại dịch
Ngày
20/3, phóng viên Tracy Beanz đăng một bài báo có tựa đề “Vì sao là nước
Ý?” trên trang tin tức điều tra UncoverDC.com với lý giải sâu sắc vì
sao Ý nhanh chóng trở thành nước bị tổn thương nhất thế giới bởi virus
Trung Cộng và những tác động tàn phá của nó.
Trong
bài báo, bà Beanz trích dẫn nhiều tin bài từ những năm trước, khi dòng
di dân khổng lồ kéo dài nhiều thập kỷ từ Trung Quốc sang Ý lại được nhìn
nhận ở phương diện tích cực nhất, ví dụ như bài báo xuất hiện trên tờ
Thời báo New York tháng Chín 2010 với nhan đề “Người Trung Quốc đã làm
lại nhãn hiệu ‘Sản xuất tại Italia’ (Made in Italy).”
Và chính xác vào một năm trước, thoả thuận kinh tế BRI đã được chính phủ Ý thông qua lần cuối.
Hiện nay, một tên gọi chính xác hơn dành cho chính sách này có lẽ sẽ là “Một Vành đai, Một Con đường… Một con Virus.”
Đại
dịch virus Trung Cộng đã khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới phải đánh
giá lại quan hệ của họ với ĐCSTQ cả về kinh tế lẫn ngoại giao.
Thế giới đang thức tỉnh trước mối đe dọa toàn cầu của ĐCSTQ
Đại
dịch đã thức tỉnh nhiều người về mối đe dọa trực tiếp và hết sức thực
tại của việc phụ thuộc vào chế độ Bắc Kinh dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ
đối với những sản phẩm dịch vụ thiết yếu như thiết bị y tế, thuốc men,
và những mặt hàng điện tử chủ yếu.
Trong
những thập kỷ qua, giới tinh hoa chính trị trên thế giới dường như đã
bị thuyết phục bởi những lợi ích mà toàn cầu hoá mang lại, coi đó như
con đường tất yếu của tương lai. Tuy nhiên, song hành với nó là những
mối đe dọa và cạm bẫy khi nhiều quốc gia để cho một nước mà rất có thể
là một thế lực nước ngoài thù địch, nắm trong tay việc cung cấp hạ tầng
cơ sở y tế và quốc phòng của quốc gia họ.
Trước
khi đại dịch bùng phát, trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã thể hiện rõ
thái độ bất hảo trên nhiều khía cạnh, khiến bất cứ nhà lãnh đạo có trách
nhiệm nào cũng phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về chính sách thuê
Trung Quốc sản xuất cho những cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước.
Thượng
nghị sĩ Josh Hawley và Tom Colton cùng nhiều nhà lập pháp khác đã làm
việc không mệt mỏi để chỉ ra mối đe dọa hiện hữu của hoạt động gián điệp
và ăn cắp công nghệ tràn lan của ĐCSTQ, và rằng tại sao việc để Huawei
phát triển công nghệ 5G là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc
gia của Mỹ.
Năm
ngoái, trước việc ĐCSTQ xử lý tàn bạo vấn đề người biểu tình Hồng Kông,
theo sau là sự tự kiểm duyệt trắng trợn của NBA, cùng với việc phát
giác những nhà tù khổng lồ giam giữ người Ngô Duy Nhĩ, chính quyền Tổng
thống Donald Trump đã có đủ lý do để tìm cách tách khỏi sự phụ thuộc vào
Trung Quốc về kinh tế và hạ tầng cơ sở.
Thậm
chí một số thành viên đảng Dân chủ từng đứng đầu trong hàng ngũ những
người theo thuyết toàn cầu của chính quyền Bush và Obama nhiều năm qua,
cũng đã đồng ý cần tránh xa ĐCSTQ khi nó liên quan tới hạ tầng cơ sở
quan trọng của nước Mỹ.
Sự thật lộ rõ: Đảng Cộng sản Trung Quốc là thế lực thù địch nước ngoài
Nếu
chính phủ toàn trị hiện tại của Trung Quốc thành thật với phần còn lại
của thế giới từ tháng 12 năm ngoái, virus có thể đã được ngăn chặn từ
trong Trung Quốc.
Tuy
nhiên, tới giữa tháng Một, ĐCSTQ vẫn còn dối trá với Tổ chức Y tế Thế
giới, thành ra chính quyền ông Trump cũng không nhận được thông tin chân
thực. Thay vào đó, nhà cầm quyền Trung Quốc tìm mọi cách che giấu sự
thật, bắt bớ và bỏ tù các bác sĩ và những người đã tiết lộ tình hình
thực sự.
Chính
quyền ĐCSTQ sau đó đã tiến hành chiến dịch “tẩy trắng thông tin” khi cố
tình làm sai lệch về nguồn gốc của virus ở Trung Quốc.
Đây
không phải là những hành động của một chính phủ thiện chí. Chúng chắc
chắn không phải là hành động của một đối tác kinh doanh đáng tin cậy.
ĐCSTQ
là một thế lực thù địch nước ngoài, và đã quá lâu rồi mà không có chính
phủ nào trên thế giới nhìn nhận và đối đãi lại chính quyền này theo
đúng bản chất của họ như vậy.
Brian Cates
Không có nhận xét nào